Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh trung học cơ sở (Trang 104 - 109)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Nội dung thực nghiệm

3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.3.1. Các tiêu chí đánh giá

Căn cứ vào tiêu chuẩn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và các tiêu chuẩn định tính, định lượng của thực nghiệm sư phạm, chúng tơi xây dựng các tiêu chí đánh giá gồm:

Về định tính, chúng tơi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cụ thể như sau:

- Kiểm chứng khả năng thông hiểu các vấn đề về lập luận chứng minh qua quá trình luyện tập.

- Đánh giá khả năng lập luận của học sinh thể hiện qua việc làm các bài tập lập luận chứng minh.

- Đánh giá kĩ năng tiến hành lập luận: nhận thức yêu cầu bài tập, thao tác xác định các yếu tố của lập luận, thao tác sắp xếp các yếu tố của lập luận, thao tác chữa lỗi lập luận.

- Đánh giá khả năng làm chủ trong hoạt động lập luận chứng minh: tổ chức xây dựng một lập luận chứng minh theo yêu cầu, phát hiện ra những sai sót và điều chỉnh những sai sót trong q trình lập luận.

- Đánh giá thái độ và khả năng ứng xử trong quá trình giải quyết các vấn đề mà bài tập luyện tập lập luận chứng minh đặt ra.

Về định lượng, chúng tôi kiểm tra đánh giá hiệu quả luyện tập, chất lượng tiếp thu thực hành của học sinh dựa vào các chỉ tiêu sau:

- Trình độ lý thuyết: thể hiện ở việc nắm vững các đặc trưng cơ bản của lập luận chứng minh và các yếu tố trong cấu trúc của một phép lâp luận chứng minh, các kiểu đoạn văn trong lập luận chứng minh.

- Kĩ năng thực hành: thể hiện ở việc vận dụng những hiểu biết về lý thuyết lập luận và một số kiến thức liên quan để hoàn thành các bài tập về lập luận chứng minh.

Để có cơ sở đánh giá định lượng, chúng tôi chấm bài kiểm tra thang điểm 10 và chia thành năm loại trình độ như sau:

(1) Loại giỏi (9 - 10 điểm): Bài làm thực hiện tốt yêu cầu của đề bài, làm đúng đáp án, thể hiện được sự sáng tạo, tư duy cao trong làm bài.

(2) Loại khá (7-8 điểm): Bài làm thực hiện tương đối tốt yêu cầu của đề kiểm tra, làm gần đúng đáp án, có thể có một số sai sót nhưng khơng đáng kể.

(3) Loại trung bình (5 -6 điểm): bài làm thực hiện được một số yêu cầu cơ bản của đề kiểm tra, có sai sót nhưng khơng phải là kiến thức cơ bản.

(4) Loại yếu (3-4 điểm): Bài làm thực hiện không đầy đủ một số yêu cầu cơ bản của đề kiểm tra, có nhiều sai sót liên quan đến kiến thức cơ bản và thao tác thực hành cơ bản.

(5) Loại kém (dưới 3 điểm): Bài làm không thực hiện được hầu hết các yêu cầu của đề.

3.4.3.2. Các phương tiện đánh giá

Các phương tiện chủ yếu chúng tôi sử dụng để đánh giả kết quả thử nghiệm là: Dự giờ dạy của giáo viên, ghi chép tiến trình giờ học và quan sát các biểu hiện, thái độ của học sinh trong giờ học.

Căn cứ vào việc thực hiện các bài tập luyện tập để đánh giá, xác định mức độ nhận thức của học sinh (nhận biết, thông hiểu, biết vận dụng).

Phiếu trắc nghiệm, phiếu thăm dò: đây là cơ sở đánh giá hứng thú học tập của học sinh và mức độ nhận thức của học sinh sau giờ học.

Phân tích những thơng tin thu được và đánh giá theo tiêu chí đề ra.

Xác định mức độ hiệu quả đánh giá thông qua bài kiểm tra của học sinh. Đây là cơ sở đánh giá khách quan nhất.

3.4.3.3. Kết quả đánh giá thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm đã được tiến hành theo đúng yêu cầu và theo đúng chương trình nội dung phần Ngữ văn lớp 7, 8. Sau một thời gian tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Về đánh giá định tính, đối với giáo viên, hầu hết giáo viên tham gia dạy thực nghiệm đã vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo. Giáo viên làm việc nghiêm túc, đúng tiến độ.

Về phía học sinh, trong các giờ luyện tập, nhờ hệ thống bài tập tương đối phong phú, khơng khí học tập của học sinh nhìn chung là sơi nổi, học sinh hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài. Học sinh tiếp thu được những vấn đề cơ bản của lý thuyết lập luận chứng minh qua việc nhận biết, lựa chọn, sắp xếp các yếu tố của lập luận chứng minh. Hầu hết học sinh trong giờ thực nghiệm đều biết huy động kiến thức để xây dựng hệ thống luận cứ, viết thành đoạn tương đối hoàn chỉnh. Các em cũng biết điều chỉnh, sửa sai cho những đoạn văn mắc lỗi qua sự thảo luận, trao đổi với bạn và sự hướng dẫn của giáo viên. So với giờ học của lớp đối chứng, khi đặt ra những nội dung luyện tập liên quan, học sinh tỏ ra thụ động hơn và cịn nhiều lung túng khó khăn khi giải quyết từng dạng bài tập cụ thể.

Về đánh giá định lượng, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng nhận thức của học sinh đối với hệ thống bài tập được đặt ra thông qua chất lượng bài kiểm tra và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng

Xếp loại Lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Lớp thực nghiệm (65 học sinh) 18 27.7% 35 53.9% 12 18.5% 0 0% Lớp đối chứng (65 học sinh) 6 9.2% 23 35.4% 21 32.3% 15 23.1%

Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 0 10 20 30 40 50 60

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Chú thích: - Lớp thực nghiệm - Lớp đối chứng

Như vậy, hai lớp thực nghiệm và đối chứng có sức học tương đương nhau. Tuy nhiên, sau tiến hành thực nghiệm dựa trên hệ thống bài tập đề xuất, kết quả kiểm tra có sự khác biệt tương đối rõ giữa lớp thực nghiệm và đối chứng. Ở lớp thực nghiệm, số bài làm đạt loại giỏi và khá cao hơn so với lớp đối chứng; trong khi đó, số bài làm trung bình và yếu thì thấp hơn hẳn, thậm chí, số bài làm yếu khơng có.

Từ kết quả định tính và định lượng, chúng tôi nhận thấy, hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh mà luận văn đề xuất mang tính khả thi và bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định.

Tiểu kết Chương 3

Như vậy, với mục đích kiểm nghiệm tính khả thi của hệ thống bài tập đề xuất, chúng tôi đã xác định đối tượng, địa bản, nội dung và kế hoạch thực nghiệm, Trong đó, đối tượng thực nghiệm của chúng tơi là giáo viên và học sinh khối 7, 8 thuộc các trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), THCS Yên Phụ (Bắc Ninh). Số bài thực nghiệm là 02 bài, đồng thời có sự tham gia của 65 học sinh là 02 giáo viên tham gia thực nghiệm. Chúng tôi thiết kế nội dung thực nghiệm trên hai bài: tuần 26, tiết 100 (Ngữ văn 7): “Luyện tập viết đoạn văn chứng minh”; tuần 26, tiết 100 (Ngữ văn 8): “Viết đoạn văn trình bày luận điểm”. Ở mỗi bài, có giáo án, phiếu học tập và đề, đáp án của bài kiểm tra ngắn. Sau đó, chúng tơi gửi nội dung thực nghiệm đến giáo viên, thống nhất tinh thần bài dạy, chúng tôi tiến hành dự giờ, đánh giá kết quả thực nghiệm trên hai tiêu chí là định tính và định lượng. Đối chiếu kết quả thực nghiệm với kết quả ở lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy, giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, khơng khí lớp sơi nổi, học sinh nắm được bài để giải quyết bài tập, chất lượng bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, Như vậy, hệ thống bài tập mà luận văn đề xuất là có tính khả thi và bước đầu có những hiệu quả nhất định.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh trung học cơ sở (Trang 104 - 109)