Nội dung công tác QLSV của GVCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý sinh viên của phòng công tác quản lý học sinh sinh viên tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 46 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Công tác quản lý sinh viên của giáo viên chủ nhiệm

2.2.1. Nội dung công tác QLSV của GVCN

Với đặc thù của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là có một phịng cơng tác quản lý HSSV riêng chuyên trách trong hoạt động QLSV, với tổng số 15 GVCN, qua bảng thống kê dưới đây ta thấy đa số các GVCN

đều nhận thức, đánh giá nội dung của công tác QLSV của nhà trường khơng đến nỗi khó làm và cũng không dễ làm chủ yếu đánh giá ở mức trung bình. Một số giáo viên mới còn lúng túng trong công tác chủ nhiệm thì cho rằng nội dung cơng tác GVCN khó làm, nhất là trong việc xây dựng, tổ chức các lớp học. Thực tế, nếu muốn làm tốt nội dung này, GVCN phải nắm bắt tốt tình hình sinh viên trong lớp, biết được khả năng của từng sinh viên để phân cơng, giao việc cho hợp lý. Do đó, ban lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác QLSV và GVCN cũng cần phải làm tốt cơng tác chun mơn của mình, cần có những biện pháp, kế hoạch cụ thể trong việc QLSV của lớp mình chủ nhiệm.

Bảng 2.2. Đánh giá về nhận thức về nội dung công tác QLSV

TT Nội dung cơng tác Khó làm Trung bình Dễ làm

1 Lập kế hoạch công tác QLSV của GVCN 2 13,34% 10 66,66% 3 20% 2 Tìm hiểu, phân loại sinh viên

trong lớp 1 6,67% 9 60% 5 33,33% 3 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các

nội dung giáo dục toàn diện

4 26,67% 9 60% 2 13,33% 4 Liên kết với các lực lượng giáo

dục trong và ngoài nhà trường

2 13,33% 11 73,34% 2 13,33% 5 Đánh giá kết quả giáo dục cho

sinh viên 2 13,33% 5 33,34% 8 53,33%

Biểu đồ 2.2.Đánh giá về nhận thức về nội dung công tác QLSV 13.34 13.34 6.67 26.67 13.3313.33 66.66 60 60 73.34 33.34 20 33.33 13.3313.33 53.33 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Khó làm Trung bình Dễ làm

Lập kế hoạch Tìm hiểu Chỉ đạo Liên kết Đánh giá kết quả

Lập kế hoạch công tác QLSV của GVCN bao gồm xác định căn cứ và điều kiện để xây dựng kế hoạch; lập kế hoạch hoạt động.

Tìm hiểu, phân loại sinh viên trong lớp: là tìm hiểu hồn cảnh của từng sinh viên trong lớp. Tìm hiểu tính cách của sinh viên đặc biệt chú ý tới những sinh viên cá biệt. Tìm hiểu những đặc điểm về tâm lý của sinh viên.

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện: tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, pháp luật, hướng nghiệp; tạo động cơ học tập; lòng yêu nghề cho sinh viên và tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT...

Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, phối hợp với Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, giáo vụ khoa, với các tổ chức Đoàn, hội thanh niên. Phối hợp với gia đình sinh viên và xã hội, với chính quyền và đồn thể địa phương.

Đánh giá kết quả giáo dục sinh viên: đánh giá kết quả giáo dục của sinh viên cả về kết quả học tập chuyên môn và kết quả rèn luyện đạo đức, hạnh kiểm cho sinh viên. Để có được sự đánh giá kết quả chính xác, GVCN cần

quản lý sao sát sinh viên thông qua việc lên lớp thường xuyên, qua ghi chép sổ sách đầy đủ. Muốn có sự đánh giá khách quan cần lắng nghe ý kiến của sinh viên trong lớp, ban cán sự lớp, cán bộ Đoàn...

Qua bảng đánh giá về nhận thức nội dung công tác QLSV của GVCN trên ta thấy, GVCN tự đánh giá thực hiện nội dung công tác QLSV của GVCN ở mức trung bình; một số nội dung được GVCN thực hiện tốt như ở nội dung lập kế hoạch công tác QLSV của GVCN; tìm hiểu, phân loại sinh viên trong lớp và đánh giá kết quả giáo dục sinh viên.

Ở nội dung liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn thực hiện chưa được tốt lắm.

Vì vậy, trong thời gian tới cơng tác QLSV của GVCN cần thực hiện tốt hơn nữa trong sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN với giáo viên bộ mơn, với gia đình và xã hội để hoạt động cơng tác QLSV có hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý sinh viên của phòng công tác quản lý học sinh sinh viên tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 46 - 49)