Mơ hình của Nguyễn Thị Oanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm 4 trường đại học dược hà nội (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Cấu trúc kỹ năng làm việc nhóm

1.3.5. Mơ hình của Nguyễn Thị Oanh

Tác giả Nguyễn Thị Oanh [14, tr.14-24], đưa ra nhóm phải có đủ 4 yếu tố:

a. Mục đích chung

Một tập hợp người không thể được xem như một nhóm nếu họ khơng có cùng mục tiêu và cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt được mục tiêu đó. Khi trong tập thể người ta không cùng chia sẻ mục tiêu thì lại có sự phân hóa thành nhiều nhóm. Mục tiêu chung là điểm qui tụ các thành viên trong nhóm, mục tiêu cũng chính là động lực, là kim chỉ nam cho nhóm hoạt động. Mục tiêu

giúp các thành viên giải quyết mâu thuẫn và xác định cách làm việc của nhóm. Khi tham gia xây dựng mục tiêu chung, các thành viên trong nhóm sẽ cảm thấy hứng thú và họ đều cố gắng để đạt được. Mục đích càng rõ ràng, càng được nhóm viên hiểu giống nhau thì liên kết họ mạnh mẽ và họ càng góp sức để cùng hành động.

b. Sự tương tác giữa các thành viên

Đây là yếu tố cơ bản của làm việc nhóm. Để trở thành một nhóm, các thành viên cần có mối quan hệ “mặt giáp mặt” kéo dài trong một thời gian nhất định. Họ giao tiếp và ảnh hưởng lẫn nhau. Họ giao tiếp với nhau bằng lời nói hay ngơn ngữ cơ thể. Sự tham gia tích cực của nhóm viên sẽ đem lại sự thỏa mãn và gắn bó với nhóm. Tương tác phải hai chiều, chính tương tác là yếu tố chủ yếu làm thay đổi hành vi con người. Trong tiếp xúc, họ càng gắn kết với nhau thì nhóm càng dễ dàng đạt được mục đích chung. Chất lượng của tương tác mang ý nghĩa rất lớn vì nó làm tăng cường hiệu quả làm việc nhóm.

c. Có các qui tắc chung

Tập thể nào khi làm việc chung cũng cần xây dựng nội qui để mọi người tuân theo. Qui tắc là các luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặt ra. Những qui tắc này có thể được thơng báo, xác định một cách chính thức hoặc có khi được nhóm viên mặc nhiên chấp nhận khơng cần hình thức. Đối với các qui tắc này thì khơng thể áp đặt mà qua q trình gắn bó với nhau, các thành viên sẽ phát hiện và tuân thủ.

d. Vai trò của từng thành viên

Mỗi cá nhân của nhóm có những vai trị riêng góp phần giúp nhóm hoạt động hiệu quả. Thường thì các vai trị là kết quả của q trình phân chia trách nhiệm dựa vào khả năng chuyên môn cũng như những điều kiện khác. Vai trị là khn mẫu các hành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ nhóm. Các vai trị này từ từ có thể thành nếp tùy đặc tính nhân cách của nhóm viên và nhu cầu chung của nhóm. Vì thế vai trị khơng ln ở thế tĩnh mà ở thế động tùy vào các tình huống khác nhau. Một thành viên cùng một lúc có thể

giữ nhiều vai trị. Rõ ràng, nếu chỉ tập hợp một số lượng người nào đó mà giữa họ khơng có mục tiêu chung, khơng có sự tương tác, khơng có sự chia sẻ. Làm việc nhóm tạo nên sự liên kết, thúc đẩy tinh thần hợp tác, phụ thuộc giữa các thành viên; mỗi người cố gắng thể hiện tốt vai trị của mình: cùng chia sẻ trách nhiệm, cùng nhau hỗ trợ và cam kết giải quyết vấn đề chung của nhóm. Điều này khơng có nghĩa vai trị của mỗi cá nhân khơng cịn quan trọng nữa mà tính hiệu quả của nhóm dựa vào thành quả của từng thành viên trong nhóm. Khi cả nhóm hoạt động hiệu quả nhất là khi các cá nhân cùng đồng lòng phối hợp ăn ý hướng về một mục đích. Vì vậy, làm việc nhóm khơng hẳn chỉ là làm việc với nhiều người, làm việc nhóm khác với làm việc đơng người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm 4 trường đại học dược hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)