Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Trang 95 - 99)

- Kết quả sơ bộ: Cho đến nay, hoạt động của NVHTGV đã đi vào nề nếp.

3.7. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để khẳng định được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà luận văn nêu ra ở trên, tác giả đã tiến hành điều tra tại một số địa phương trong các tỉnh mục tiêu của Dự án. Việc điều tra này được thực hiện thông qua phiếu hỏi ý kiến đánh giá bằng phương pháp phỏng vấn và điều tra 50

cán bộ Dự án cấp TW, cấp Sở, Phòng GD-ĐT và 100 cán bộ quản lý, giáo viên của các trường tiểu học thuộc một số tỉnh của Dự án. Kết quả điều tra được tổng kết ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp hồn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án PEDC

TT T Các biện pháp quản lý Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thứ bậc thi cao Khả Khả thi Không khả thi Thứ bậc 1

Kế hoạch hoá hoạt động giám sát, đánh giá Dự án. 98 65,3% 52 34,7% 0 3 45 30% 105 70% 0 5 2 Xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá hoàn chỉnh, có sự liên kết chặt chẽ giữa cấp TW và các cấp địa phương 90 60% 60 40% 0 4 47 31,3% 103 68,7% 0 4 3

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thuận lợi và các hướng dẫn cụ thể để triển khai công tác giám sát, đánh giá. 99 66% 51 34% 0 2 56 37,3% 94 62,7% 0 2 4

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và năng lực cho cán bộ tham gia công tác giám sát, đánh giá Dự án. 112 74,7% 38 25,3% 0 1 59 39,3% 91 60,7% 0 1 5

Tăng cường quản lý cán bộ tham gia công tác giám sát, đánh giá Dự án. 85 56,7% 65 43,3% 0 5 48 32% 102 68% 0 3 6

Tăng cường phối hợp công tác giám sát, đánh giá của Dự án với Bộ GD- ĐT và các nhà tài trợ. 83 55,3% 67 44,7% 0 6 45 30% 105 70% 0 5

Kết quả điều tra trên được thể hiện qua đồ thị sau:

Sơ đồ 3.2. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp hồn thiện cơng tác giám sát, đánh giá Dự án PEDC

Từ kết quả khảo sát trên có thể rút ra một số nhận xét sau đây:  Về tính cần thiết của các biện pháp.

Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp mà tác giả đề tài đưa ra có 65,3% số người được hỏi cho rằng việc đưa biện pháp 1 - Kế hoạch hoá hoạt

động giám sát, đánh giá của Dự án là rất cần thiết, 34,7% cho rằng là cần thiết phải áp dụng biện pháp trên.

Khi được hỏi về tính cần thiết của biện pháp 2 - Xây dựng một hệ thống

giám sát, đánh giá hồn chỉnh, có sự liên kết chặt chẽ giữa cấp TW và các cấp địa phương có 60% số người được hỏi cho rằng áp dụng biện pháp trên vào công tác giám sát, đánh giá là rất cần thiết, 40% cho rằng đây là biện pháp cần thiết.

Có 66% số người được hỏi cho rằng biện pháp 3 - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thuận lợi và các hướng dẫn cụ thể để triển khai công tác giám sát, đánh giá là rất cần thiết, 34% cho rằng biện pháp này ở mức độ cần thiết.

Khi đề cập về biện pháp 4 - Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và năng lực cho cán bộ tham gia công tác giám sát, đánh giá Dự án thì kết quả thu

được cho thấy có tới 74,7% số người được hỏi cho rằng biện pháp này là rất cần thiết, chỉ có 25,3% cho rằng biện pháp này chỉ ở mức độ cần thiết.

Còn với biện pháp 5 - Tăng cường quản lý cán bộ tham gia công tác giám sát, đánh giá Dự án có 56,7% số người được hỏi cho rằng việc áp dụng

biện pháp trên là rất cần thiết. Có 43,3% số người được hỏi cho rằng đây là biện pháp cần thiết.

Biện pháp cuối cùng mà tác giả đưa ra là biện pháp 6 - Tăng cường phối

hợp công tác giám sát, đánh giá của Dự án với Bộ GD-ĐT và các nhà tài trợ

có 55,3% số người được hỏi cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết trong khi có tới 44,7% (gần tương đương) cho rằng là cần thiết.

Về tính khả thi.

Với 30% số người được hỏi về biện pháp thứ nhất cho rằng đây là một biện pháp rất khả thi trong khi số đông 70% cho rằng biện pháp này khả thi.

Đánh giá về tính khả thi của biện pháp thứ hai thì có 31,3% số người được hỏi cho rằng đây là biện pháp có tính khả thi cao, 68,7% số người được hỏi cho rằng có khả thi nhưng khơng cao.

Biện pháp thứ ba cho tác giả số liệu thực tế như sau: 37,3% số người được hỏi cho rằng rất khả thi, 62,7% cho rằng có khả thi nhưng không cao.

Với biện pháp thứ tư, có 39,3% số người được hỏi cho rằng là rất khả thi, 60,7% cho rằng có khả thi nhưng khơng cao.

Được hỏi về tính khả thi của biện pháp thứ năm 32% số người đánh giá là rất khả thi, 68% cho rằng có tính khả thi nhưng khơng thực sự cao.

Có 30% số người được hỏi cho rằng tính khả thi của biện pháp thứ sáu là rất cao, 70% số người được hỏi cho là có khả thi nhưng không thực sự cao (tương đương với biện pháp 1).

Về thứ bậc của các biện pháp - Về tính cần thiết:

Biện pháp có thứ bậc cao nhất đó chính là biện pháp 4 - Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và năng lực cho cán bộ tham gia công tác giám sát, đánh giá Dự án. Tiếp theo là biện pháp 3 - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thuận lợi và các hướng dẫn cụ thể để triển khai công tác giám sát, đánh giá.

Biện pháp có thứ bậc cao thứ ba là biện pháp 1 - Kế hoạch hoá hoạt động giám sát, đánh giá của Dự án. Biện pháp có thứ bậc thứ tư là biện pháp 2 - Xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá hồn chỉnh, có sự liên kết chặt chẽ giữa cấp TW và các cấp địa phương, thứ bậc năm là biện pháp 5 - Tăng cường quản lý cán bộ tham gia công tác giám sát, đánh giá Dự án. Biện

pháp có thứ bậc thấp nhất cũng là biện pháp cuối cùng, đó là biện pháp 6 -

Tăng cường phối hợp công tác giám sát, đánh giá của Dự án với Bộ GD-ĐT và các nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)