Đường Hồ Chí Minh trên biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông (Trang 92)

(Nguồn:http://thainguyentv.vn/50-nam-duong-ho-chi-minh-tren-bien- con-duong-cua-y-chi-va-suc-sang-tao-viet-nam-10621.html)

Đầu tiên GV giới thiệu qua về tuyến đường này: Cùng với xẻ dọc Trường Sơn, mở đường mịn Hồ Chí Minh, một con đường Bắc - Nam bí mật trên biển - Đường Hồ Chí Minh trên biển đã được mở vào ngày 23-10-1961. Đoàn 759 - Đồn tàu khơng số (Lữ đồn 125) là lực lượng vận tải chiến lược trên con đường biển này, đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam. Đường Hồ Chí Minh trên biển và Đồn tàu khơng số với bao kỳ tích, đã đi vào lịch sử dân tộc như một chiến công huyền thoại, là một

biểu tượng của bản lĩnh chính trị và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh.

GV thuyết minh kết hợp với việc chỉ trên lược đồ cho HS thấy đường Hồ Chí Minh trên biển được hình thành đã đưa vũ khí, hàng hóa tới 19 bến trên địa bàn 9 tỉnh của miền Nam, khởi đầu từ cảng Hải Phòng đến tận Mũi Cà Mau, nơi mà tuyến đường Trường Sơn khơng đi đến được. Điều đó đã đem lại sự cổ vũ to lớn cho nhân dân miền Nam nơi chiến tuyến. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tuyến chi viện chiến lược - Đường Hồ Chí Minh trên biển đã có những đóng góp quan trọng, thể hiện trên một số điểm chủ yếu sau đây:

Một là, đường Hồ Chí Minh viện chiến lược, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hai là, tuyến chi viện chiến lược trên biển bảo đảm thời gian nhanh hơn, kịp thời hơn, vũ khí trang bị đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Ba là, tuyến chi viện chiến lược trên biển còn vận chuyển những loại hàng “đặc biệt”.

Hình 2.7. Vận chuyển hàng lên tàu khơng số

(Nguồn: http://pda.vietbao.vn/Xa-hoi/Tau-khong-so-va-su-giup-do-cua- Trung-Quoc/75306463/157/)

Để giữ bí mật, Tiểu đồn hoạt động dưới tên gọi “Tập đoàn đánh cá Sơng Gianh”. Do vị trí chiến lược hết sức quan trọng của đường Hồ Chí Minh trên biển, đế quốc Mỹ đã dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, với các loại vũ khí, thiết bị tối tân hiện đại nhất của nền khoa học - cơng nghệ qn sự Mỹ để đánh phá, hịng hủy diệt, ngăn chặn, cắt đứt tuyến đường tiếp viện của ta trên biển. Những con đường, các bến bãi đều nằm trong các vùng kìm kẹp, lùng sục, truy quét, đánh phá ác liệt suốt đêm ngày của địch. Trên con đường vận chuyển ấy, cán bộ, chiến sĩ Đồn tàu Khơng số với tinh thần “Vì miền Nam ruột thịt” đã xác định quyết tâm, âm thầm hy sinh tình cảm gia đình và bản thân, biết rằng ra đi là cảm tử vẫn chấp nhận gian nguy, đương đầu với khó khăn thử thách. Mỗi chuyến đi là một cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt với kẻ thù, với thiên nhiên, sóng gió. Và vượt lên tất cả là chiến thắng chính bản thân mình, địi hỏi cao ý chí kiên định, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo và ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm minh

Hình 2.8. Đồn tàu khơng số vận chuyển vũ khí trên Đường Hồ Chí Minh trên biển để chi viện cho chiến trường miền Nam

(Nguồn: http://baobinhduong.vn/doan-tau-khong-so-va-duong-ho-chi-

minh-tren-bien-bieu-tuong-cua-chu-nghia-anh-hung-cach-mang- a150872.html)

Những con tàu cần mẫn hành trình vận chuyển người, vũ khí, đạn dược, vật chất hậu cần quân sự và các loại hàng hóa, trang thiết bị đặc biệt chi viện

cho chiến trường miền Nam bằng Đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại từ lâu được gọi là những con tàu khơng số.

GV có thể đặt câu hỏi để gây hứng thú cho HS: “Tại sao các con tàu chi viện trên biển lại gọi là tàu khơng số”. HS trả lời và GV giải thích: Cũng như con người, con tàu có giấy khai sinh và quê hương nơi sinh ra. Mỗi con tàu đều có ngày khởi cơng đóng và ngày hạ thủy, bàn giao cho đơn vị sử dụng. Tàu trang bị cho Đồn 759 (sau này là Đồn 125) có hồ sơ đầy đủ, theo dõi tình trạng và ghi chép sổ sách, lý lịch chặt chẽ. Tàu có mã số tàu, tính năng, thơng số kỹ thuật. Từ những con tàu gỗ, tải trọng nhỏ rồi đến tàu sắt có tải trọng hàng trăm tấn, rồi các tàu có thiết kế đặc biệt theo yêu cầu của nhiệm vụ vận chuyển. Mỗi chuyến tàu ra khơi đi làm nhiệm vụ đều mang số hiệu riêng của mình.

Với những biện pháp giả trang, cải dạng, các tàu ta đã che mắt địch, giữ được bí mật hoặc khi bị địch phát hiện, để kiểm tra xác minh đúng, tàu ta đã hành trình đi xa, chúng có tìm dấu vết cũng khó thấy. Vì thế, những con tàu hoạt động vận chuyển thuộc tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển, được gọi là Tàu không số. Những con tàu đã làm cho các phương tiện trinh sát hiện đại cùng bộ máy tình báo, tác chiến của Hải quân Mỹ, ngụy Sài Gịn quay cuồng, khó phát hiện ra, khiến đối phương phải thán phục [46].

Từ đó, GV hướng dẫn HS đi đến kết luận: Đường Hồ Chí Minh trên biển, một “con đường không dấu, tàu khơng số, trí, hiếu, trung, dũng, anh hùng”, một chiến cơng và kỳ tích lịch sử, cho chúng ta nhiều bài học quý báu, mãi mãi là niềm tự hào của quân và dân ta nói chung, của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên con đường vận tải chiến lược biển năm xưa cũng như của Lữ đoàn 125 Hải quân và Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng, mà các thế hệ hơm nay và mai sau phải có trách nhiệm gìn giữ, phát huy và khơng ngừng tơ thắm trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ vững chắc

chủ quyền biển, đảo thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới [45].

Sau khi học xong bài học, để củng cố nhận thức của HS, GV có thể giao thêm bài tập về nhà để HS tự tìn hiểu như: Tìm hiểu về phương thức hoạt động chi viện của con đường Hồ Chí Minh trên bộ và đường Hồ Chí Minh trên biển. Qua đó đánh giá vai trị của hậu phương miền Bắc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 – 1968).

Như vậy, thông qua những thông tin bổ sung hữu ích, HS không chỉ biết thêm những con đường chi viện chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ đã góp phần quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến tranh mà qua đó cịn nhận thấy được vai trị của biển, đảo nói chung trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Những con đường chi viện không tên, không trực tiếp làm nên những chiến thắng lẫy lừng, vang danh mn thủa trong lịch sử, nhưng đó lại là kỳ tích ghi dấu mãi trong những trang lịch sử của dân tộc.

Ví dụ 2: Nhằm giáo dục về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

với mục tiêu khai thác tổng hợp kinh tế biển phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, hội nhập thế giới, Sau khi học đến phần II.2.b bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000), GV có thể mở rộng kiến thức về những điều kiện tự nhiên –

kinh tế ở vùng biển Đơng.

Biển Đơng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta khi hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn đều gắn kết với biển như du lịch, dầu khí, thủy sản và vận tải biển. Hiện nay, kinh tế biển của nước ta chiếm khoảng gần 30% GDP. Từ lâu nay, Nhà nước ta đã chú trọng xây dựng các chính sách để phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương ven biển, các đảo, quần đảo. Cơng tác khảo sát, thăm dị, nghiên cứu khoa học biển ngày càng được chú ý để làm cơ sở cho việc phát triển các ngành, các vùng kinh tế biển, cũng như cho việc hoạch định các chính sách quản lý tài ngun mơi trường biển của nước ta. Cơ cấu ngành nghề biển đang dần được điều chỉnh

hợp lý, những ngành khai thác và sử dụng lợi thế của biển nước ta như: Vận tải viễn dương, dịch vụ hàng hải, du lịch, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản xa bờ, đang được chú ý phát triển. Ngoài ra, trong khai thác biển, nhiều ngành và địa phương dần quan tâm đúng mức đến việc tái tạo và làm giàu tiềm năng. Vấn đề bảo vệ môi trường biển đã được quan tâm và đầu tư ban đầu. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, theo chủ trương, đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, nước ta đang triển khai tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế biển.

GV đề cập đến chủ trương đổi mới của Đảng trong 5 năm 1986 – 1990, GV nhấn mạnh cho HS rằng Đại hội VI là “Đại hội đổi mới” trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế và củng cố quốc phịng – an ninh, trong đó đường lối cơ bản được đặt ra là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

GV nêu câu hỏi để HS định hướng vấn đề: Theo em, có thể khai thác các ngành nghề kinh tế nào từ biển?

Hình 2.9. Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn

(Nguồn: http://bnews.vn/xuat-khau-gao-co-dau-hieu-phuc-

Trọng tâm triển khai công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là đảm bảo quốc phòng – an ninh các vùng biển và ven bờ. Tiến hành quy hoạch các trung tâm phát triển ra biển và các khu vực biển, đảo có khả năng đột phá trong phát triển kinh tế như Móng Cái, Vân Đồn, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đà Nẵng… Công tác quy hoạch phải trên cơ sở của quy luật kinh tế thị trường, có tầm nhìn dài hạn, hiện đại theo những tiêu chuẩn phù hợp với quốc tế và khu vực. Đồng thời, phải tiến hành một cách có hiệu lực và hiệu quả cơng tác quản lý, quy hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững và đúng định hướng. Trong quy hoạch, cần quán triệt quan điểm coi vùng duyên hải gắn với kinh tế biển là vùng động lực để mở cửa, thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc gia, đảy mạnh phát triển những cơ sở công nghiệp chế biến các sản phẩm từ biển.

Hình 2.10. Tàu thuyền khai thác hải sản ở vùng biển đảo Lý Sơn (Nguồn: http://baoquangngai.vn/channel/2025/2009/08/1715358/) (Nguồn: http://baoquangngai.vn/channel/2025/2009/08/1715358/) Vùng biển các quần đảo là các ngư trường lớn, đầy tiềm năng của ngư dân các tỉnh ven biển, cung cấp nguồn thủy hải sản phục vụ cho xuất khẩu của đất nước, và chính nhờ nguồn thu từ nghề khai thác xa bờ mà đời sống của các ngư dân được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh việc khai thác thủy sản xa bờ,

ngày nay bà con ngư dân còn khai thác các loại cá cảnh và các loại tron biển có giá trị dinh dưỡng và dùng trong chế biến mĩ phẩm.

Cùng với nguồn lợi thủy sản, biển cịn chứa đựng tiền năng dầu khí và khống sản rất lớn. Nước ta có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn và cũng là nơi có triển vọng dầu khí lớn. Hoạt động tìm kiến, thăm dị dầu khí ở Việt Nam đã được bắt đâì triển khai ở miền võng Hà Nội và trũng An Châu từ những năm 1960 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Dựa trên kết quả nghiên cứu địa chất p địa vật lý đã xác định được 7 bồn trầm tích có triển vọng chứa dầu khí ở thềm lục địa nước ta. Các mỏ dầu khí ở nước ta được phát hiện và khai thác từ lòng đất dưới đáy biển khu vực thềm lục địa phía Nam. Một số mỏ ở bồn trũng Cửu Long như Bạch Hổ và mỏ Đại Hùng ở bồn trũng Nam Côn Sơn là những mỏ có chứa dầu cả ở móng. Mỏ Bạch Hổ cũng được xem là trường hợp ngoại lệ chứa dầu trong móng đá.

Hình 2.11. Khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ

(Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Thuong-hieu-DN/731527/ket- qua-ngoan-muc-trong-khai-thac-dau-khi)

Như vậy, qua những thông tin bổ sung, Gv có thể hướng đến kết luận: phát triển kinh tế biển, đảo luôn nằm trong những ưu tiên chính sách của

sách của Đảng trong việc khai thác, phát huy giá trị của biển, đảo trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước trong thời bình.

2.3.2. Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong giờ học ngoại khóa trong giờ học ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thơng và cùng chung mục đích với các hình thức dạy học lịch sử khác: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy cho HS. Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử là phong phú các kiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất của HS, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần tương thân tương ái. Hoạt động ngoại khóa có thể kết hợp với các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như Đồn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…gắn với những sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống hướng về cội nguồn...

Hoạt động ngoại khóa cịn góp phần phát triển tính tích cực của HS. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử cho rằng, hoạt động ngoại khóa có hai đặc điểm nổi bật: tính tự nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực độc lập, năng khiếu của HS trong lĩnh vực lịch sử. Hoạt động ngoại khóa mở ra nhiều khả năng cho HS lựa chọn và tham gia những nội dung hợp với sở thích và trình độ của mình. Chính tính tự nguyện tham gia đó đã phát huy năng lực nhận thức độc lập, năng khiếu cũng như rèn luyện các kĩ năng về trí tuệ và thực hành cho HS.

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là một vấn đề lịch sử, chính trị quan trọng, và đặc biệt cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông diễn biến phức tạp. Chương trình SGK phổ thơng khơng đề cập đến vấn đề chủ quyền biển, đảo trong các giờ học nội khóa GV chỉ có thể xen kẽ giáo dục chủ quyền biển đảo trong một số bài có liên quan đến vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền, khai thác các tiềm năng nhất là hoạt động ngoại thương biển…Việc xen kẽ vào các giờ học nội khóa với thời lượng thời gian ít, rất khó làm nổi bật các nội dung về chủ

quyền biển, đảo. Từ thực tế đó, tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo là một hoạt động cần thiết và cấp thiết hiện nay để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức công dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Qua nghiên cứu thực tiễn sử dụng tư liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, từ ý nghĩa giáo dục thiết thực mà hoạt động ngoại khóa lịch sử có thể đem lại, chúng tơi đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tổ chức các hoạt động ngoại khóa lịch sử như sau:

2.3.2.1. Nghe nói chuyện lịch sử

Có rất nhiều chủ đề phù hợp cho các buổi nói chuyện lịch sử, liên quan đến các ngày kỉ niệm lớn (Quốc khánh, Quốc tế lao động, Cách mạng Tháng Mười Nga, Thành lập Quân đội, Kí hiệp định Giơ nevơ, Giải phóng miền Nam…), các truyền thống của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, của lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đội Nhân dân, cuộc đời và sự nghiệp doanh nhân…

Kể chuyện lịch sử là hình thức ngoại khóa dễ làm, hấp dẫn và có tác dụng giáo dục cao. Nội dung kể chuyện về chủ quyền biển đảo Việt Nam phải là câu chuyện có thật, chứ khơng phải những chuyện hư cấu. Có thể kể một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)