Những nội dung cần khai thác trong chương trình Lịch sử lớp 12 THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông (Trang 61 - 67)

Hình 2.11 Khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ

2.1. Mục tiêu, nội dung cơ bản của chƣơng trình Lịch sử lớp 12 – chƣơng

2.1.2. Những nội dung cần khai thác trong chương trình Lịch sử lớp 12 THPT

– Chương trình chuẩn để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Vấn đề xác lập chủ quyền biển, đảo, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là một vấn đề cần thiết, thực tiến, nhưng chưa được đưa vào chương trình SGK một cách chính thức, cụ thể. Chính vì vậy người giáo viên lịch sử cần phải nghiên cứu kĩ các bài, mục trong SGK để khéo léo sử dụng các biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo xen kẽ vào các bài, mục phù hợp.

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo, ta xác định các bài, các mục có thể giáo dục ý thức cho HS về chủ quyền biển, đảo nhằm giúp HS ý thức được trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Việc khai thác, sử dụng các tư liệu về biển, đảo trong dạy học trong nội dung bài học nội khóa phù hợp, khơng chỉ góp phần giáo dục ý thức HS về chủ quyền biển, đảo của dân tộc ta mà còn giúp các em mở rộng kiến

thức đã học, khéo léo kết nối kiến thức bài học với kiến thức về chủ quyền biển, đảo. Nếu giáo viên không niết cách kết nối thì bài học trở nên rời rạc, cứng nhắc khó hiểu.

Dựa vào cấu trúc và nội dung chương trình Lịch sử 12 THPT – Chương trình chuẩn có thể xác định những nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc để dạy học như sau:

Bài Mục Nội dung cần khai thác

Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) Mục II: Sự thành lập Liên Hợp quốc Phân tích các hành động của Liên Hợp Quốc, yêu cầu học sinh căn cứ vào nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc để đánh giá những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Bài 3: Các nước Đông Bắc Á Mục II.3: Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978)

Phân tích chính sách ngoại giao của Trung Quốc thời kì mở cửa đất nước từ năm 1978. Đánh giá sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện nay

Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Mục I: Các nước Đông Nam Á

Ảnh hưởng của xung đột trên biển Đông đối với sự hợp tác, phát triển của tổ chức ASEAN và khu vực Đơng Á nói chung

Bài 8: Nhật Bản Những chính sách “trở về Châu Á” và vấn đề xung đột trên biển Đông. Bài 18: Những

năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc

Mục I: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ

Khai thác, sử dụng nguồn tài liệu cho thấy khi Việt Nam đang phải gấp rút chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, thì chính

chống thực dân Pháp (1946 – 1950)

quyền Trung Hoa Dân Quốc đã cho lực lượng đổ bộ lên các quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền của ta. Đồng thời trong thời gian này, bản đồ thể hiện đường biên giới lưỡi bò trên biển đã ra đời – đây là một tấm bản đồ vô căn cứ nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn đang ngoan cố dựa vào đó để vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của ta. Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) Mục II.2: Hiệp định Giơ – ne – vơ

Phân tích hiệp định Giơ – ne – vơ vể việc quy định các vùng lãnh thổ giữa các lực lượng, đưa ra cứ liệu lịch sử về chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa sau hiệp định Giơ – ne – vơ là thuộc quyền kiểm sốt của chính quyền Việt Nam Cộng Hịa. Chính quyền Việt Nam Cộng Hịa đã có những hoạt động thực thi chủ quyền tại hai quần đảo này…tuy nhiên năm 1974, Trung Quốc đã cho quân tấn công và chiếm giữ trái. phép quần đảo Hoàng Sa của ta.

Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính Mục III.2. Phong trào Đồng Khởi

Hình 61: Lược đồ phong trào “Đổng Khởi” ở Miền Nam. Có thể hiện chủ quyền về các đảo: Sơn Trà, Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quốc, Cơn Sơn, quần đảo Hồng Sa (Việt Nam), quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Có kinh độ

quyền Sài Gịn ở Miền Nam (1954 – 1965).

và vĩ độ.

Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) Mục II: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.

Khai thác nguồn tài liệu lịch sử, các câu chuyện lịch sử về đường mòn Hồ Chí Minh trên biển với những con tàu không số làm nhiệm vụ vận chuyển chi viên cho chiến trường miền Nam…. Có nêu sự kiện đế quốc Mĩ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để lấy cớ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm tàn phá thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam, chứng tỏ từ thời kì này vấn đề chủ quyền biển, đảo đã bị kẻ thù lợi dụng để thực hiện mưu đồ đen tối.

Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973 – 1975)

Mục III.2: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Khai thác lược đồ cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, bộ đội ta đã giải phóng quần đảo Trường Sa.

Bài 26: Đất nước trên đường đối mới đi lên

Mục I: Đường lối đổi mới của Đảng

Vai trò của biển, đảo được thể hiện qua các chủ trương, chính sách của Đảng nhằm mục tiêu khai thác tổng

chủ nghĩa xã hội hợp kinh tế biển phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, hội nhập thế giới. Qua các bài, mục có liên quan đến chủ quyền biển, đảo trong chương trình nội khóa, chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp dạy học và các tài liệu về chủ quyền biển, đảo bằng các phương pháp sư phạm để làm nổi bật và giúp HS nhận thức sâu sắc các vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất: Bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giai đoạn 1956 – 1975.

Thứ hai: Một số vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên biển Đông gữa Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực.

Thứ ba: Những giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội của biển, đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ tư: Giáo dục ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

HS không những nhận thức được chủ quyền biển đảo của quốc gia đến đâu mà còn ý thức được việc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đó là đấu tranh bằng biện pháp hịa bình như đàm phán, ngoại giao và vận dụng luật pháp quốc tế trên cơ sở thượng tôn pháp luật, đáp ứng nguyện vọng hịa bình của nhân dân Việt Nam, nhân dân Quốc tế.

Trước diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt trước sự chống phá của các thế lực thù địch, Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Kiên

quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. Đảng ta nhấn mạnh mục tiêu, yêu cầu bảo vệ lợi ích

quốc gia, dân tộc; đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên vị trí hàng đầu; trong đó khẳng định ý chí quyết tâm, “kiên quyết, kiên trì” đấu tranh để giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; không để đất nước bị động, bất ngờ, không để mất đất, mất đảo, mất dân:

Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ngày

càng đầy đủ, sâu sắc hơn về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh sự cần thiết phải bình tĩnh, sáng suốt, chủ động, sáng tạo, kiên quyết, kiên trì trong giải quyết những bất đồng, những tranh chấp về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, dân tộc bằng biện pháp hịa bình nhằm giữ vững và bảo tồn lợi ích quốc gia, dân tộc, coi giá trị hịa bình là cao nhất. Đồng thời chỉ rõ: cần chủ động, tích cực chuẩn bị về mọi mặt để có kế sách hay, ứng phó thắng lợi trước các tình huống khác có thể xảy ra, khi biện pháp đàm phán, thương lượng hịa bình khơng cịn phát huy tác dụng. Vì vậy, cần đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo, nắm chắc tình hình, kịp thời đề xuất với Đảng, Nhà nước những đối sách phù hợp với từng đối tác, đối tượng, từng tình huống có thể xảy ra.

Hai là, nếu như trước đây, chúng ta mới nhấn mạnh việc kết hợp quốc

phòng, an ninh với kinh tế và kinh tế với quốc phịng, an ninh thì Đại hội XII yêu cầu phải kết hợp chặt chẽ cả kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phịng, an ninh và quốc phịng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là giải pháp thiết thực để giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Việc kết hợp này cần được thực hiện trong từng chiến lược, quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, cần phải kiên quyết, kiên trì thực hiện trên tất cả mọi vùng, miền của Tổ quốc, trong đó chú trọng các đơ thị lớn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Ba là, cần thiết phải xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với

xây dựng, củng cố vững chắc thế trận an ninh nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân, nhất là ở các địa bàn chiến lược trọng yếu, đô thị lớn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Việc điều chỉnh thế trận, bố trí các lực lượng tác chiến ngày càng hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn; việc xây dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận lịng dân có bước phát triển vững chắc. Kết quả là an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, chủ động ngăn ngừa và chuẩn bị tốt mọi phương án, đối phó thắng lợi mọi tình huống có thể xảy ra.

Vì thế, ở một số điểm nóng, địa bàn trọng yếu, chiến lược, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội dần dần ổn định. Nhờ đó, tiềm lực quốc phịng, an ninh ngày càng được củng cố vững chắc, được nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ và giúp đỡ. Đây là cơ sở để chúng ta bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

2.2. Những yêu cầu cơ bản khi xác định các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 – chƣơng trình chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)