Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm 4 trường đại học dược hà nội (Trang 71 - 79)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. xuất giải pháp

Đối với Nhà trường

Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để bộ mơn Dược lâm sàng có thể tiếp tục phát huy việc giảng dạy học tập bằng phương pháp làm việc nhóm để tăng khả năng tương tác trong SV.

Nhà trường cần có những mơn học bắt buộc sử dụng đúng phương pháp xê mi na và thảo luận nhóm để SV học tập tích cực hơn.

Nhà trường nên mời một số tổ chức truyền thông chuyên về đào tạo kỹ năng mềm giảng dạy cho các lớp SV.

Nhà trường kết hợp bộ mơn và các phịng ban liên quan tổ chức các giải đấu thể thao giữa các lớp, các mơn, bộ mơn; các mơn học tích cực cho nhiều hoạt động làm việc nhóm như làm tiểu luận, xê mi na.

Đối với sinh viên

SV cần chủ động trong học tập, nâng cao ý thức, động lực làm việc, học tập. Ngoài việc học tập trên lớp các SV nên tham gia vào các nhóm, các câu lạc bộ trong trường để tăng khả năng giao tiếp làm việc nhóm, tự tin nêu ý kiến, bảo vệ ý kiến, lắng nghe ý kiến người khác một cách khách quan.

Giúp đỡ các thành viên trong nhóm; thẳng thắn chia sẻ quan điểm, tranh luận, tôn trọng quan điểm của thành viên khác.

Tích cực tự giác tham gia đóng góp vào các buổi thảo luận nhóm, nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm, phát huy tối đa kĩ năng, năng lực của bản thân khi hoạt động nhóm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Với 3 giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra ở phần đầu của luận văn, qua quá trình nghiên cứu, tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá, tác giả đã rút ra một số kết luận sau:

Kết quả phân tích từng câu hỏi trong khảo sát ý kiến của SV và giảng viên tác giả đã nhận được các ý kiến góp ý hữu ích về ngun nhân gây khó khăn, thái độ của từng SV khi làm việc nhóm trong q trình thực tập, xê mi na hay khi tham gia các hoạt động nhân đạo.

Thông qua ý kiến tự đánh giá của SV về KN làm việc nhóm ở mức độ tốt và đánh giá của giảng viên về KN làm việc nhóm của SV ở mức độ trung bình.

So sánh kết quả đánh giá KN làm việc nhóm giữa giảng viên và SV cho thấy, điểm trung bình các nhóm KN làm việc nhóm của SV cao hơn điểm trung bình của GV. Nguyên nhân của sự khác biệt này là GV thường đưa ra yêu cầu cao, toàn diện hơn so với việc SV tự đánh giá.

Giảng viên thường sử dụng phương pháp làm việc nhóm từ mức độ thỉnh thoảng và thường xuyên, mức độ luôn luôn rất và được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động xê mi na.

Đối với thái độ tham gia làm việc nhóm của SV trong hoạt động học tập và hoạt động đoàn thể được đã cho thấy SV cho rằng hoạt động nhóm của họ tích cực trong khi GV chỉ đánh giá họ ở mức tương đối tích cực.

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc nhóm của SV bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan cao hơn nguyên nhân khách quan. SV đánh giá các nguyên nhân ở mức ảnh hưởng, chỉ có nguyên nhân "Khó chấp nhận ý kiến khác mình" được SV tự đánh giá ở mức độ "ít ảnh hưởng". GV cũng cho rằng SV

thiếu cởi mở. Có thể vấn đề GV đưa ra chưa thu hút được SV và họ chưa được đào tạo bài bản trong kỹ năng này.

Để rèn luyện nâng cao KN làm việc nhóm của SV cần có một số biện pháp như: Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của SV thơng qua các hoạt động xê mi na, trong hoạt động thực tập và thực tế; bồi dưỡng kiến thức cho SV về các kỹ năng mềm; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho SV.

KHUYẾN NGHỊ

Để kỹ năng làm việc nhóm trở thành kỹ năng có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giảng dạy của GV và quá trình học tập của SV; để việc áp dụng kỹ năng làm việc nhóm thực sự có hiệu quả, khơng mang tính hình thức và đi vào chiều sâu, tác giả mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị dựa trên các ý kiến đóng góp của GV và SV sau:

Đối với Nhà trường

Nhà trường cần làm rõ hơn để SV thấy bối cảnh công việc tương lai sau khi ra trường của các bạn thế nào, kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp giữa các thành viên trong cơng ty quan trọng ra sao. Vì làm việc một mình dù bản thân rất giỏi cũng chẳng thể đem lại tầm ảnh hưởng lớn, sẽ không thể thành công nếu kỹ năng nghèo nàn, thái độ hợp tác, thái độ học hỏi khơng có. Do đó nhà trường nên:

Khuyến khích và tuyên truyền vai trị của làm việc nhóm trong SV. Nhà trường xem xét tăng thời lượng thực tập, thực tế cho SV; thời gian đi thực tế năm cuối nên tạo điều kiện cho SV thực hành tại một số cơ sở liên kết với trường, tránh tình trạng các đơn vị nhận nhưng không cho SV tiếp cận.

Nhà trường nên có các lớp đào tạo về kỹ năng mềm cho SV; xây dựng nhà thuốc của trường là nơi cho SV thực tế.

Nhà trường nên có hình thức đánh giá phù hợp cho nhóm và cá nhân trong nhóm; thay bài kiểm tra bằng bài thảo luận nhóm.

Nhà trường khuyến khích giảng viên sử dụng kỹ năng làm việc nhóm trong q trình giảng dạy.

Tạo điều kiện để SV tự chọn nhóm làm việc, tự chịu trách nhiệm với lựa chọn nhóm.

Đối với sinh viên

SV cần tự phát huy năng lực của mình; chủ động trong học tập, nâng cao ý thức, động lực làm việc, học tập.

Ngoài việc học tập các SV nên tham gia vào các nhóm, các câu lạc bộ trong trường để tăng khả năng giao tiếp làm việc nhóm, tự tin nêu ý kiến, bảo vệ ý kiến, lắng nghe ý kiến người khác một cách khách quan.

Trong q trình làm việc nhóm SV nên giúp đỡ các thành viên trong nhóm; thẳng thắn chia sẻ quan điểm, tranh luận, tôn trọng quan điểm của thành viên khác. SV cần tích cực tự giác tham gia đóng góp vào các buổi thảo luận nhóm, nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm, phát huy tối đa kĩ năng, năng lực của bản thân khi hoạt động nhóm.

SV cần nhận thức rõ vai trị của làm việc nhóm, vai trị của bản thân và cá nhân khác trong nhóm, cố gắng giải quyết tốt các mâu thuẫn trong làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong tập thể.

SV cần nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm khi đang học và sau này khi đi làm.

Việc SV tự đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, GV đánh giá SV, các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân gây khó khăn trong q trình làm việc nhóm giúp Nhà trường biết rõ hơn về các nguyên nhân khó khăn của SV để có biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng kỹ năng làm việc nhóm của SV.

Luận văn có thể áp dụng được đối với nghiên cứu khác. Tuy nhiên cần có sự nghiên cứu cụ thể đối với từng tượng khảo sát sao cho phù hợp với từng giảng viên và từng đối tượng nghiên cứu cụ thể. Đây cũng chính là hướng phát triển của luận văn trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Nguyễn Thanh Bình, Lê Thị Thu Hà, và Trịnh Thúy Giang (2014), Giáo

trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Trần Văn Cơng (2016), Bài giảng “Nghiên cứu định tính”.

3. Nguyễn Kim Dung (2008), Định nghĩa các thuật ngữ trong lĩnh vực đảm bảo

và kiểm định chất lượng giáo dục, Viện nghiên cứu giáo dục.

4. Nguyễn Thành Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy (2010),

Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các tiêu chuẩn đầu ra theo CDIO, Hội thảo CDIO, Đại

học Quốc gia Tp. HCM.

5. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2007), Nghiên cứu kỹ năng tự học trên lớp của sinh

viên sư phạm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm Tp.

HCM.

6. Đỡ Hải Hồn, Bài giảng kỹ năng làm việc nhóm: Học viện Cơng nghệ Bưu

chính Viễn thơng.

7. Sái Cơng Hồng và Lê Đức Ngọc (2017), Hướng dẫn thực hành thống kê ứng

dụng trong giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Sái Công Hồng và cộng sự (2017), Giáo trình Kiểm tra đánh giá, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội.

9. Lê Ngọc Huyền (2010), Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên

trường Đại học Sài Gòn, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học.

10. Nguyễn Đăng Khoa (2008), Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa

tiếng Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà nẵng, Tuyển tập Báo cáo

“Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6, tr. 335-338.

11. John C. Maxwell (2012), 17 nguyên tắc vàng khi làm việc nhóm, Nxb Lao

động - Xã hội.

12. Lại Thế Luyện (2015), Kỹ năng làm việc đồng đội, Nxb Thời Đại.

13. Lại Thế Luyện (2015), Sổ tay kỹ năng mềm của Sinh viên, Nxb Thời Đại. 14. Nguyễn Thị Oanh (2007), Làm việc theo nhóm, Nxb Trẻ.

15. Huỳnh Văn Sơn và Nguyễn Hồng Khắc Hiếu (2011), Giáo trình kỹ năng

làm việc nhóm, Nxb. Trẻ.

16. Huỳnh Văn Sơn (2013), Thử nghiệm một vài biện pháp phát triển kỹ năng

mềm cho sinh viên Đại học Sư phạm, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.

Hồ Chí Minh, số 50, tr. 68 - 77.

17. Phạm Hoàng Tài (2010), Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại

học Đà Lạt, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học.

18. Nguyễn Cảnh Tồn (1998), Q trình dạy - Tự học, Nxb Giáo dục.

19. Bùi Anh Tuấn (2009), Giáo trình Hành vi tổ chức, Nxb Đại học Kinh tế

Quốc dân.

20. Phạm Xuân Thanh (2005), Giáo dục đại học: chất lượng và đánh giá,

Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

21. Lâm Quang Thiệp (2011), Đo lường trong Giáo dục, Lý thuyết và Ứng

dụng (cho các chương trình đại học và cao học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI:

22. Owen J. M. và Rogers P. J (1999), Program Evaluation: Forms and

Approaches, 2 ed, Allen & Unwin Press.

23. Richard L. Hughes và Steven K. Jones (2011), Developing and Assessing

College Student Teamwork Skills, in Assessing complex geberal education

student learning outcomes, chapter 5, Wiley Online Library, p.53-64.

24. S. Mangala Ethaiya Rani (2010), Need and Importance of soft skills in students, Journal of Literature, Culture and Media studies, vol II, p.1-6.

25. Michael A. West (2012), Effective Teamwork: Practical Lessons from

Organizational Research, BPS Blackwell.

26. The Spectator; Hamilton (1998), Ont., Teamwork helps provide better

health care. [Hamilton, Ont]25 Feb 1998: MC7

27. Lindsey Elmore, BCPSa PharmD, Jessica Skelley, BCACPb PharmD, và PhDc Thomas Woolley (2014), Impact of adapted team-based learning methods

on student self-assessment of professionalism, teamwork, and skills in a self-care course, Currents in Pharmacy Teaching and Learning 6, p.488-493.

28. Biggs J. (2003), Teaching for Quality Learning At University, 2nd ed., The

Society for Research into Higher Education and Open University Press, Berkshire, England.

29. Edward F. C., Johan M., Soren O., and Doris R. B. (2007), Rethinking

Engineering Education, The CDIO Approach. Springer Science Business Media,

p. 286.

30. Abbas Abdoli Sejzi, Baharuddin Aris, Chan Pey Yuh (2013), Important

Soft Skills for University Students in 21th Century, 4 th International Graduate

Conference on Engineering, Science, and Humanities Universiti Teknologi Malaysia (UTM), Johor, Malaysia, pg 1088-1093.

31. Dean X. Parmelee MD, Dan DeStephen PhD & Nicole J. Borges PhD

(2009), Medical Students’ Attitudes about Team-Based Learning in a Pre-

Clinical Curriculum, Med Educ Online [serial online] 2009;14:1

doi;10.3885/meo.2009.Res00280.

32. Gibbs G. (1992), Improving the Quality of Student Learning, TES, Bristol,

England. Hmelo-Silver C. E. (2004), Problem-based learning: What and how do

students learn? Educational Psychology Review, vol 16, p.235–266.

33. Kozlowski, S., Ilgen, D. R. (2006), “Enhancing the Effectiveness of Work

Groups and Teams.” Psychological Science, vol 7, p.77–124.

34. Kozlowski, S. W. J., and Bell, B. S. (2003), “Work groups and teams in

organizations.” In W. C. Borman, D. R. Ilgen, and R. J. Klimoski (eds.),

Handbook of Psychology: Vol. 12. Industrial and Organizational Psychology, London: Wiley,p. 333–375.

35. Stevens, M. J., and Campion, M. A. (1994), “The Knowledge, Skill, and

Ability Requirements for Teamwork: Implications for Human Resource Management.” Journal of Management, vol 20(2), p.503–530.

36. T. Madhavan (2009), Lecture notes on Teaching of Science (Part:

Methodology) in Teaching of Science, First Year Source Book (D.T.Ed.) Tamil

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm 4 trường đại học dược hà nội (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)