Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3 6 tuổi (nghiên cứu trường hợp tại trường cao đẳng sư phạm trung ương nha trang) (Trang 34 - 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên vớ

với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi

1.4.1. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi

a) Tính tích cực trong học tập, nghiên cứu về giao tiếp của sinh viên

Để giao tiếp với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi có hiệu quả và đạt đƣợc mục đích giáo dục đề ra địi hỏi mỗi sinh viên cần tích cực học tập, nghiên cứu về về khoa học giao tiếp, giao tiếp sƣ phạm và các KNGTSP, đồng thời tích cực học tập, nghiên cứu về đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi, đặc điểm phát triển ngơn ngữ-giao tiếp của trẻ, những khó khăn và hạn chế trong q trình phát triển ngơn ngữ-giao tiếp của trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi. Trên cở sở hiểu biết về khoa học giao tiếp và đối tƣợng giao tiếp giúp sinh viên xác định phƣơng thức giao tiếp phù hợp với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi. Để bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng giao tiếp, sinh viên có thể tiến hành thông qua nhiều cách thức khác nhau nhƣ: học tập trên lớp, tự học ở nhà, tự nghiên cứu tài liệu về giao tiếp sƣ

mềm của sinh viên. Mức độ tích cực học tập, nghiên cứu để làm giàu vốn tri thức về khoa học giao tiếp sẽ ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi.

b) Mức độ trải nghiệm trong các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Mức độ trải nghiệm trong các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên đƣợc thể hiện ở các phƣơng diện nhƣ: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong các hoạt động học tập trên lớp nhƣ thảo luận, trình bày vấn đề trƣớc lớp; tập giảng trong các giờ thực hành. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong các hoạt động phong trào nhƣ tham gia hội thi nghiệp vụ sƣ phạm; các hoạt động văn nghệ, thể thao, tình nguyện; tham gia sinh hoạt ở các nhóm/hội/đồn thể,...; tham gia học tập các chuyên đề về kỹ năng giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo.

c) Mức độ thường xuyên trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi trong thời gian thực tập tại trường mầm non

Mức độ thƣờng xuyên trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp sƣ phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi thể hiện ở việc sinh viên thƣờng xuyên chơi, trò chuyện với trẻ mẫu giáo; tập dạy hoặc đứng trƣớc gƣơng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân; thƣờng xuyên quan sát và học hỏi cách thức, những kinh nghiệm giao tiếp của giáo viên với trẻ mẫu giáo; chủ động xin góp ý, nhận xét của giáo viên hƣớng dẫn thực tập về KNGTSP của bản thân để biết đƣợc những điểm mạnh, hạn chế và đề ra phƣơng hƣớng rèn luyện nhằm nâng cao KNGTSP của bản thân với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi; sinh viên cũng có thể trao đổi trong nhóm sinh viên thực tập về cách thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo, thông qua các buổi trao đổi, sinh viên tự góp ý cho nhau, hỗ trợ nhau rèn luyện nâng cao KNGTSP với trẻ.

1.4.2. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi

Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non xác định, giáo viên mầm non “có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm” [8]. Do đó, khi xây dựng chƣơng trình đào tạo giáo viên mầm non cần xác định chuẩn đầu ra về kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên. Mức độ rõ ràng, phù hợp trong xác định chuẩn đầu ra về kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của chƣơng trình đào tạo giáo viên mầm non có ảnh hƣởng lớn đến việc thiết kế nội dung chƣơng trình để hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên, đặc biệt là những học phần chuyên ngành, kiến tập-thực tập sƣ phạm cần có những đóng góp nhằm đạt chuẩn đầu ra về KNGTSP với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi.

Chƣơng trình đào tạo đảm bảo tính trình tự, logic trong sắp xếp các nội dung trong chƣơng trình đào tạo từ kiến thức đại cƣơng, kiến thức cơ sở ngành đến kiến thức chuyên ngành; cân đối giữa lý thuyết và thực hành nhằm đạt mục tiêu và chuẩn đầu ra về kỹ năng giao tiếp sƣ phạm.

Lý luận dạy học hiện đại cho rằng, ngƣời học khác nhau về khả năng, nhu cầu, mỗi ngƣời có tốc độ học khác nhau, phong cách học khác nhau và nhu cầu lựa chọn nội dung học tập cũng khác nhau để phục vụ cuộc sống và nghề nghiệp tƣơng lai. Do đó, dạy học đáp ứng nhu cầu ngƣời học là xu hƣớng tất yếu của thời đại. Muốn vậy, nội dung chƣơng trình đào đạo phải mềm dẻo và linh hoạt và đáp ứng nhu cầu rèn luyện kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên [9][40].

Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, khối lƣợng tri thức tăng theo cấp độ số nhân đã ảnh hƣởng lớn đến việc lựa chọn các nội dung giáo dục nhằm đạt mục tiêu đào tạo của bất cứ ngành học nào, khoa học giáo dục mầm non cũng nằm trong xu hƣớng chung đó. Việc thƣờng xuyên cập nhật những tri thức mới về khoa học tâm lý trẻ em, khoa học giao tiếp và giao tiếp sƣ phạm góp phần nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên nói chung và kỹ năng giao tiếp sƣ phạm nói riêng. Chƣơng trình giáo dục sau khi đƣợc thực thi, đƣợc đánh giá thì những thơng tin phản hồi đó ln đƣợc sử dụng ngay

trong các giai đoạn của q trình đào tạo để hồn thiện chƣơng trình giáo dục. Khi kết thúc một chu trình đào tạo thì việc đánh giá tồn bộ chƣơng trình giáo dục, thơng tin phản hồi, kết hợp với sự phân tích nhu cầu đào tạo sẽ làm cơ sở cho việc điều chỉnh chƣơng trình đào tạo nhằm đạt chuẩn đầu ra hoặc nâng cao chuẩn đầu ra về KNGTSP cho sinh viên [14].

b) Các yếu tố thuộc về tổ chức đào tạo

Một chƣơng trình giáo dục tốt chƣa đủ để đảm bảo đạt đƣợc chuẩn đầu ra về KNGTSP mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, trong đó yếu tố tổ chức đào tạo giữ vai trò trung tâm. Các yếu tố cơ bản thuộc về tổ chức đào tạo ảnh hƣởng đến KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi gồm:

- Các hoạt động dạy và học thúc chƣa đẩy việc rèn luyện các KNGTSP, chẳng hạn nhƣ việc xếp số lƣợng sinh viên trong lớp q đơng gây khó khăn cho giảng viên trong việc rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề của các SV;

- Phong cách giao tiếp (dân chủ, tự do hay độc đoán), quan điểm và thái độ của giảng viên đối với sinh viên cũng ảnh hƣởng đến việc rèn luyện KNGTSP cho sinh viên. Nếu giảng viên chủ động lắng nghe ý kiến và tôn trọng nhân cách của sinh viên; gần gũi, thân thiện với sinh viên, tạo khơng khí cởi mở, dân chủ; thƣờng xuyên quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sƣ phạm cho sinh viên; thƣờng xun khuyến khích sinh viên thảo luận, trình bày vấn đề trƣớc lớp sẽ ảnh hƣởng tích cực đến việc hình thành và rèn luyện KNGTSP của sinh viên.

- Trong quá trình thực hành các mơn chuyên ngành, sinh viên thƣờng xuyên kiến tập, thực tập thực tế để đƣợc tiếp xúc và giao tiếp với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi sẽ là cơ hội tốt để rèn luyện KNGTSP của sinh viên

- Các hình thức tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm nói chung và kỹ năng giao tiếp sƣ phạm cho sinh viên nói riêng chƣa thƣờng xuyên, chƣa phong phú và đa dạng.

Khoa học về đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục đã chỉ ra rằng, kiểm tra đánh giá kết quả học tập ảnh hƣởng đến thái độ và động cơ học tập của sinh viên [28][34][44][45]. Bởi vì, thơng qua việc đo lƣờng và đánh giá mức độ đạt đƣợc KNGTSP của sinh viên, bản thân sinh viên biết đƣợc mình có điểm mạnh và hạn chế gì để phấn đấu rèn luyện; giảng viên cũng biết đƣợc sinh viên còn yếu ở kỹ năng nào để tiếp tục bồi dƣỡng cho các em;

Chính vì vậy, phải đƣa ra tiêu chí đánh giá kỹ năng giao tiếp/trình bày của sinh viên trong các hoạt động khi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đồng thời yêu cầu giáo viên hƣớng dẫn thực tập sƣ phạm nhận xét, đánh giá cụ thể, chi tiết về KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo nhằm chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế, định hƣớng cho sinh viên tiếp tục rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi. Việc đánh giá kết quả học tập của SV cần hƣớng đến mức độ đạt đƣợc chuẩn đầu ra về kỹ năng giao tiếp sƣ phạm với trẻ mẫu giáo; kết quả đánh giá cần đƣợc phản hồi kịp thời để sinh viên cải thiện việc học tập và rèn luyện KNGTSP của bản thân.

d) Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, điều kiện môi trường

Mỗi cơ sở giáo dục, ngồi phịng học, khu sinh hoạt, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cần có các khơng gian cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, đặc biệt là thƣ viện. Thƣ viện của nhà trƣờng cần có đầy đủ các tài liệu, giáo trình về giao tiếp và giao tiếp sƣ phạm để sinh viên học tập; phòng thực hành cho sinh viên tập dạy cần có các đồ dùng, phƣơng tiện dạy học để sinh viên rèn luyện kỹ năng giảng dạy nói chung và kỹ năng giao tiếp sƣ phạm nói riêng. Ngồi ra, để sinh viên biết đƣợc điểm mạnh và hạn chế về kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của ban thân không thể thiếu các công cụ đánh giá về kỹ năng giao tiếp. Ngồi ra, việc xây dựng mơi trƣờng giáo dục lành mạnh, thân thiện với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhƣ các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, hội thi nghiệp vụ sƣ phạm, hội nghị phƣơng pháp học tập hiệu quả,... để sinh viên giao lƣu học hỏi giữa sinh viên các lớp, các khoa trong nhà

trƣờng hoặc giữa sinh viên nhà trƣờng với các sinh viên trƣờng bạn,..., qua đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3 6 tuổi (nghiên cứu trường hợp tại trường cao đẳng sư phạm trung ương nha trang) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)