Khủng hoảng ngân hàng ( Banking Crisis)

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kinh tế nông lâm phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế việt nam (Trang 35)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2.2. Khủng hoảng ngân hàng ( Banking Crisis)

Khủng hoảng ngân hàng là trạng thái theo đó các ngân hàng lâm vào tình trạng rút tiền ồ ạt và bị phá sản. Các ngân hàng buộc phải dừng việc thanh toán các cam kết của mình, hoặc để tránh tình trạng này nhà nước phải can thiệp bằng các biện pháp hỗ trợ đặc biệt. Khủng hoảng ngân hàng có thể bùng phát tại một ngân hàng và lan ra toàn bộ hệ thống.

Lý thuyết phân tích khủng hoảng ngân hàng

Trước thập niên 70, thế giới chỉ xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng vào diện rộng vào những năm 1929- 1933. Nhưng từ thập niên 70 trở lại đây, khủng hoảng ngân hàng theo kiểu dây chuyền đã xảy ra ở rất nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển, đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Đặc biệt là tại Châu

Mỹ Latinh, khủng hoảng tài chính- ngân hàng đã xảy ra đôi ba lần ở cùng một quốc gia ( hai lần ở Brazil, Venezuela và Chile; ba lần ở Argentina, Costa Rica và Mexico). Khủng hoảng còn xảy ra ở Đông Á năm 1997, ngân hàng của nhiều nước Châu phi cũng lâm vào tình trạng tương tự.

Đặc trưng của khủng hoảng ngân hàng là hiện tượng rút tiền ồ ạt ra khỏi các ngân hàng gây nên tình trạng mất khả năng thanh toán cục bộ và có thể lan rộng sang các ngân hàng khác. Đã có nhiều cách lý giải cho hiện tượng này, (Kindleberger-1978, Diamond và Dybvid- 1983) cho rằng nguyên nhân có thể do thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và người gửi tiền hoặc có thể do kết quả của “ sự kích động tâm lý của đám đông hỗn loạn”. Các lý thuyết giải thích hiện tượng rút tiền ồ ạt xuất phát từ yếu tố tâm lý cho rằng, mỗi người gửi tiền sẽ rút vốn khỏi ngân hàng khi nghĩ những người gửi tiền khác đang rút vốn, thậm chí khi ngân hàng của họ không có bất cứ vấn đề nào trong bảng cân đối tài sản.

Một hình thức lan truyền khác được đề cập đến trong nghiên cứu của Diamond và Rajan (2002) giả định rằng các ngân hàng có một cơ chế chung về thanh khoản. Sự sụp đổ của ngân hàng sẽ tạo ra những hạn chế về thanh khoản, từ đó gây nên những hạn chế về khả năng thanh toán và có thể dẫn đến sự suy sụp của một loạt các ngân hàng, thậm chí khi không có bất cứ một thông tin hoặc liên kết nào giữa các ngân hàng. Các yếu tố vĩ mô có thể trở thành những yếu tố quan trọng gây nên sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, trong nhiều trường hợp sự can thiệp sớm một cách thiếu tổng thể của Chính phủ làm cho sự suy sụp ở mức độ nhỏ trở thành khủng hoảng ngân hàng. Chẳng hạn, các biện pháp chính sách nhất thời có thể gây sự hiểu lầm cho người gửi tiền gây nên việc rút tiền ồ ạt và dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn bộ.

Nguyên nhân phát sinh khủng hoảng ngân hàng không chỉ xuất phát từ các yếu tố nội sinh mà đôi khi các yếu tố kinh tế bên ngoài cũng đóng vai trò rất quan trọng. Điển hình là các cuộc khủng hoảng ngân hàng đầu thập niên 80 tại các nước đang phát triển chủ yếu là do giá dầu biến động và một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác ở các nước này giảm sút, ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Trả nợ nhiều và trả lãi tiền vay cao cho các nước phát triển cũng góp phần tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng ngân hàng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kinh tế nông lâm phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w