2006 2007 4M 06 4M 07 4M-08 Tổng thu nhập từ xuất
4.3.2. Chính sách tài khóa mở rộng:
Trong bối cảnh nền kinh tế lâm vào suy thoái, để vực dậy nền kinh tế rất nhiều nước đã chọn giải pháp tăng chi tiêu và đầu tư công. Thực tế cho thấy đây là giải pháp đem lại ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực nhất đối với một nền kinh tế đang bị tổn
AD’ ’ AD P SARS P ’ P LRAS GDP
thương, đồng thời qua việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng chúng ta còn có thể điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế theo hướng hợp lý, đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững sau này. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng như thế nào để mang lại hiệu quả mong muốn lại là một vấn đề cần phải xem xét thật kỹ lưỡng. k thôn lên thành phố làm việc phải quay trở về quê do không có việc làm. Để tạo thêm nhiều việc làm cho khu vực nông thôn, Chính phủ nên có những chính sách ưu đãi về lãi suất cho nông dân vay mua thiết bị vật tư nông nghiệp, cải tiến và phát triển sản xuất. Tại các thành phố, Chính phủ nên đầu tư xây dựng các khu nhà ở giá rẻ cho công nhân và những người có thu nhập thấp xung quanh các khu công nghiệp. Đồng thời, mở các cơ sở dạy nghề với phí hỗ trợ giúp lao động tìm được việc làm phù hợp thay thế công việc cũ, tăng thu nhập của người dân thì tiêu dùng cũng tăng theo khi đó các chính sách kích cầu mới thực sự hiệu quả. Chính phủ cũng nên có những chính sách ưu đãi về thuế với những dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhà ở dành cho sinh viên, học viên các cơ sở đào tạo. Đầu tư Nhà nước cần hướng vào phát triển con người, đầu tư mạnh vào giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua đó người lao động có việc làm, có thu nhập thì mới có thể phát triển bền vững thị trường trong nước. Nhà nước chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà khu vực ngoài nhà nước không muốn đầu tư, không được phép đầu tư hay không đủ tiềm lực để đầu tư. Đối với đầu tư Nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước cần phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng đầu tư ồ ạt, tràn lan, kém hiệu quả, rủi ro cao và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, thiếu bình đẳng.
Các chính sách kích cầu cần ưu tiên cho những doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để sản xuất ra các sản phẩm không chỉ hướng đến xuất khẩu mà còn có khả năng phát triển thị trường tiêu thụ nội địa nhằm tạo cho doanh nghiệp thế chủ động nhất là trong bối cảnh thị trường thế giới khó khăn do suy giảm kinh tế. Chính phủ cũng nên điều chỉnh lại mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu, chúng ta không nên tăng cường xuất khẩu bằng mọi giá, xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, nông thủy sản sơ chế có giá trị thấp, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường quốc tế. Cần phải mạnh dạn cơ cấu lại xuất khẩu, các mặt hàng và thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Việt Nam, chú ý nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới.
Chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho các gói giải pháp kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế phát triển là một giải cấp bách cần thực hiện để cứu lấy nền kinh tế, nhưng mức độ tác động của gói chính sách này tới đâu và những hệ quả của chính sách đối với sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế vẫn chưa biết chắc chắn được. Nguồn vốn để thực hiện các gói kích cầu có thể được tài trợ từ NSNN, phát hành trái phiếu, miễn giảm thuế, quỹ dự phòng hoặc quỹ dự trữ ngoại hối…Dù lấy từ nguồn nào thì quy mô chi ngân sách của nước ta hiện nay cũng đã nhiều hơn rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới (Bảng 4.4). Nhất là trong tình hình khủng hoảng kinh tế đã làm nguồn thu ngân sách của chúng ta giảm đáng kể thì việc Chính phủ phải chi tiêu nhiều hơn sẽ làm ảnh hưởng đến sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế trong tương lai.
Bảng 4.4 So Sánh Quốc Tế: Quy Mô Chi Ngân Sách (%GDP)
Nguồn: ADB (2007) Theo nhiều dự báo mới nhất, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta năm 2009 chỉ đạt khoảng 5-6% (giảm từ 0,5%-1,5% so với mức Quốc hội thông qua. Trong đó, giá trị sản lượng công nghiệp giảm, giá trị các mặt hàng nông sản giảm mạnh (cà phê 50%, cao su 55%, gạo 60%...), sản lượng ô tô tiêu thụ cũng giảm tới 34% đã làm lượng thuế thu được giảm rõ rệt. Xuất khẩu dầu thô vốn là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn (hơn 20%) trong tổng thu ngân sách nhà nước (Hình 4.12)nhưng dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu dầu thô đã liên tục rớt giá từ 140USD/ thùng xuống chỉ còn 40-50 USD/ thùng (giảm khoảng 20% so với giá dự toán) dự tính sẽ làm giảm đi 6% tổng thu ngân sách. Hơn nữa, thuế là nguồn thu chính của nhà nước cũng giảm
đi đáng kể thông qua việc thực thi các chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp để kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Tất cả những nguyên nhân trên sẽ khiến nguồn thu ngân sách của chúng ta năm 2009 phải hao hụt một lượng lớn. Những năm qua để đối phó với những biến cố của nền kinh tế, nước ta liên tục phải chi một khoản lớn từ NSNN cho đầu tư và phát triển, giải quyết hậu quả của thiên tai, dịch bệnh xảy ra trong nước…Theo dự toán của Bộ tài chính, bội chi ngân sách của Việt Nam qua các năm 2007, 2008 khoảng chừng 5% GDP và thường được bù đắp bởi các khoản vay từ nước ngoài hay vay nợ trong nước.
Hình 4.12 Cơ Cấu Nguồn Thu Ngân Sách (%GDP), 1998-2008
Nguồn: IMF Năm nay, tình hình kinh tế thế giới khó khăn, hơn nữa Nhật lại tạm ngừng cấp vốn ODA cho nước ta nên việc bù đắp bội chi ngân sách bằng vay nợ nước ngoài là khó thực hiện được. Điều này đồng nghĩa với thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong năm nay sẽ rất cao nếu như chúng ta không tìm ra giải pháp bù lại khoản vốn khổng lồ cho các gói kích cầu trong nước. Thâm hụt ngân sách nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế và song hành cùng với thâm hụt ngân sách luôn là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy còn bất đồng về con số chính xác song nhiều nhà kinh tế trên thế giới đã thống nhất rằng mức chi tiêu Chính phủ tối ưu với tăng trưởng kinh tế là
khoảng 15-25% giá trị GDP. Rõ ràng quy mô chi tiêu của Chính phủ ta trong gói kích cầu lần này ( khoảng 30% GDP) là một khoản chi khá lớn. Cái giá phải trả để phục hồi nền kinh tế vẫn chưa lường trước được. Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan cần phải cắt giảm đi những khoản chi tiêu không cần thiết, sử dụng thật hợp lý và hiệu quả nguồn vốn kích cầu nhằm làm giảm những tác động phụ của chính sách tới sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế.
Hình 4.13 Thâm Hụt Ngân Sách và Tăng Trưởng Kinh Tế năm 1998-2008.
Nguồn IMF Như đã nói ở phần trên, việc giảm, giãn hoặc miễn thuế cho một số đối tượng cũng nằm trong gói giải pháp kích cầu thông qua việc mở rộng tiền tệ qua thuế. Quá trình thực thi chính sách này cũng gặp khó khăn do việc xác định đúng đối tượng thụ hưởng ưu đãi từ chính sách rất nhiều thủ tục, mất thời gian, dễ gây sự bất đồng, thiếu niềm tin vào sự công tâm của của các cơ quan đại diện thực thi chính sách của Chính phủ. Hơn nữa, tổng nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp của nước ta hiện nay không nhiều chỉ khoảng 100 tỷ đồng, do vậy lượng thuế mà các doanh nghiệp được miễn, giảm hay trả chậm sẽ không nhiều. Chính sách giãn thuế thu nhập đến nửa đầu năm 2009 là thích hợp trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên để chính sách này mang lại hiệu quả tích cực rõ ràng hơn, Chính phủ nên miễn thuế thu nhập thay vì giãn thuế cho đến hết năm 2009. Mặc dù, chính sách ưu đãi về thuế có thể thúc đẩy người tiêu dùng
và các doanh nghiệp chi tiêu nhiều hơn, tăng cường đầu tư trong nước nhưng trong tình hình bội chi ngân sách như hiện nay, việc thực thi các chính sách ưu đãi về thuế cũng sẽ ảnh hưởng đến các khoản chi ngân sách khác và làm hạn chế tác động của gói kích cầu.