CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.4. Tích hợp trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 THPT
Chương trình Ngữ văn THPT lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa địi hỏi giáo viên phải có những thay đổi về hình thức và phương pháp dạy học. Trong thời gian qua, nhiều thầy cô giáo đã quá quen với lối giảng dạy tách rời Văn, Tiếng Việt, Làm văn theo từng giờ và từng cuốn sách riêng biệt. Yêu cầu đổi mới hiện nay là phải dạy ba phần Văn, Tiếng Việt, Làm văn như một thể
thống nhất. Trong đó, mỗi giờ vừa giữ được bản sắc riêng vừa hòa nhập với nhau để hình thành cho học sinh năng lực tổng hợp. Đây là một việc làm vừa quen, vừa lạ. Quen vì bản chất của việc học tập môn Ngữ văn trong nhà trường vẫn có sự phối hợp dạy Ngữ thơng qua dạy Văn và dạy Văn thơng qua dạy Ngữ. Lạ vì theo chương trình mới, một giờ Ngữ văn sẽ bao gồm cả ba mạch kiến thức, kỹ năng Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Vậy, tích hợp trong dạy học Ngữ văn được hiểu như thế nào?
- Tích hợp trong dạy học Ngữ văn được hiểu một cách đơn giản là cách thức để khắc phục lối dạy học khép kín trong nội bộ phân môn. Hiểu một cách đơn giản là dạy học ba phần Văn học – Tiếng Việt – Làm văn hợp nhất, hòa trộn trong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại. Mỗi phần là sự soi sáng và quy tụ lẫn nhau. Có thể xem tác phẩm văn học là văn bản sáng tạo, tiếng Việt là văn bản khai thác, còn Làm văn là văn bản luyện tập kĩ năng trong q trình tích hợp.
Văn bản của ba phần trong môn Ngữ văn đều chứa đựng những mức độ khác nhau của tính khoa học, tính nghệ thuật, tính xã hội và tính sáng tạo của nó. Như vậy, có thể nói, ba phần Văn học, Tiếng Việt, Làm văn gắn bó với nhau một cách hữu cơ để tạo nên một chỉnh thể thống nhất là bộ môn Ngữ văn. Với đặc trưng của mình, mơn Ngữ văn cho phép thực hiện tích hợp như một yêu cầu tự thân. Bởi tác phẩm văn học vẫn luôn được coi là nghệ thuật của ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước tiên là tiếp xúc với phương tiện biểu đạt ngôn ngữ; mặt khác, việc tạo lập các văn bản thông dụng trong nhà tường và xã hội đều sử dụng ngôn ngữ làm công cụ. Như vậy, cả ba nội dung trong Văn học, Tiếng Việt, Làm văn đều có điểm đồng quy là Tiếng Việt và đều có mục đích hình thành cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt trong quá trình tiếp nhận và tạo lập văn bản. Tính trung gian của Tiếng Việt thể hiện rõ nhất trong q trình tích hợp Văn học và Làm văn. Tính trung gian của các văn bản nghệ thuật được thể hiện ở chỗ đó vừa là ngữ liệu cho dạy học tiếng Việt, vừa là những dẫn chứng, minh họa cho Làm văn. Đối
với phần Làm văn, tính trung gian của nó được tìm thấy ở chỗ đây là văn bản thể hiện mức độ tiếp nhận nội dung tri thức, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo, tư duy và năng khiếu văn chương của học sinh.
Có thể thấy trong mơn Ngữ văn, tích hợp trong nội bộ mơn học là một sự tích hợp tất yếu diễn ra thường xuyên. Đây là nội dung tích hợp quan trọng có thể tìm kiếm và nhìn thấy kết quả ngay trong từng thời điểm (tiết học, bài học). Tích hợp các phần trong mơn Ngữ văn địi hỏi sự cơng phu, trình độ và sự sáng tạo của của giáo viên với cả ba phần của môn học.
- Tích hợp trong dạy học Ngữ văn còn là cách mà các nhà giáo dục xây dựng các bài học tích hợp theo chủ đề, nhất là những chủ đề trọng tâm. Chủ đề là một khái niệm rộng, khơng hồn tồn giống khái niệm chủ đề trong tác phẩm văn học. Qua việc nghiên cứu nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn, giáo viên phải tự phát hiện ra những chủ đề trọng tâm cho mơn học. Nếu khơng tìm ra được chủ đề trọng tâm để thực hiện tích hợp thì khó tránh khỏi sự tích hợp hời hợt bên ngoài, chỉ đạt tới sự hòa nhập về tri thức mà khơng có sự thấm nhuần vào kĩ năng, phương pháp cũng như mục đích tích hợp đặt ra. Nghĩa là khơng tạo nên được tri thức mới, kĩ năng mới, phương pháp mới mà ở từng phần riêng rẽ không thể đạt được.
- Tích hợp trong dạy học Ngữ văn còn được thể hiện trong mối quan hệ mật thiết giữa mơn học này với các mơn học khác. Có thể thấy mối quan hệ gần gũi về mặt nội dung kiến thức giữa môn Ngữ văn với các môn Lịch sử, Địa lý. Hay Văn học cịn là cơng cụ để diễn đạt ý tưởng cho mọi lĩnh vực khoa học, ngược lại các lĩnh vực khoa học khác nhau cũng làm phong phú thêm năng lực diễn đạt ngơn ngữ.
- Tích hợp trong dạy học Ngữ văn cịn phải gắn mơn học với đời sống xã hội vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống và trở về phục vụ cuộc sống. Dạy văn là dạy từ cuộc đời, qua cuộc đời và cho cuộc đời.
Chương trình sách giáo khoa đã tạo các dữ kiện để thực hiện phương hướng gắn tri thức với đời sống. Hầu hết ở các cấp học, học sinh đều được
học các tác phẩm văn chương phản ánh cuộc sống đương thời. Việc đưa vào sách giáo khoa các tiết học thuộc chương trình địa phương đã thể hiện rõ phương hướng gắn văn học với tri thức đời sống. Ngồi ra, giáo viên cần có ý thức thơng qua các tiết học tự đọc – hiểu văn bản, định hướng cho học sinh cách cảm thụ văn bản trong mối quan hệ mật thiết với những vang động của cuộc sống bên ngồi. Bên cạnh đó, có thể thấy, việc đưa các văn bản nhật dụng vào nhà trường đã góp phần đưa môn Ngữ văn về gần với đời sống hơn.
Chương trình Ngữ văn 11 được xây dựng trên tinh thần đổi mới rõ nét cả về nội dung và phương pháp theo quan điểm dạy học tích hợp. Nguyên tắc tích hợp này thể hiện rõ trong phân phối chương trình dạy học bộ mơn.
- Về khung phân phối chương trình: Tổng số thời gian của chương trình Ngữ văn 11 là 37 tuần, trong đó mỗi tuần đều phân bổ xen kẽ 3 phần Văn – Tiếng Việt – Làm văn.
- Về hình thức: Bộ sách được nhìn nhận như một chỉnh thể văn hóa, trong đó tích hợp nhiều yếu tố hữu cơ chứ khơng phải là sự lắp ghép máy móc các phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Điều này thể hiện rõ nét qua tên gọi Ngữ văn của môn học.
- Về nội dung: Ngữ liệu được chọn lọc, dùng cho dạy học ở cả ba phần: Văn – Tiếng Việt – Làm văn. Cụ thể, các bài Làm văn và Tiếng Việt đều vận dụng tối đa các văn bản đọc hiểu làm ngữ liệu cho sự hình thành các khái niệm cần có ở mơn Tiếng Việt, kỹ năng lập dàn ý, xây dựng dẫn chứng ở môn Làm văn. Ngược lại, sự hiểu biết về các biện pháp tu từ, các cách dùng từ, đặt câu hay cách xác định bố cục, dẫn chứng ở văn bản Văn học sẽ giúp học sinh nắm bắt được hồn cốt của bài nhanh hơn.
Qua việc phân tích đặc điểm chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 11 ở trên, chúng tôi thấy việc vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn là điều hợp lý, khơi gợi được hứng thú, đam mê khám phá của học sinh, mang lại hiệu quả học tập cao.