CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm kinh tế ở Việt Nam
AS
Y Nguồn: Macroeconomics, Blanchard
AD E P2 P1 GDP AD 2 AD1 SRAS1 SRAS2 LRAS P
Từ cuối năm 2008 đến nay, nền kinh tế Việt Nam liên tục xuất hiện những dấu hiệu của suy thoái kinh tế. Trước hết là sự giảm sút kim ngạch xuất nhập khẩu, giảm nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, xu hướng tụt dốc của chứng khoán, những khó khăn của cán cân thanh toán quốc tế.. Nền kinh tế vừa mới thoát khỏi tình trạng lạm phát cao, chứa đựng trong nó nhiều bất ổn vĩ mô nay lại phải chống chọi với nguy cơ khủng hoảng kinh tế cận kề, đó là thách thức lớn với Việt Nam. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó khăn hiện nay của nước ta là do tác động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn biến rất phức tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra từ Mỹ, trung tâm tài chính hùng mạnh nhất thế giới đang tiếp tục lan rộng và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia, đặc biệt là những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài. Nhật, Mỹ và các nước EU đã lần lượt tuyên bố rơi vào suy thoái, dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như giá trị GDP của nhiều nước rất ảm đạm. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam đang cố gắng mở cửa nền kinh tế, hội nhập sâu và rộng, tham gia nhiều hơn vào thương mại quốc tế ( xuất khẩu chiếm 70% GDP, FDI và ODA chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư xã hội). Vì thế, những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến Việt Nam là không nhỏ. Do kinh tế suy giảm dẫn đến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của các nước là bạn hàng thường xuyên của Việt Nam giảm sút gây khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong việc tìm đầu ra, từ đó ảnh hưởng đến cán cân thương mại của nước ta. Sản xuất trì trệ, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được làm nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất phải tạm ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, giảm biên chế, sa thải công nhân và làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp. Hàng loạt các ngân hàng và công ty tài chính ở Mỹ sụp đổ trong một thời gian ngắn, kéo theo đó là tình trạng khan hiếm nguồn vốn và tín dụng ở rất nhiều các định chế tài chính ở nhiều quốc gia, các ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản do sự rút vốn ồ ạt từ phía các nhà đầu tư đã làm lượng vốn FDI, FII vào Việt Nam giảm đi thấy rõ. Hệ thống tài chính Việt Nam chưa hội nhập sâu vào hệ thống tài chính toàn cầu nên mức độ chịu ảnh hưởng của cơn bão tài chính lần này không nhiều bằng các quốc gia có mức độ hội nhập sâu rộng khác. Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý của cả nhà đầu tư và người tiêu dùng mà hệ thống tài chính nước ta cũng sẽ gặp trở ngại trong việc huy động vốn vay cho
các cơ sở sản xuất, duy trì tỉ lệ dự trữ bắt buộc hay giữ cho tỉ giá hối đoái ở mức phù hợp với tình hình phức tạp hiện nay.