Những nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh trung học cơ sở (Trang 43 - 47)

Trong dạy học Tập làm văn, bên cạnh việc dạy học lý thuyết, hình thành tri thức về đối tượng thì việc dạy học sinh thực hành có một vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi lẽ đích hướng tới của lý thuyết chính là việc học sinh vận dụng tốt trong thao tác thực hành. Để thao tác thực hành thực sự hiệu quả thì rất cần có một hệ thống bài tập khoa học, hiệu quả giúp học sinh nắm vững hơn phần lý thuyết, và đặc biệt có kĩ năng xây dựng được những văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp cụ thể.

2.1. Những nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh Trung học cơ sở chứng minh cho học sinh Trung học cơ sở

2.1.1. Khái niệm hệ thống bài tập

Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê: Bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận dụng kiến thức đã học [30]. Hiểu theo nghĩa chung, hệ thống là tập hợp những yếu tố, những đơn vị cùng loại, cùng chức năng hoặc có liên hệ với nhau một cách chặt chẽ làm thành một thể thống nhất. Hệ thống còn được hiểu là phương pháp, công thức phân loại, sắp xếp sao cho có trật tự lơgic trên cơ sở có quan hệ chặt chẽ. Như vậy, hệ thống bài tập là tập hợp của nhiều bài tập được sắp xếp thành từng nhóm (trong các nhóm có thể có các loại nhỏ) theo một trình tự nhất định. Thông thường hệ thống bài tập được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ những kiến thức đơn lẻ đến kiến thức tổng hợp, nhằm rèn luyện cho học sinh những kĩ năng từ đơn giản đến phức tạp.

Trong nhà trường, bài tập là một loại hoạt động được sử dụng như phương pháp, biện pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học. Nó khơng chỉ là con đường học sinh chiếm lĩnh tri thức mà còn là cơng cụ củng cố, hồn thiện và mở rộng kiến thức, đồng thời để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, phát triển kỹ năng học tập bộ mơn nói riêng và kĩ năng tư duy nói chung. Bài tập có ưu thế trong việc đánh giá kết quả giáo dục dựa trên tiêu chí năng lực. Bởi năng lực được thể hiện ở kiến thức và kĩ năng. Khi học sinh giải bài tập cần phải huy động kiến thức và kỹ năng. Để học sinh hiểu và rèn luyện kỹ năng, khơng có cách nào khác là thơng qua hệ thống bài tập bởi vì học sinh được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống cụ thể.

Hệ thống bài tập trong Tập làm văn có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua hệ thống bài tập vừa hình thành khái niệm, củng cố lí thuyết, rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt và làm văn cho học sinh.

Trong dạy học Tập làm văn hệ thống bài tập là một đơn vị nội dung định hướng cho việc dạy học. Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm bài tập và quá trình làm bài tập của các em, giáo viên kiểm tra kết quả hoạt động dạy của mình, học sinh củng cố tri thức và thực sự hình thành được các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, tạo lập văn bản trong nhà trường và giao tiếp.

Có thể coi hệ thống bài tập trong sách giáo khoa và những bài tập giáo viên ra thêm là những kiến thức rất phong phú về đời sống, văn học, thiên nhiên, lịch sử,… để học sinh tiếp nhận, tích lũy hoặc học sinh phải thực hiện, phải xử lí, phải trình bày trước yêu cầu của một bài tập cụ thể. Hệ thống bài tập như vậy vừa là mơi trường giao tiếp, vừa kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh trên lớp, gây hứng thú, sáng tạo đối với học sinh. Quá trình học sinh làm bài tập cũng là quá trình các em tiếp xúc với các loại văn bản, ngữ liệu, nhờ đó các em hình thành được những thói quen về việc tri giác tài liệu học tập, trên cơ sở đó các em cũng sẽ có sự định hướng nhất định để vận dụng tạo lập văn bản.

Cuốn “Phương pháp dạy học văn” của nhóm tác giả Phan trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt khẳng định: “Hình thành lí luận một cách có hệ thống là cần thiết nhưng lí thuyết chỉ thực sự được củng cố và tiêu hóa thơng qua hệ thống bài tập. Rèn luyện bền bỉ, tỉ mỉ, từng bước, thường xuyên, thông qua một hệ thống bài tập chặt chẽ, từng thao tác một cho học sinh, là một u cầu có tính ngun tắc, phù hợp với các đặc thù của việc giảng dạy làm văn…bộ mơn học mang tính thực hành ở phổ thơng. Thơng qua việc luyện tập thực hành, lí thuyết làm văn mới được định hình và đạt đến trình độ thơng hiểu thực sự.” [25, tr.313]. Như vậy, có thể thấy hệ thống bài tập có một vai trị vơ cùng quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Tập làm văn nói riêng.

Theo đó, hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh là những bài tập được sắp xếp theo một trình tự, nguyên tắc nhất định vừa nhằm củng cố cho học sinh kiến thức về lập luận chứng minh, vừa giúp học sinh hình thành kĩ năng viết đoạn văn theo một phép lập luận nhất định. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng trong việc hỗ trợ đắc lực cho học sinh rèn tư duy logic và kĩ năng tạo lập văn bản.

2.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng hệ thống bài tập

Việc thiết kế, xây dựng hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

2.2.2.1. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính thống nhất và phát triển

Tính thống nhất và tính phát triển của hệ thống bài tập là một mặt các bài tập phải xoay trên một trục chung, nhưng mặt khác phải phù hợp với các thang bậc nhận thức, góp phần từng bước phát triển tư duy cho học sinh. Hệ thống bài tập phải đảm bảo mối quan hệ giữa các yếu tố của nó, các loại bài tập phải gắn bó khăng khít với nhau. Loại bài tập trước làm tiền đề cho bài tập sau, loại bài tập sau dựa trên cơ sở của bài tập trước. Có như vậy việc rèn luyện kĩ năng liên kết, phối hợp cho học sinh mới được trọn vẹn. Bởi hoạt động nhận thức của học sinh là hoạt động tích cực, khơng ngừng phát triển, không ngừng vươn tới cái mới. Chính vì vậy, tính vừa sức và phát triển là quan trọng cho việc nhận thức của học sinh. Do đó, hệ thống bài tập phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, mỗi loại hình là một kĩ năng nhất định.

Đối với hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh, có thể coi trục hồnh tức yếu tố thống nhất xuyên suốt qua các dạng bài tập chính là kiến thức về lập luận chứng minh. Có nghĩa là giáo viên cần căn cứ vào lý thuyết về lập luận chứng minh để làm cơ sở cho bài tập. Cịn trục tung tức yếu tố khơng ngừng được nâng cao, phát triển chính là năng lực, kĩ năng viết đoạn văn lập luận chứng minh. Nói như Phan Thiều - Hồng Hạnh – [Tạp chí “Nghiên cứu giáo dục” số 2, 1990]: “Qua hệ thống bài tập, chúng ta đưa học sinh vào hoạt động thực tiễn được tính tốn và sắp đặt hợp lí.” Sự “tính tốn và sắp đặt” này có nghĩa là hệ thống bài tập về đoạn văn lập luận chứng minh phải được sắp xếp theo định hướng: từ đơn giản đến phức tạp để theo đó, năng lực, kĩ năng của học sinh qua các bài tập cũng không ngừng được nâng cao. Sự sắp xếp này không chỉ thể hiện theo mức độ dễ, khó qua các dạng bài mà còn thể hiện ngay trong bài tập của từng dạng bài.

2.2.2.2. Hệ thống bài tập phải tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh

Xuất phát từ mối qua hệ qua lại chặt chẽ giữa ngơn ngữ và tư duy thì ngơn ngữ là hình thức thể hiện tư duy, là động lực thúc đẩy tư duy phát triển. Con người

tư duy được là nhờ có ngơn ngữ, biểu hiện tư duy bằng ngôn ngữ. Ngược lại, tư duy phong phú, lôgic, mạch lạc sẽ đưa đến một khả năng ngôn ngữ tương ứng. Để học sinh có kĩ năng giao tiếp và kĩ năng tạo lập văn bản tốt cần chú ý tích cực hóa hoạt động tư duy của các em, cần rèn luyện cho các em thao tác tư duy lôgic. Muốn vậy, hệ thống bài tập phải đáp ứng yêu cầu này. Aristotle đã từng đưa ra định nghĩa: bài tập là một cấu trúc ngơn ngữ trong đó chứa đựng cái đã biết và cái chưa biết.

Bài tập = cái đã biết + cái chưa biết Bài tập = cái đã biết/ cái chưa biết.

Với cách diễn đạt như trên khi tỉ lệ giữa cái đã biết và chưa biết là một chỉ số xác định dựa trên nguyên tắc tỉ lệ biết so với tỉ lệ chưa biết tương thích với chủ thể nhất định. Tỉ lệ này nếu không phù hợp sẽ xảy ra hai khả năng sau: Nếu cái đã biết quá lớn so với cái chưa biết thì sẽ triệt tiêu động cơ, nhu cầu giải quyết bài tập. Nếu cái đã biết quá nhỏ so với cái chưa biết thì sẽ khơng kích thích tìm tịi vì người làm bài không thiết lập được mối quan hệ lôgic giữa cái đã biết và cái chưa biết. Do đó, hệ thống bài tập phải thiết lập được tỉ lệ hợp lý giữa cái đã biết và cái chưa biết phù hợp với chủ thể nhận thúc để tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh.

Theo đó, hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh phải cân chỉnh được tỉ lệ giữa cái đã biết (kiến thức về văn nghị luận, kiến thức về lập luận đã học ở bài trước và lớp trước) với cái chưa biết (phép lập luận chứng minh) để kích thích sự tìm tịi, động não từ phía học sinh. Bên cạnh đó, việc tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh cịn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy mà người giáo viên lựa chọn khi hướng dẫn học sinh làm bài, Theo kết quả khảo sát (bảng 1.5), phương pháp giáo viên sử dụng chủ yếu vẫn là vấn đáp và giảng giải. Điều này chỉ tích cực hóa được một số cá nhân hăng hái phát biểu xây dựng bài. Do đó, hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cần chú ý tới sự phù hợp với hình thức tổ chức lớp sao cho giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học hài hòa như vấn đáp, giảng giải và thảo luận nhóm.

2.2.2.3. Hệ thống bài tập phải phong phú, đa dạng.

Đối với học sinh, việc thơng hiểu lí thuyết chính là việc nắm được các khái niệm, đặc điểm, vai trò… của đối tượng tri thức trong bài học và các kĩ năng cơ bản

để để tái hiện, vận dụng những tri thức đó. Tuy nhiên, mức độ nhận thức của học sinh không đồng đều, nhất là những kiến thức mang tính trừu tượng, nên khi cho học sinh làm bài tập giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh để tất cả các học sinh đều tham gia vào quá trình làm bài ở những hình thức, mức độ, yêu cầu khác nhau. Do đó, có được hệ thống bài tập đa dạng sẽ phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm nhiều mục đích khác nhau.

Tính phong phú, đa dạng trong hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh thể hiện trước hết ở mức độ của bài tập phủ đều trên các thang bậc của nhận thức: biết, hiểu, vận dụng để phù hợp với quá trình phát triển năng lực, nhận thức của từng học sinh và phù hợp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Điều này cho thấy bài tập phải có tính phân hóa cao, và người giáo viên trong q trình dạy phải phân hóa được đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, tính đa dạng và phong phú của hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh còn thể hiện ở sự đa dạng trong các nhóm, loại và dạng bài. Điều này sẽ góp phần rất quan trọng trong việc tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh trung học cơ sở (Trang 43 - 47)