Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh trung học cơ sở (Trang 88)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm là một phương pháp có vị trí đặc biệt quan trọng của khoa học giáo dục nói chung và dạy học Tập làm văn nói riêng. “Ngành phương pháp dạy học văn vốn là một khoa học ứng dụng lại càng phải chú ý phương pháp thực nghiệm” [25, tr.17]. Thực nghiệm là khâu cuối cùng nhưng vơ cùng quan trọng, bởi qua đây ta có thể kiểm tra được khả năng thực thi của các vấn đề được đặt ra và giải quyết như thế nào trong thực tiễn dạy học.

Luận văn này mang tính chất đề xuất một phương hướng, một cách thức trong vấn đề thực hành: luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh THCS. Bởi vậy, thực nghiệm là thước đo, đánh giá khả năng áp dụng cũng như tính hiệu quả, tính khả thi của các nhóm, loại và dạng bài tập được đề xuất. Dựa vào việc phân tích kết quả thực nghiệm, chúng tơi sẽ điều chỉnh, bổ sung để hồn chỉnh hơn hệ thống bài tập đã xây dựng, từ đó tiếp tục triển khai, ứng dụng vào quá trình dạy học.

Việc thực nghiệm của chúng tơi vì vậy vừa phải đảm bảo những đặc trưng riêng của vấn đề nghiên cứu, vừa tôn trọng tính khách quan, chính xác của thực nghiệm khoa học để có được kết quả tin cậy. Thực nghiệm sẽ cố gắng duy trì hệ thống luyện tập mà luận văn đề xuất bao gồm các phương diện nội dung, quy trình tổ chức và các thao tác luyện tập. Có như vậy, những kết quả được kiểm chứng qua thực nghiệm mới cho phép chúng ta đưa ra được những giải pháp sư phạm hợp lý hơn cho việc rèn luyện các kĩ năng làm văn từ khâu xây dựng hệ thống bài tập đến khâu xây dựng quy trình luyện tập, hướng dẫn các thao tác luyện tập cho học sinh. 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Xuất phát từ nhiệm vụ nghiên cứu, để quá trình thực nghiệm được thuận lợi, đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra, chúng tôi tiến hành thực nghiệm các đối tượng sau:

- Gắn các bài tập luyện tập vào nội dung dạy học theo đúng tiến trình dạy học, phân phối chương trình.

- Đối tượng thực nghiệm là giáo viên và học sinh khối 7, 8 thuộc các trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), THCS Yên Phụ (Bắc Ninh)

Các trường chúng tôi chọn có sự phân vùng tương đối rõ giữa thành phố và nông thôn. Tuy nhiên, ở mỗi trường chúng tôi chọn một lớp thực nghiệm, một lớp đối chứng. Ở các lớp được chọn học sinh có trình độ xuất phát về kiến thức, hoàn cảnh và điều kiện, lứa tuổi tương đối đồng đều. Cụ thể, chúng tôi chọn các lớp thực nghiệm sau:

Bảng 3.1: Thông tin lớp thực nghiệm và đối chứng

Tên trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tên lớp Sĩ số Tên lớp Sĩ số THCS Đoàn Thị Điểm 7A1 25 7A2 27

THCS Yên Phụ 8A 40 8B 38

Về giáo viên thực nghiệm, chúng tơi lựa chọn những giáo viên có năng lực chun mơn vững, dày dạn kinh nghiệm trong giảng dạy, có ý thức trách nhiệm trong giờ dạy học. Sau đó chúng tơi trao đổi với các giáo viên để có sự so sánh giữa giáo viên dạy thực nghiệm với giáo viên khơng dạy thực nghiệm, từ đó điều chỉnh nội dung thực nghiệm phù hợp.

3.3. Kế hoạch thực nghiệm

Để công việc thực nghiệm được tiến hành thuận lợi, chúng tôi đã tiến hành đến các trường thực nghiệm, gặp gỡ giáo viên, học sinh, trò chuyện, trao đổi lấy phiếu thăm dị, xem xét tình hình dạy học luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh. Chúng tơi tiến hành thực nghiệm trong học kì II năm học 2013 – 2014 theo phân phối chương trình. Cụ thể như sau:

Tuần 26, tiết 100 (Ngữ văn 7): “Luyện tập viết đoạn văn chứng minh” Tuần 26, tiết 100 (Ngữ văn 8): “Viết đoạn văn trình bày luận điểm”

Để đảm bảo quy chế chun mơn và tiến độ chương trình, giờ thực nghiệm được tiến hành đúng nội dung và chương trình quy định. Chúng tơi quan sát, dự giờ và tổ chức đánh giá thực nghiệm. Đồng thời, sau mỗi giờ thực nghiệm, học sinh được làm một bài kiểm tra ngắn để đánh giá khả năng tiếp thu.

Các giờ thực nghiệm được chuẩn bị chu đáo công phu, song chúng tôi cố gắng để nó diễn ra tự nhiên nhằm thu được kết quả khách quan và chân thực.

Trong quá trình tổ chức thức nghiệm, chúng tơi xác định những nội dung cần hoàn thành thực nghiệm gồm:

- Bài thực nghiệm: 02 - Số tiết thực nghiệm: 02 - Số học sinh tham gia: 65 - Số bài kiểm tra: 02 - Số phiếu điều tra: 02

- Giáo viên dạy thực nghiệm: 02

Sau đợt thực nghiệm, chúng tôi thu thập tồn bộ các thơng tin và kết quả thực nghiệm, thống kê, xử lí các kết quả đã thu được từ thực nghiệm trên các phương diện định tính và định lượng.

3.4. Nội dung thực nghiệm

3.4.1. Thiết kế giáo án

Căn cứ vào nội dung đề tài, chúng tôi thiết kế nội dung về bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh lớp 7,8. Để phục vụ cho đề tài và theo hướng biên soạn của sách giáo khoa, chúng tôi đưa hệ thống bài tập vào trong bài dạy:

Tuần 26, tiết 100 (Ngữ văn 7): “Luyện tập viết đoạn văn chứng minh” Tuần 26, tiết 100 (Ngữ văn 8): “Viết đoạn văn trình bày luận điểm” Dưới đây là giáo án thực nghiệm của chúng tôi.

Thực nghiệm 1:

Tiết 100: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

- Ôn tập và củng cố những kiến thức đã học về lập luận chứng minh nói chung và đoạn văn đoạn văn chứng minh nói riêng.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học đó vào làm bài tập cụ thể. - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn chứng minh.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy, máy chiếu projector, máy chiếu vật thể.

2. Học sinh: học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, sách giáo khao, tài liệu tham khảo

C. PHƯƠNG PHÁP

GV tổ chức giờ dạy học theo phương pháp đàm thoại, phân tích mẫu, làm việc nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra sĩ số

2.Kiểm tra bài cũ

- Ở bài trước, các em đã học về lập luận và lập luận chứng minh. Em hãy trình bay cách hiểu của em về phép lập luận chứng minh, luận điểm, luận cứ và lập luận.

3.Giới thiệu bài mới

Nếu ví mỗi học sinh là một kiến trúc sư thì bài văn em viết chính là một ngơi nhà. Ngơi nhà muốn vững chắc và thẩm mĩ, người kiến trúc sư rất cần chăm chút cho từng phần, từng bộ phận của ngơi nhà đó. Đoạn văn chính là yếu tố quan trọng tạo nên sức thuyết phục của một văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Luyện xác định cấu trúc

lập luận chứng minh trong đoạn văn

- GV kiểm tra và củng cố kiến thức đã học bằng cách gợi mở và yêu cầu học sinh trình bày cấu trúc của một phép lập luận chứng minh.

- HS: suy nghĩ, trả lời - HS khác: bổ sung

- GV nhắc lại, củng cố kiến thức đã học

- HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn học sinh làm bài

- Luận điểm: là những ý kiến , quan điểm chính được nêu ra trong bài hoặc đoạn văn nghị luận (cũng được hiểu là kết luận, đích hướng tới của một lập luận)

- Luận cứ: là những căn cứ để rút ra kết luận. Luận cứ cùng hướng với kết luận gọi là luận cứ đồng hương, luận cứ nghịch hướng với kết luận gọi là luận cứ nghịch hướng. Sẽ có luận cứ có giá trị thấp hơn đối với kết luận. Đó là cơ sở để nói rằng các luận cứ có hiệu lực lập luận khác nhau.

- Lập luận: là sự phối hợp , tổ chức, sắp xếp luận cứ để dẫn tới luận điểm

+ Mục đích của bài tập là giúp học sinh xác định được luận cứ trong đoạn văn chứng minh và mối quan hệ giữa các luận cứ.

+ Muốn làm được điều đó học sinh cần thực hiện các thao tác sau: đọc kĩ đoạn văn và xác định được nội dung, mối quan hệ giữa các câu văn; xác định luận cứ dùng để chứng minh; mối quan hệ giữa các luận cứ (nghiêng về lí lẽ hay dẫn chứng, đồng hướng hay nghịch hướng, so sánh về giá trị lập luận). - HS suy nghĩ làm bài cá nhân

- GV (hỏi): Để chứng minh cho luận điểm “Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương”, người viết đã đưa ra mấy luận cứ, đó là những luận cứ nào?

- HS: trả lời

- HS khác: nhân xét - GV: chữa bài câu 1

- GV: (hỏi): em có nhận xét như thế nào về mỗi quan hệ giữa các luận cứ trong việc dẫn tới luận điểm

- HS: trả lời

- HS khác: nhận xét

- GV: nhận xét và chữa bài câu 2

Bài tập 1:

Câu 1: Để chứng minh cho luận điểm “Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương”, người viết đã đưa ra hai luận cứ, đó là những luận cứ: (1) Trần Đăng Khoa thương bác đẩy xe bò vất vả; (2) Trần Đăng Khoa thương thầy giáo gặp trời mưa đường trơn. Các luận cứ này cụ thể hóa ở câu (2), (3).

Câu 2: Quan hệ giữa các luận cứ: các luận cứ nghiêng về dẫn chứng, có quan hệ đồng hướng và giá trị lập luận như nhau.

Hoạt động 2: Luyện dựng đoạn văn lập luận chứng minh

- GV ôn tập và cung cấp thêm một số kiến thức cần thiết để có thể dựng đoạn

- Để viết một đoạn văn lập luận chứng minh hoàn thiện, cần thực hiện các thao tác:

văn lập luận chứng minh - HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn học sinh làm bài

+ Mục đích của bài tập là giúp học sinh rèn kĩ năng lựa chọn và sắp xếp luận cứ theo một trình tự logic, khoa học.

+ Thao tác học sinh cần thực hiện: tìm luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm, lựa chọn luận cứ phù hợp, sắp xếp theo một trình tự hợp lý và viết thành đoạn hoàn thiện

- HS thảo luận nhóm câu a trong thời gian 3 phút.

- Các nhóm lần lượt lên trình bày (chiếu bài làm qua máy chiếu vật thể để nhóm khác quan sát), nhóm khác nhận xét, GV nhận xét và đưa ra đáp án gợi ý

- HS tiếp tục hoàn thiện câu b

- Một, hai HS lên đọc bài, GV nhận xét, bổ sung

+ Lựa chọn, sắp xếp luận cứ: theo một trình tự logic, khoa học sẽ làm tăng tính thuyết phục cho kết luận

+ Viết thành đoạn hoàn thiện Bài tập 2

Câu 1: Luận cứ của luận điểm: “Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo

lý Uống nước nhớ nguồn.”

- Gia đình có tục thờ cũng ơng bà tổ tiên: Tết, giỗ

- Xã hội: có nhiều ngày lễ tết, hội hè để tưởng nhớ và thể hiện lòng tri ân với những người có cơng lớn, nghĩa nặng: ngày Giỗ Tổ, ngày Thương binh liệt sĩ, ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Thầy thuốc...

Câu 2: HS viết theo suy nghĩ của bản thân.

Hoạt động 3: Luyện chữa lỗi lập luận chứng minh trong đoạn văn

- GV ôn tập và cung cấp thêm một số kiến thức cần thiết để HS có thể làm bài chữa lỗi lập luận chứng minh

- HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn học sinh làm bài:

- Đoạn văn mắc lỗi lập luận là đoạn văn sai về mặt lập luận: về luận cứ, về kết luận, về cách lập luận. Chữa lỗi lập luận là phát hiện đúng lỗi và chữa lại để trở thành đoạn văn đúng.

- Lỗi kết luận: kết luận không rõ ràng, không được giữ nguyên trong suốt quá trình lập luận

- Lỗi luận cứ: không đủ, sắp xếp lộn xộn Bài tập 3:

+ Mục đích của bài tập là giúp HS vận dụng kiến thức đã học để phát hiện lỗi trong đoạn văn lập luận chứng minh và chữa lại cho hợp lý.

+ Các thao tác cần thực hiện: Đọc kĩ đoạn văn, chú ý mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn; xác định luận điểm, luận cứ; xem xét mối quan hệ giữa chúng, từ đó rút ra lỗi sai và sửa lại cho hợp lý.

- HS thảo luận nhóm

- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả làm bài, nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét và đưa ra đáp án.

- GV lưu ý học sinh: Tuy có nhiều cách sửa, nhưng chúng ta ưu tiên những cách sửa tôn trọng và không làm thay đổi quá nhiều ngữ liệu gốc.

qua câu (1) và câu (5)

- Luận cứ: đoạn văn có ba luận cứ thể hiện ở câu (2), (3) và (4)

- Lỗi lập luận của đoạn văn là: nội dung câu chủ đề (1) và (5) không trùng nhau: + Câu (1): đề cập đến vấn đề vai trò của sách trong việc lưu giữ kiến thức.

+ Câu (2): đề cập đến vấn đề vai trò của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn

 Đây là lỗi “đánh tráo luận điểm”,

luận điểm không được giữ vững trong quá trình lập luận chứng minh.

- Sửa lại: hai cách sửa:

+ Nếu giữ luận điểm thể hiện ở câu chủ đề (1) thì giữ lại hệ thống luận cứ và thay câu chủ đề (5) băn câu chủ đề khác đúng vấn đề nghị luận hơn.

Ví dụ: Như vậy, sách là vai trị vô cùng to lớn trong việc lưu giữ và cung cấp kiến thức cho nhân loại.

+ Nếu giữ luận điểm ở câu chủ đề (5) thì thay tồn bộ câu chủ đề (1) và hệ thống luận cứ đề phù hợp với luận điểm.

4. Củng cố

- Giáo nhắc lại các nhóm bài vừa luyện tập: Như vậy, để có thể viết tốt đoạn văn lập luận chứng minh, các em cần luyện tập thêm về các bài: xác định cấu trúc lập luận chứng minh, dựng đoạn văn lập luận chứng minh và chữa lỗi lập luận chứng minh trong đoạn văn sao cho thành thạo. Những kĩ năng này, các em cần luyện nhiều hơn trong quá trình lập dàn ý, viết bài và sửa lỗi trong bài làm của mình.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học sinh hoàn thiện bài tập 4 trong phiếu học tập - Học sinh chuẩn bị bài tiếp theo “Ôn tập văn nghị luận”.

PHIẾU HỌC TẬP

Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

“Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương (1). Em thương bác đẩy xe bị “mồ hơi ướt lưng, căng sợi dây thừng,” chở vôi cát về xây trường học và mời bác về nhà mình (2). Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường (3).”

(Xuân Diệu) Câu 1: Để chứng minh cho luận điểm “Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương”, người viết đã đưa ra mấy luận cứ, đó là những luận cứ nào?

Câu 2: Cho biết mối quan hệ giữa các luận cứ trong việc dẫn đến luận điểm. Bài tập 2: Cho sẵn kết luận sau: “Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn sống theo

đạo lý Uống nước nhở nguồn.”

Câu 1: Tìm và sắp xếp các luận cứ phù hợp cho kết luận trên.

Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 6 câu sử dụng câu trên làm câu chủ đề và dựa vào các luận cứ vừa tìm được.

Bài tập 3: Đọc đoạn văn sau và cho biết người viết đã mắc lỗi nào về lập luận. Hãy sửa lại sao cho hợp lý.

“Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn năm (1). Đúng như Mác-xim Go-rơ-ki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới (2). Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những sự việc đang xảy ra, đã xảy ra, những vẫn đề ở tận cung trăng hay sâu dưới đáy đại dương (3). Sách còn là người hướng dẫn viên năng động đưa ta đến những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh trung học cơ sở (Trang 88)