8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Kỹ năng giao tiếp sƣ phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi
1.3.1. Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư phạm
a) Khái niệm kỹ năng và kỹ năng giao tiếp
Trƣớc khi tìm hiểu khái niệm kỹ năng giao tiếp, chúng ta cần hiểu thế nào là kỹ năng? Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng, chẳng hạn nhƣ:
Theo V.A Krutetxki, V.SV.Cudin, Trần Trọng Thủy cho rằng: kỹ năng là phƣơng thức thực hiện hành động đã đƣợc con ngƣời nắm vững, chỉ cần nắm vững phƣơng thức hành động là con ngƣời có kỹ năng [54].
- N.D. Levitop, K.K.Platonop, G.G.Coluvep, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành, Nguyễn Văn Đồng quan niệm: kỹ năng là một mặt của năng lực của con ngƣời để thực hiện một cơng việc có kết quả [17][39][54]. Nhƣ vậy, kỹ năng bao gồm tri thức và sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động của cá nhân nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra.
- Theo Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn, kỹ năng nhƣ là khả năng của con ngƣời thực hiện có kết quả hành động tƣơng ứng với mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra. Vận dụng những quan niệm này, tác giả đƣa ra khái niệm kỹ năng giao tiếp nhƣ sau: “Kỹ năng giao tiếp là khả năng
cụ thể của mỗi con người vận dụng những kiến thức thu được vào quá trình tiếp xúc giữa người với người”[35].
Theo tác giả Hoàng Anh và Nguyễn Văn Đồng: Kỹ năng giao tiếp là năng lực của con ngƣời biểu hiện trong quá trình giao tiếp nhƣ khả năng sử
dụng hợp lý, phối hợp hài hịa các phƣơng tiện ngơn ngữ và phi ngôn ngữ [5][17].
Chúng tôi cho rằng, kỹ năng giao tiếp là sự thực hiện có hiệu quả một
hành động nào đó diễn ra trong quan hệ giao tiếp bằng cách sử dụng vốn hiểu biết, vốn tri thức về con người, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng, điều khiển bản thân, tổ chức quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích đề ra.
b) Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm
Theo tác giả Ngơ Cơng Hồn, Nguyễn Quan Uẩn và Hồng Thị Anh: Kỹ năng giao tiếp sƣ phạm là hệ thống những thao tác giúp cho việc thực hiện có hiệu quả hành động giao tiếp diễn ra trong hoạt động sƣ phạm, tổ chức quá trình giao tiếp đạt kết quả cao trong dạy học và trong giáo dục của giáo viên [6][23][54].
Các tác giả Nguyễn Thạc, Hoàng Anh và Vũ Kim Thanh (1995) cho rằng: “Kỹ năng giao tiếp sư phạm là khả năng nhận thức nhanh chóng những
biểu hiện bên ngồi và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển điều chỉnh bản thân chủ thể giao tiếp nhằm mục đích giáo dục” [2][42].
Đặc trƣng của kỹ năng giao tiếp sƣ phạm:
- KNGTSP thể hiện trong hoạt động sƣ phạm, trong môi trƣờng sƣ phạm; - KNGTSP địi hỏi tính mơ phạm, chuẩn mực và tính nghề nghiệp sƣ phạm và tính nghệ thuật cao;
- KNGTSP đƣợc hình thành, giáo dục và rèn luyện trong trƣờng sƣ phạm, trong thực tiễn đa dạng của hoạt động dạy học và giáo dục của ngƣời giáo viên.
c) Phân loại kỹ năng giao tiếp sư phạm
Căn cứ vào diễn biến các giai đoạn của quá trình giao tiếp, kỹ năng giao tiếp sƣ phạm thƣờng đƣợc chia thành các nhóm kỹ năng cơ bản nhƣ:
Nhóm kỹ năng định hƣớng, nhóm kỹ năng định vị và nhóm kỹ năng điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, tùy theo mục đích nghiên cứu và tiêu chí phân loại, mỗi tác giả đƣa ra những cách phân chia riêng, chẳng hạn:
- V.P Dakharop đã dựa vào các bƣớc tiến hành của một pha giao tiếp cho rằng, KNGTSP gồm có các kỹ năng sau: Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp; kỹ năng cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tƣợng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe và biết cách lắng nghe đối tƣợng giao tiếp; kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi; kỹ năng nhạy cảm trong giao tiếp; kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, gọn gàng, mạch lạc; kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp; kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp; kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp; kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tƣợng giao tiếp [35].
- Theo A.T.Kyrbanova và F.M.Rakhmatylina căn cứ vào quá trình giao tiếp sƣ phạm để phân chia KNGTSP gồm ba nhóm kỹ năng: kỹ năng định hƣớng trƣớc khi giao tiếp; kỹ năng tiếp xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp; kỹ năng điều khiển, điều chỉnh độc đáo hƣớng quá trình giao tiếp đến các định hƣớng giá trị và mục tiêu khác nhau của giáo viên và học sinh [1].
- A.A.Leonchiev đƣa ra bảy nhóm KNGTSP gồm: điều khiển hành vi bản thân; quan sát; nhạy cảm xã hội; đọc, hiểu, biết mơ hình hóa nhân cách học sinh; làm gƣơng cho học sinh noi theo; giao tiếp ngôn ngữ và kiến tạo sự tiếp xúc; kỹ năng nhận thức [33].
- Tác giả Lê Xuân Hồng cho rằng quá trình giao tiếp sƣ phạm gồm các nhóm kỹ năng sau: Kỹ năng định hƣớng giao tiếp, kỹ năng định vị giao tiếp, kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp [23].
- Theo tác giả Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn (2015), có sáu nhóm KNGTSP: Kỹ năng định hƣớng, kỹ năng định vị, kỹ năng điều chỉnh/điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng điều khiển bản thân, kỹ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp, kỹ năng ứng xử sƣ phạm khéo léo [35].
1.3.2. Kỹ năng giao tiếp sư phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi
a) Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi
Kỹ năng giao tiếp sư phạm với trẻ mẫu giáo 3- 6 tuổi là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của trẻ mẫu giáo và của bản thân sinh viên, sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển điều chỉnh bản thân chủ thể giao tiếp nhằm đạt mục đích chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo.
b) Phân loại kỹ năng giao tiếp sư phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi
Trong luận văn này, chúng tôi kế thừa cách phân chia KNGTSP thành ba nhóm cơ bản: Nhóm kỹ năng định hƣớng, nhóm kỹ năng định vị, nhóm kỹ năng điều khiển đối tƣợng giao tiếp, điều chỉnh. Tuy nhiên, nhóm điều khiển, điều chỉnh khá phức tạp, gồm nhiều kỹ năng thành phần nhƣ thể hiện khả năng thu hút, hấp dẫn đối tƣợng, duy trì đƣợc quá trình giao tiếp, tự điều khiển bản thân, điều khiển đối tƣợng và biết sử dụng hợp lý thông tin và các phƣơng tiện giao tiếp. Do đó, chúng tơi chia nhóm kỹ năng này thành các nhóm kỹ năng sau: Nhóm kỹ năng tự điều khiển bản thân chủ thể giao tiếp, nhóm kỹ năng điều khiển đối tƣợng giao tiếp và nhóm kỹ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp. Nhƣ vậy, KNGTSP với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi gồm năm nhóm kỹ năng sau:
1) Nhóm kỹ năng định hướng: Kỹ năng định hƣớng trƣớc khi giao tiếp
và định hƣớng trong quá trình giao tiếp nhƣ kỹ năng đọc trên nét mặt, hành vi, lời nói và kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi.
2) Nhóm kỹ năng định vị: Kỹ năng xác định vị trí của bản thân trong
quá trình giao tiếp với trẻ; kỹ năng xác định thời gian và không gian, khoảng cách giao tiếp với trẻ; biết chọn đúng thời điểm mở đầu, diễn biến và kết thúc giao tiếp; có sự đồng cảm, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với trẻ mẫu giáo…
3) Nhóm kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếp đối tượng giao tiếp:
xúc tích cực ở trẻ, biết thúc đầy, kìm hãm tốc độ, nhịp độ giao tiếp; điều chỉnh nội dung giao tiếp phù hợp với đối tƣợng, hồn cảnh.
4) Nhóm kỹ năng điều chỉnh bản thân chủ thể giao tiếp: Làm chủ trạng thái, cảm xúc bản thân; biết tự kiềm chế; biết điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình, biết sử dụng các cách giao tiếp phù hợp với đối tƣợng giao tiếp.
5) Nhóm kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, cử chỉ,
điệu bộ, ánh mắt, nụ cƣời; biết nghe, lắng nghe và xử lý thơng tin.
Tóm lại, việc phân chia các KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3- 6 tuổi nói trên chỉ có tính chất tƣơng đối, giữa các KNGTSP nêu trên có quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và là cơ sở của nhau nhằm giúp cho quá trình giao tiếp diễn ra tốt đẹp, đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi.