Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên phố nối tỉnh hưng yên (Trang 72 - 77)

- Khó khăn: Phần lớn kinh tế thu nhập của nhân dân toàn huyện là từ

T in VL HH SH KC NV LS ĐL AV ổng số

2.4.7. Đánh giá chung về thực trạng

Trong điều kiện KT - XH hiện nay cịn khó khăn, đầu tư cho giáo dục nói chung, giáo dục thường xuyên còn rất hạn chế nhưng TTGDTX Phố Nối đã có nhiều cố gắng trong việc tiết kiệm nguồn ngân sách, từng bước nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo đủ phòng học với trang thiết bị cần thiết đảm bảo tạo cho

người học những điều kiện tốt nhất. Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho thị trường lao động trong và ngoài huyện.

2.4.7.1. Đánh giá những mặt mạnh và thuận lợi

- Có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta, có sự chỉ đạo của Bộ GDĐT về lĩnh vực GDHN, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GDĐT Hưng Yên.

- Mặc dù công tác GDHN chưa phải là hoạt động giáo dục bắt buộc nhưng CBQL trung tâm đã chủ động chỉ đạo, phân công GV tham gia hoạt động GDHN cho HS nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 33/CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 và Quy chế về tổ chức và hoạt động của TTGDTX.

- Đội ngũ GV tham gia hoạt động GDHN tại TTGDTX Phố Nối rất nhiệt tình, cố gắng, giành nhiều tâm sức cho công tác HN nên bước đầu hoạt động GDHN ở Trung tâm đã đi vào nề nếp.

2.4.7.2. Những mặt hạn chế, tồn tại

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tạo ra những chuyển biến tích cực trong cơng tác GDHN cho HV tại TTGDTX Phố Nối, nhưng trong thực tế việc quản lý cơng tác này vẫn đang cịn nhiều mặt hạn chế tồn tại cụ thể:

- Hoạt động GDHN chưa được coi là hoạt động mang tính bắt buộc ở các TTGDTX, nên Sở GDĐT chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát; một số CBQL trung tâm chưa có ý thức trách nhiệm trong cơng tác HN nên chưa triển khai thực hiện. Nhiều CBQL khơng nhận thức đúng về vai trị của công tác này; sự chỉ đạo về công tác tuyên truyền cho hoạt động HN chưa tốt nên nhiều trường phổ thông, HS, cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng đắn và chưa đầy đủ về công tác HN. Sự phối hợp giữa trung tâm với các trường THPT trong công tác HN chưa chặt chẽ.

- Sở chưa bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác GDHN giống như các bộ mơn khác; chưa trang bị phịng tư vấn với các thiết bị đồng bộ.

- Năng lực CBQL, GV làm cơng tác GDHN của trung tâm cịn hạn chế. Việc chỉ đạo để tăng cường sự phối hợp giữa các hoạt động GDHN giữa các

trung tâm chưa chặt chẽ, chưa hỗ trợ cho nhau. Chưa kết hợp tốt việc dạy nghề phổ thông với sinh hoạt hướng nghiệp.

- Kinh phí dành cho các trung tâm nói chung, cho cơng tác TVHN nói riêng cịn thấp. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động HN còn rất thiếu thốn.

2.4.7.3. Nguyên nhân của các hạn chế và bất cập:

- Yếu tố tâm lý - xã hội: Đa số các bậc phụ huynh và học sinh đều suy nghĩ và coi con đường học đại học là hướng duy nhất có tương lai để lập thân, lập nghiệp. Tâm lý học để đi thi, học để làm bàn giấy, khơng thích làm thợ, làm cơng nhân cịn nặng nề trong nhân dân, đặc biệt là trong HV và cha mẹ học viên. Tâm lý sính bằng cấp cịn nặng nề trong xã hội. Đa số HS sau khi tốt nghiệp THPT không muốn vào học các trường TCCN và các cơ sở đào tạo nghề vì sau khi ra trường khó có triển vọng tìm việc làm và có thu nhập thấp. Sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử giữa đào tạo nghề với GDĐH còn nặng nề. Các cấp Đảng, chính quyền và tồn xã hội chưa nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của đào tạo nghề đối với sự phát triển KT-XH của đất nước. Vì vậy, các trường TCCN, CNKT, các cơ sở dạy nghề bị xem nhẹ.

- Nhận thức của một số CBQL và về công tác HN cũng chưa đúng đắn, đầy đủ.Vì vậy, việc tổ chức hoạt động GDHN cho HV sau khi tốt nghiệp phổ thông vẫn chưa thực sự được coi trọng.

- Hệ thống chính sách cho hoạt động GDHN từ biên chế, tổ chức, hành lang pháp lý, thi đua khen thưởng, tài chính...cịn thiếu.

- Việc chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động GDHN cho HV BTTHPT còn thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ như: Đào tạo giáo viên chưa đi trước một bước; tài liệu để bồi dưỡng giáo viên cịn ít, nội dung tài liệu cịn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn. CB, GV làm công tác HN tại các trung tâm thiếu sự đào tạo chính quy, liên tục và có hệ thống; thiếu đội ngũ giáo viên chuyên trách về HN. Cơ sở vật chất, nguồn tài chính và những trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDHN (đặc biệt là phần mềm HN) chưa được chú ý đầu tư ...

- Sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo đến chất lượng đào tạo ở các cấp học nên không đáp ứng được yêu cầu tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế quốc dân. Nhà nước chưa có một chiến lược và quy hoạch phát triển GDĐT với kế hoạch hoá nguồn nhân lực dài hạn đủ căn cứ khoa học. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực còn chưa cụ thể, chi tiết, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu trong việc đào tạo và tuyển dụng.

- Thế giới nghề nghiệp thì đa dạng, phong phú, đầy biến động, do vậy việc cập nhật thông tin về nghề nghiệp,về thị trường lao động... là rất khó khăn. Các GV tham gia hoạt động GDHN luôn thiếu thông tin về các lĩnh vực sản xuất trong nước đang có xu thế phát triển, những chương trình kinh tế xã hội của quốc gia, những dự án liên doanh liên kết sản xuất, kinh doanh với nước ngồi...Việc cung cấp các thơng tin về thị trường lao động - đào tạo không đơn thuần là cho biết thông tin thông thường dưới dạng tình hình phát triển KT-XH mà cịn bao gồm cả việc nghiên cứu các quan hệ giữa đào tạo và việc làm, các động thái và tiến hoá trong quan hệ giữa hai hệ thống này còn chưa được sâu sắc. Các đặc tính của cơng việc làm, của hoạt động chuyên môn, các điều kiện hành nghề, các năng lực cần vận dụng, các kết quả mong đợi. Tất cả các mặt ấy đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật thông tin mà hiện nay các thông tin này không được thường xuyên và còn rất nghèo nàn.

- Việc chỉ đạo, kiểm tra nắm bắt ý kiến phản hồi, điều chỉnh kế hoạch chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn cấp trên đối với các trung tâm cịn ở mức chưa cao.

Tóm lại, hoạt động GDHN còn quá mới mẻ, sự chuẩn bị về mọi mặt chưa thật chu đáo nên việc tiến hành các hoạt động GDHN cho HV TTGDTX Phố Nối cịn gặp nhiều khó khăn.

Kết luận chương 2

Nhìn chung, đội ngũ CBQL TTGDTX Phố Nối đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý nhà trường và tổ chức, quản lý HĐGDHN theo yêu cầu nhiệm vụ

của nhà trường và của ngành GDĐT đề ra. Tuy nhiên, do đội ngũ CBQL trung tâm chưa được trang bị đầy đủ những nội dung yêu cầu của hoạt động GDHN nên việc quản lý, chỉ đạo hoạt động này chưa đầy đủ và thiếu tính tồn diện, nặng về quản lý hành chính sự vụ, theo kinh nghiệm chủ nghĩa, thiếu cơ sở khoa học quản lý theo mục tiêu.

Qua phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động GDHN cho HV tại TTGDTX Phố Nối chúng ta thấy được mâu thuẫn chủ yếu trong hoạt động GDHN cho học viên là: Mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu phân hóa hợp lý lực lượng lao động kỹ thuật ở các trình độ cao, thấp khác nhau với một bên là yếu tố tâm lý và nhận thức của tồn xã hội cịn chưa đầy đủ về việc lựa chọn ngành nghề của HS; Mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác HN nhằm góp phần phân luồng hợp lý HS sau tốt nghiệp THCS và THPT với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật và trình độ của đội ngũ làm cơng tác HN; Mâu thuẫn giữa một bên là địi hỏi của xã hội về đẩy mạnh hoạt động GDHN với cơ chế, chính sách cho cơng tác HN chưa cụ thể, chưa phù hợp. Cùng với nó là các yếu tố về kinh tế, giáo dục và những chính sách bất hợp lý trong GDĐT hiện nay.

Từ cơ sở lý luận và thực trạng trên, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trung tâm GDTX Phố Nối, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên phố nối tỉnh hưng yên (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)