CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.3.4. Tích hợp trong kiểm tra đánh giá
Từ mục tiêu của dạy học Ngữ văn cũng như cách tổ chức nội dung chương trình và sách giáo khoa đã cho thấy, một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới chương trình là phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình dạy học, đánh giá khơng chỉ có vai trị kiểm chứng kết quả của sự đổi mới nội dung, phương pháp theo mục tiêu đề ra trong những thời điểm học tập nhất định mà còn giúp cho việc định hướng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục tiếp theo được tiến hành phù hợp và có hiệu quả. Nếu như ở chương trình và sách giáo khoa cũ, việc giảng dạy tách rời ba phân môn dẫn đễn một cách đánh giá đã và đang tồn tại lâu nay coi trọng kiến thức lí thuyết hàn lâm sách vở, coi trọng việc ghi nhớ và tái hiện nội dung học tập theo hệ thống của mỗi phân môn, chưa chú ý đúng mức đến việc đánh giá năng lực sáng tạo của cá nhân người học, thì với việc xác định mục tiêu và tổ chức các nội dung học tập của chương trình và sách giáo khoa mới, địi hỏi khi đánh giá phải xác định trọng tâm là hướng tới
năng lực hành động của người học thơng qua hoạt động tích hợp. Việc đánh giá thơng qua các đề kiểm tra cũng phải thể hiện được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh khi tham gia vào quá trình học tập, phù hợp với cách tổ chức dạy và học theo nội dung, u cầu tích hợp.
Thơng thường, theo cách dạy học truyền thống, kiến thức Tiếng Việt thường không được đề cập đến nhiều trong các bài kiểm tra, nếu có thì đa phần cũng chỉ là kiểm tra lại lý thuyết một cách đơn thuần. Theo hướng đổi mới giáo dục, cách dạy – học và đánh giá, kiến thức Tiếng Việt ngày càng được vận dụng nhiều hơn vào các đề kiểm tra, có thể là trực tiếp hoặc tích hợp thơng qua các đề bài về Văn học, cảm thụ tác phẩm Văn học. Kì thi THPT Quốc gia năm 2015 vừa qua là một ví dụ điển hình. Chính vì vậy, khi tiến hành soạn bộ câu hỏi kiểm tra các bài học “Ngữ cảnh” và “Nghĩa của câu” GV cũng hết sức chú ý đến tính tích hợp. Việc kiểm tra theo quan điểm tích hợp sẽ giúp đánh giá năng lực học tập của học sinh một cách tồn diện và hình thành cho học sinh ý thức liên hệ nội dung kiến thức đã học với kiến thức mới.
Dưới đây là minh hoạ cho một số hình thức kiểm tra đánh giá của GV đối với hai bài học “Ngữ cảnh” và “Nghĩa của câu”
- Hình thức kiểm tra vấn đáp: GV có thể sử dụng trong kiểm tra bài cũ hoặc khi tiến hành tích hợp với các kiến thức cũ.
- Hình thức kiểm tra viết: GV có thể tiến hành kiểm tra kiến thức của HS thông qua các bài kiểm tra 15 phút, 90 phút.
+ Đối với kiểm tra 15 phút: Bài kiểm tra này thường được sử dụng để thu thập thông tin về kết quả nắm vững kiến thức của học sinh sau khi học xong bài thông qua những câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi ngắn hoặc viết đoạn văn đơn giản. Qua đó sẽ đánh giá được năng lực trình bày, cách sử dụng ngôn từ của HS.
Với bài Ngữ cảnh
Đề bài: Anh (chị) hãy chỉ rõ và phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu nói: “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!”
(Trích truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”)
Với bài “Nghĩa của câu” Đề bài:
Câu 1: Chọn từ ngữ thích hợp thêm vào hai chỗ trống trong câu sau để câu thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
a) Ơng Phó Nhụy thở phào: thuyền ơng vừa […] đâm vào núi đá. (Bùi Hiển) A. định B. toan C. suýt D. đang
b) Thời vụ lại hết rồi. Qua giêng, mười ngày nghỉ, […] một ngày có việc. (Nam Cao) A. tất B. Chưa chắc C. Hẳn D. phải
Câu 2: Xác định thành phần nghĩa tình thái trong các câu sau đây: a) Đằng nào cũng phải về cơ mà. May ra có lẽ mợ khơng mắng đâu.
(Thạch Lam) b) Quan cứ lệnh, lính cứ truyền, mau đi phá hủy dinh quận Huy anh em ơi! (Ngô gia văn phái). c) Giá họ đừng hiền lành như thế còn hơn.
(Xuân Diệu). c) Hắn nhặt một hòn gạch cũ, toan đập vào đầu.
(Nam Cao) d) Nếu ba quân làm như thế, tất sẽ gây ra nhiều việc lôi thôi.
(Ngô gia văn phái) e) Nếu cịn giữ chiếc giày ấy khơng khéo có ngày vợ con chết đói.
(Ngơ Tất Tố) Với các đề kiểm tra dạng này, GV có thể tiến hành tích hợp các kiến
năng nắm bắt kiến thức cũng như năng lực lĩnh hội văn bản của học sinh. Ngoài ra đối với đề kiểm tra 15 phút, GV cũng có thể sử dụng chính các lỗi sai về ngữ cảnh, về câu trong bài tập làm văn của HS để làm ngữ liệu, yêu cầu HS tự tìm và sửa các lỗi sai đó.
+ Đối với đề kiểm tra 60- 90 phút: Thơng thường trong chương trình Ngữ Văn THPT, các bài kiểm tra 90 phút thường được lồng ghép giữa kiến thức Văn học, Tập làm văn và Tiếng Việt. Đây được coi là cơ sở cho việc thực hiện tích hợp trong kiểm tra, đánh giá. Chính vì vậy, các kiến thức tiếng Việt thường khơng được kiểm tra riêng rẽ một mình trong thời hạn 90 phút, mà bao giờ cũng được gắn liền với các kiến thức về Văn học, Làm văn. Thông qua các bài Làm văn, GV vừa kiểm tra được kiến thức Văn học của HS, đồng thời nắm bắt được khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức tiếng Việt trong việc lĩnh hội, tạo lập văn bản. Dưới đây là ví dụ về một đề kiểm tra 90 phút
Đề bài:
Câu 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp được thể hiện trong thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường tháng 9-1945 sau đây:
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Tơi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người cơng dân hữu ích cho nước
Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.
Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hồn cầu. Trong cơng cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em.
Ðối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đồn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phịng thủ đất nước.
Tơi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ.
Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu HỒ CHÍ MINH
Câu 2: Phân tích các lớp ý nghĩa được thể hiện trong bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm
Mẹ và quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Cịn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lịng thầm lặng mẹ tơi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn cịn một thứ quả non xanh.
Nguyễn Khoa Điềm
(Trích từ Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ, 2008)
Với dạng đề này, GV vừa có thể tích hợp các kiến thức Tiếng Việt mà học sinh đã được học, đồng thời vận dụng các kiến thức đó giúp HS lĩnh hội và tạo lập văn bản. Dạng đề này yêu cầu HS không chỉ nắm được những kiến thức cơ bản trong SGK mà còn phải biết vận dụng để đọc – hiểu, giải quyết những văn bản, vấn đề ngồi SGK. Điều này càng có ý nghĩa hơn nữa trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS như hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 2
Như vậy, trong chương 2 chúng tơi đã trình bày về một số nguyên tắc, yêu cầu cũng như việc vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy học trong việc dạy các bài “Ngữ cảnh” và “Nghĩa của câu” theo quan điểm tích hợp.
Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định, việc khéo léo vận dụng những phương pháp này kết hợp với các hình thức và phương tiện dạy học Tiếng Việt một cách linh hoạt có khả năng mang lại hiệu quả cao cho bài học và tạo được sự hứng thú học tập ở học sinh.
Bên cạnh đó Gv cũng cần lưu ý trong việc chọn nội dung nào để tích hợp cho phù hợp với đối tượng học sinh. Khơng thể cứng nhắc vận dụng tích hợp tất cả các nội dung cho mọi đối tượng học sinh. Điều này rất dễ dẫn đến hiện tượng máy móc, khn sáo, tích hợp gượng gạo, thậm chí tác động tiêu cực đến tiến trình và hiệu quả bài học.