1.1. Cơ sở lý luận
1.1.2. Đoạn văn và đoạn văn lập luận chứng minh
1.1.2.1. Đoạn văn
Hiện nay, trong nhà trường phổ thơng cịn tồn tại những cách hiểu khác nhau về đoạn văn.
- Đoạn văn dùng để chỉ sự phân đoạn nội dung của văn bản. Biểu hiện cụ thể của quan niệm này bộ lộ rõ nhất ở những câu hỏi, kiểu như: bài này được chia làm mấy đoạn, nội dung của mỗi đoạn là gì? Như vậy, một đoạn có thể rất dài, bao gồm nhiều phần xuống dòng, đoạn trong những trường hợp này được quan niệm cần đạt đến một sự hoàn chỉnh nhất định về mặt nội dung.
- Đoạn văn còn được hiểu là sự phân đoạn mang tính chất hình thức. Cách hiểu này được ghi nhận trong các lời nói, kiểu như: mỗi chỗ xuống dòng sẽ cho ta một đoạn văn, muốn có đoạn văn ta phải chấm xuống dịng... Cách hiểu này nếu chỉ nhấn mạnh vào mặt hình thức, như vậy cũng sẽ là phiến diện, tuy rằng cách hiểu như vậy đã có cơ sở, gần gũi với quan niệm về đoạn văn nghiên cứu ngôn ngữ hiện nay.
Theo quan niệm của chúng tơi, và cũng là quan niệm đã có sự thống nhất giữa những người nghiên cứu, đoạn văn vừa là sự phân đoạn mang tính nội dung, vừa là
sự phân đoạn mang tính hình thức. Theo PGS. TS Nguyễn Quang Ninh: “Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm) được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn. Như vậy, về mặt nội dung đoạn văn có thể hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định (phù hợp với cách hiểu truyền thống) hoặc khơng hồn chỉnh. Sự khơng hồn chỉnh này nằm trong ý đồ của người viết… [28, tr. 7]
Như vậy, khi nói đến đoạn văn chúng ta cần lưu ý những đặc điểm chính như sau: - Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, thường gồm một số câu (trường hợp hãn hữu có thể chỉ có một câu). Các câu trong đoạn văn ln có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
- Mỗi đoạn văn thường thể hiện một cách tương đối trọn vẹn một tiểu chủ đề. Tiểu chủ đề này là một bộ phận của chủ đề tồn văn bản. Chính vì thế mỗi đoạn văn của một văn bản có tính độc lập tương đối và nếu tách ra khỏi văn bản thì nó có tư cách như một văn bản nhỏ. Tuy thế, nằm trong văn bản, mỗi đoạn văn ln ln có sự liên kết với các đoạn văn khác.
- Mỗi đoạn văn có một cấu trúc nhất định. Cấu trúc của đoạn văn, cũng như cấu trúc của câu, từ thường có tính chất trừu tượng, khái qt và như một bộ khung, một mơ hình chung, tồn tại ở nhiều đoạn cụ thể.
- Đoạn văn có đặc trưng hình thức: bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
Những đặc trưng trên phối hợp với nhau cùng thể hiện trong một đoạn văn. Do vậy, khi xem xét đoạn văn, chúng ta không chỉ chú ý riêng về một phương diện nào.
1.1.2.2. Đoạn văn lập luận chứng minh
Xét trên bình diện làm văn, “đoạn văn là một đơn vị cơ bản để xây dựng văn bản nghị luận” [13, tr.25]. Đoạn văn trong mối quan hệ với bài văn nghị luận xét về mặt lập luận chứng minh cũng được nhìn nhận trên những quan điểm chung về đoạn văn nhưng có thêm một số điểm cần lưu ý.
Thứ nhất, khi xác định về vị trí đoạn văn lập luận chứng minh trong mối quan hệ với bài văn nghị luận, chúng tôi không tập trung vào cách thức lập luận trong đoạn mở bài (đặt vấn đề) và kết bài (kết thúc vấn đề). Điều này xuất phát từ quan niệm “đoạn văn nghị luận nói chung được hiện lên với tính cách là một cấu
trúc lập luận để làm sáng tỏ kết luận mà nó hướng tới” [31, tr.60]. Do chức năng riêng mà phần Mở bài và Kết bài có cách thức lập luận nhất định nhưng về cơ bản nó khơng có khác biệt lớn và phản ánh những đặc trưng bản chất trong phép lâp luận chứng minh. Với tính cách là những đoạn văn gắn với việc giải quyết vấn đề, đoạn văn ở phần thân bài thể hiện rõ nhất sự gắn bó chặt chẽ với quá trình thuyết phục luận điểm, với sự vận động lập luận trong bài văn nghị luận.
Thường để sáng tỏ một kết luận, thuyết phục người đọc tin vào kết luận đó, người viết cần soi chiếu vấn đề từ nhiều góc độ, nói cách khác là phải đặt ra và trả lời nhiều câu hỏi về vấn đề đang được bàn tới: Là gì? Tại sao? Như thế nào? ... Từ việc đặt ra và trả lời câu hỏi, có thể hình dung một bài văn nghị luận thường được triển khai theo các bước cơ bản sau:
- Giải thích (trả lời câu hỏi là gì?)
- Phân tích, lý giải (trả lời câu hỏi vì sao)
- Bình luận, đánh giá (trả lời câu hỏi như thế nào)
Với mỗi góc độ soi chiếu, người viết thường sử dụng một pháp lập luận chủ yếu như: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp... Thường, mục đích đoạn văn lập luận chứng minh để trả lời câu hỏi Tại sao? ứng với phần thứ hai của phần giải
quyết vấn đề. Tất nhiên, để trả lời được câu hỏi này, khơng phải chỉ cần có một mà
có thể là hai hoặc ba đoạn văn. Phần trả lời câu hỏi này có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề, tạo sự thuyết phục, tin tưởng đối với người đọc, người nghe.
Chẳng hạn, với một đề bài sau: Chứng minh: “Sách là người bạn lớn của con người”.
Với đề văn trên, học sinh cần hiểu được bản chất của vấn đề mà bài viết cần tập trung làm sáng tỏ: Vai trò và tác dụng to lớn của sách đối với con người. Từ nhận thức ấy, học sinh xây dựng ý bằng cách đặt ra những câu hỏi:
- Câu nói trên có nghĩa là gì?
- Tại sao sách lại là người bạn lớn của con người?
- Câu nói trên có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần làm gì để phát huy vai trị, sức mạnh của sách?
Để trả lời được câu hỏi thứ hai, học sinh có thể chứng minh qua ba luận điểm: 1- Sách cung cấp kiến thức cho con người, 2 – Sách làm tâm hồn chúng ta thêm phong phú, 3 – Sách giúp ta giải trí, thư giãn sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Như vậy, ba luận điểm tương ứng với ba đoạn văn mà phép lập luận chủ yếu trong ba đoạn là phép lập luận chứng minh, ta có ba đoạn văn lập luận chứng minh. Đây được coi là phần quan trọng nhất trong bài, giải quyết vấn đề cốt lõi mà đề bài đặt ra.
Trên cơ sở đó, khi xây dựng hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh THCS, chúng tơi giả định đã hồn thành bước tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận. Vì vậy, chúng tơi ưu tiên tập trung vào cách thức tổ chức, sắp xếp các lí lẽ, dẫn chứng sao cho đạt được hiệu quả thuyết phục cao nhất với các luận điểm đặt ra.
Thứ hai, xét về bản chất, đoạn văn lập luận chứng minh có sự tương đồng cao nhất với mục đích của bài văn lập luận chứng minh là thuyết phục và xác lập niềm tin. Điều này trước hết xuất phát từ đặc điểm của đoạn văn: “Khi đoạn văn đạt đến mức độ tương đối hoàn chỉnh về nội dung, đoạn văn có những đặc điểm kết cấu đồng dạng ở mức cao nhất với văn bản” [31, tr. 7]. Điều này có nghĩa là trong một bài văn có rất nhiều đoạn văn, nhưng đoạn văn “tương đối hoàn chỉnh về nội dung” sẽ là đoạn có sự tương đồng lớn nhât với văn bản. Đoạn văn lập luận chứng minh thể hiện rõ điều đó. Tư tưởng, quan điểm của bài văn chứng minh là luận điểm, nó là linh hồn của bài viết, thống nhất các đoạn văn thành một khối. Còn trong đoạn văn “nội dung đoạn văn phải chứa đựng một tiểu chủ đề thống nhất, tức là một ý lớn duy nhất trọn vẹn. Tiểu chủ đề là cốt lõi, là trục của cả đoạn văn, tất cả các câu trong đoạn đều phải xa gần xoay quanh cái trục này” [13, tr.248]. Tiểu chủ đề trong đoạn văn lập luận chứng minh cũng chính là luận điểm của đoạn văn. Luận điểm này hướng vào luận điểm lớn của toàn bộ văn bản.
Thứ ba, sự đồng dạng về mục đích giữa đoạn văn lập luận chứng minh với bài văn nghị luận dẫn tới một phương diện đồng dạng khác là mặt cấu tạo. Có nghĩa là đoạn văn lập luận chứng minh có cấu tạo tương tự với bài văn nghị luận. Nếu một bài nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là vấn đề nghị luận (còn gọi là luận đề), luận điểm, luận cứ và lập luận (cịn gọi là luận chứng); thì đoạn văn lập
luận chứng minh cũng gồm các yếu tố sau: luận điểm và luận cứ (lập luận đương nhiên là sử dụng phép lập luận chứng minh).
Luận điểm là linh hồn của đoạn văn lập luận chứng minh, thường được thể hiện bằn một phán đốn (câu văn) mang nghĩa khẳng định những tính chất, thuộc tính của vấn đề, những khía cạnh nội dung được triển khai để làm sáng tỏ cho luận đề.
Luận cứ là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ trả lời cho các câu hỏi: vì sao phải nêu ra luận điểm? nêu ra để làm gì? luận điểm ấy có đáng tin cậy không? Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phuc.
Lí lẽ và lập luận giúp người đọc hiểu, còn dẫn chứng làm người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Một khi đã hiểu và tin tức là đã bị thuyết phục.
Có thể thấy rõ những yếu tố đó trong đoạn văn sau:
“Lịch sử ra đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ... Chúng ta phải ghi nhớ cơng lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Trong đoạn văn trên, luận điểm nằm trong câu văn đầu tiên của đoạn văn, dẫn chứng là “vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ...”; lí lẽ là “chúng ta có quyền tự hào vì [...], chúng ta phải ghi nhớ cơng lao [...] vì [...]’.
Cuối cùng, một yếu tố không thể khơng xét đến khi nói tới đặc điểm của đoạn văn lập luận chứng minh là cấu trúc. Theo Diệp Quang Ban, “cấu trúc là những quan hệ hình thức giữa các yếu tố (cụ thể ở đây là các câu trong đoạn văn) có quan hệ với nhau”[1, tr.216]. Việc quan tâm đến cấu trúc hình thức của đoạn văn là rất quan trọng nhất là với việc dạy học tập làm văn cho học sinh THCS bởi lẽ, cấu trúc hình thức ln có mặt trong đoạn văn, tuy nhiên, ta chỉ quan tâm đến nó khi ta cần phân tích một ý nghĩa quan hệ nào đó, nói cách khác, “ta làm việc này với mục đích phân tích” [1, tr.216]. Bằng việc phân tích cấu trúc của một đoạn văn, cụ thể ở đây là đoạn văn lập luận chứng minh, học sinh sẽ nhận ra rõ những đặc trưng của phép lập luận chứng minh.
Trong đoạn văn (cũng như trong văn bản), có nhiều kiểu cấu trúc, tác giả Diệp Quang Ban đã chia thành một số kiểu cấu trúc thường gặp: liệt kê, diễn dịch và quy nạp, đề - thuyết (với hai cách sắp xếp là móc xích và song hành). Theo đó “Trong ba kiểu quan hệ này thì liệt kê, diễn dịch và quy nạp thuộc về thành tố logic trong văn bản (trong thành tố nghĩa quan niệm, theo cách hiểu của Halliday – hay nghĩa miêu tả, nghĩa mệnh đề); đó là sự sắp xếp các ý (thường diễn đạt băng các câu - mệnh đề, tương đương “câu đơn”) bên trong các chuỗi câu nối tiếp liên quan nahu. Còn quan hệ đề - thuyết thuộc thành tố nghĩa văn bản; đó là sự sắp xếp các đoạn ý bên trong một câu - mệnh đề.” [1, tr. 227 - 228]. Do đó, khi nói tới chứng minh như một thao tác logic thì cấu trúc có liên quan trực tiếp tới đoạn văn lập luận chứng minh chính là câu trúc diễn dịch và quy nạp.
Diễn dịch là cách lập luận đi từ các ý chung, cái khái quát phổ biến đến cái riêng, cái cụ thể. Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch là đoạn văn diễn dịch. Ở đoạn văn này, phần đầu đoạn thường là câu chủ đề nêu lên một nhận định chung có tính khái qt mà người ta gọi là câu chủ đề, và câu này cũng là câu kết luận của lập luận. Những câu còn lại thường mang nội dung suy ra từ câu chủ đề, hoặc những nội dung cụ thể hơn nằm trong phạm vi khái quát của câu chủ đề, vì vậy nó được xem như các luận cứ của lập luận.
Quy nạp là cách thức lập luận đi từ cái riêng, cái cụ thể đến cái chung, cái khái quát. Ở đoạn văn này, cầu chủ đề thường đứng ở cuối đoạn. Phần đầu đoạn văn là những câu có nội dung cụ thể, ít khái qt, vì thế đó là các luận cứ của lập luận. Kết thúc đoạn văn là câu mang nội dung tổng quát, nên cái nhìn chung được suy ra, rút ra từ các luận cứ đi trước.
Phối hợp hai cách lập luận diễn dịch và quy nạp ta có đoạn văn tổng hợp – phân tích - tổng hợp. Đoạn văn này thường bắt đầu bằng một nội dung, một vấn đề chung, khái quát, sau đó là những câu triển khai, phân tích nội dung trên thành những bộ phận nhỏ để xem xét và cuối cùng lại là việc khái quát hóa, mở rộng hoặc nâng cao nội dung đã được phân tích.
Đoạn văn nghị luận chứng minh là đoạn văn phổ biến, thường gặp trong vản bản nghị luận. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa đoạn văn lập luận chứng minh chỉ
xuất hiện trong văn bản nghị luận. Thực tế chúng ta còn gặp loại đoạn văn này trong cả kiểu văn bản, phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh.
Xét các đoạn văn sau: Đoạn 1:
“Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như một thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mầ rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! ”
(Nam Cao, Chí Phèo)
Đoạn 2:
“Nhưng trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng nhưng nó khơng phải là điều mới lạ. Trong các thời kì khác nhau trước đây, các nhà chính trị, nhà văn lỗi lạc, ... đã phát triển nó và hồn tồn nắm vững nó. Ví dụ: Na-pơ-lê-ơng đọc tốc độ 2000 từ/phút, Băn-dắc đọc tốc độ 4000 từ/phút, Mác-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây. Còn Lê-nin như lướt qua trang sách nhưng Người nắm chắc được nội dung. Nhận rõ tầ quan trọng của phương pháp đọc nhanh, ở Nga, Mĩ và nhiều nước tiên tiến khác, các lớp dạy đọc nhanh đã được mở ngày càng nhiều. Sau khi dự các lớp này, người đọc có thể đạt tốc độ 1500 từ/phút, và đối với những bài viết nhẹ nhàng đơn giản như truyện trinh thám, tốc độ đọc có thể lên đến 12 000 từ/phút.”
(Theo Lịch Văn hóa tổng hợp 1987 -1990)
Có thể thấy hai đoạn trên đều là hai đoạn văn sử dụng phép lập luận chứng minh nhưng không nằm trong văn bản nghị luận. Đoạn 1 sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả nhưng lại nằm trong văn bản có phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự, đoạn 2 nằm trong văn bản có phương thức biểu đạt chủ yếu là thuyết minh.
Như vậy, đoạn văn lập luận chứng minh không chỉ tồn tại trong văn bản nghị luận mà cịn có trong kiểu văn bản khác. Tuy nhiên, ở góc độ luận văn, khi