8. Cấu trúc luận văn
1.3. Quản lý công tác học sinh, sinh viên
1.3.7. Những yêu cầu của công tác QLSV trong bối cảnh đổi mớ
đại học
Ngày 09/4/2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định số 2837/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt chương trình cơng tác HSSV trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2009 - 2012, Chương trình đã xác định rõ các mục tiêu yêu cầu đối với công tác HSSV cụ thể như sau:
* Mục tiêu chung:
"Đổi mới nội dung, phương pháp công tác HSSV ở các Đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp (gọi chung là nhà trường) phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục Việt Nam, tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng việc đào tạo theo nhu cầu xã hội và theo hệ thống tín chỉ, xây dựng mơi trường giáo dục có chất lượng, hiệu quả, an tồn, phát huy được vai trị chủ động, năng động, sáng tạo của sinh viên trong các mặt học tập và rèn luyện" [3, tr. 1].
* Mục tiêu cụ thể:
- Xác lập được cơ chế để triển khai công tác HSSV phù hợp với đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác HSSV được nâng cao, đáp ứng yêu cầu công tác HSSV trong điều kiện mới, định biên cán bộ làm công tác HSSV được xác định.
- Sinh viên được tạo điều kiện tốt để rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Sinh viên có nếp sống văn hố, thái độ học tập đúng đắn, lòng ham hiểu biết, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Tình trạng sa sút đạo đức, thiếu tự tin, thụ động trong một bộ phận sinh viên được khắc phục.
- Hệ thống hỗ trợ sinh viên được tổ chức tốt, các điều kiện về ăn, ở, thư viện và các vấn đề khác để hỗ trợ học tập, rèn luyện được quan tâm.
- Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn trong nhà trường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân - sinh viên trong việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiềm chế, đẩy lùi được tội phạm, tệ nạn xã hội trong sinh viên.
- Sinh viên được tạo điều kiện để rèn luyện thân thể, tập luyện TDTT và chăm sóc sức khoẻ. Xây dựng được phong trào tập luyện TDTT thường xuyên và ngày càng phát triển trong sinh viên.
Để tiếp tục cải tiến, phát triển giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức triển khai một hệ thống các giải pháp đồng bộ, trong đó Ban cán sự Đảng bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định tập trung đổi mới Quản lý Giáo dục Đại học trong 3 năm 2010 -2012, đây chính là khâu đột phá. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/1/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý Giáo dục Đại học giai đoạn 2010 -2012, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến sinh viên. Tinh thần cơ bản của việc đổi mới công tác HSSV là tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của sinh viên trong phương thức đào tạo mới đang triển khai ở các trường Đại học - Cao đẳng trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận chƣơng 1
Sinh viên là nguồn nhân lực có vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng, và phát triển đất nước. Để đạt được mục tiêu đào tạo con người Việt
Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp, hoàn thành bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, địi hỏi cơng tác QLSV trong các trường Đại học, Cao đẳng cần được coi trọng, được phối hợp triển khai thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc.
Việc nâng cao chất lượng công tác QLSV là một yêu cầu thiết thực cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thơng qua việc tìm hiểu sơ lược về vấn đề nghiên cứu các khái niệm cơ bản, vị trí, vai trị, nội dung của công tác QLSV và các chủ thể liên quan, các yêu cầu của công tác QLSV trong bối cảnh hiện nay, đã cho thấy một cơ sở lý luận về công tác QLSV.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN
CỦA PHÕNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH - SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI