Hình 2.11 Khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ
2.4. Thực nghiệm sƣ phạm
2.4.3. Kết quả thực nghiệm
Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra kiến thức và thăm dò ý kiến học sinh đối với giờ học thực nghiệm.
Về kiến thức:
Việc học sinh hiểu bài thể hiện ở kết quả bài kiểm tra qua số điểm giỏi và khá của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, thể hiện ở bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả điểm kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC
Lớp Điểm Giỏi 9-10 Điểm Khá 7-8 Điểm TB 5-6 Điểm Yếu, kém <5 Lớp TN (42hs) Số lượng 7 13 15 7 Tỉ lệ % 17% 31% 36% 16% Lớp ĐC (42hs) Số lượng 3 7 20 12 Tỉ lệ % 7% 17% 47% 29%
Các bài đạt điểm giỏi là những bài trả lời đúng, nhưng chưa đủ các ý, có điểm số từ 9 đến 10.
Các bài đạt điểm khá là những bài trả lời đúng, nhưng chưa đủ các ý, có điểm số từ 5 đến 6.
Các bài yếu, kém là những bài khơng có nội dung trả lời đạt 50% các ý đúng, có điểm số dưới 5.
Qua bảng 2.1, dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm đã thông qua việc xử lí số liệu thu được, chúng tơi nhận thấy: chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm luôn cao hơn học sinh lớp đối chứng, thể hiện bằng các kết quả cụ thể như sau:
Ở lớp thực nghiệm hầu hết các em trả lời tương đối tốt câu hỏi đưa ra, vì vậy tỉ lệ phần trăm đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm chiếm 17% (cao hơn tỉ lệ lớp đối chứng là 10%); tỉ lệ phần trăm điểm khá chiếm 31% (cao hơn lớp đối chứng 14%); tỉ lệ điểm trung bình chiếm 36% (trong khi tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 47%); chỉ có 16% học sinh bị điểm kém (lớp đối chứng là 29%).
Để cụ thể hóa sự chênh lệch trong kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Biểu đồ 2.1 So sánh kết quả điểm kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC
Như vậy, qua hai bảng thống kê và biểu đồ so sánh trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của kết quả kiểm tra giữa hai lớp đối chứng và
thực nghiệm. Ở lớp đối chứng, không sử dụng tài liệu giáo dục về chủ quyền biển, đảo với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phần lớn các em chưa lựa chọn đươc đáp án đúng và chưa khái quát được kiến thức cơ bản. Vì vậy, kết quả kiểm tra đạt được không cao: Tỉ lệ phần trăm đạt giỏi chiếm 7%, tỉ lệ phần trăm đạt điểm khá 17%, tỉ lệ điểm trung bình chiếm tới 47%, tỉ lệ phần trăm điểm yếu, kém cũng khá cao 31%.
Kết quả điểm kiểm tra cho thấy, với các tài liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc được GV chuẩn bị và cung cấp để giáo dục cho HS trong giờ học Lịch sử đã giúp các em hiểu hơn vể chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ngày nay, qua đó giúp các em hiểu được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Các em đã hiểu bài, hiểu yêu cầu của đề kiểm tra và trả lời tương đối đầy đủ.
Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng là một trong ba mục tiêu quan trọng nhất của một bài học. Với cách dạy thông thường ở lớp đối chứng, phần lớn hoạt động của HS là theo dõi SGK và trả lời câu hỏi của GV. GV không tổ chức và khơi gợi các nội dung về biển, đảo nên HS không phát huy được khả năng học tập và chủ động của mình.
Qua phân tích số liệu thu được từ phiếu hỏi thơng tin học sinh sau giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Các em HS đều tỏ ra hứng thú với bài học, 87% cảm thấy hiểu bài học, 92% HS cho rằng bài học hấp dẫn ở cách mở rộng kiến thức về biển, đảo của GV. Sau khi được tham gia các hoạt động học tập về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thì 43% HS đã đạt được mục tiêu trang bị thêm những kiến thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, 38% thì cho rằng cần phải cố gắng học tập nhiều hơn để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Còn đối với những tác dụng của các kiến thức về chủ quyền biển, đảo nước ta thì đa số HS 59% cho rằng giúp giáo dục cho Hs cũng như
thế hệ trẻ về ý thức trân trọng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 34% cho rằng giúp học sinh mở rộng kiến thức mới, biết thêm những thông tin về biển đảo đất nước.
Như vậy, thơng qua tiết học có sử dụng tài liệu về chủ quyền biển, đảo để dạy học đã giúp HS phần nào tiếp cận được với những tài liệu mà SGK chưa đề cập đến. Qua đó, các em nhận thức được vai trị của HS, của thế hệ trẻ đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Về thái độ
Thái độ học tập tích cực chính là hệ quả của lòng hứng thú và say mê học tập. 66% học sinh cho rằng tiết học khi giáo viên mở rộng thêm thông tin về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hấp dẫn, có thêm thơng tin về biển đảo Tổ quốc. 30% HS cho rằng dễ hiểu hơn SGK. Còn khi được hỏi về những mong muốn đối với GV để giáo dục cho HS về ý thức đối với chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, 35% HS cho rằng GV nên tích cực hướng dẫn và cung cấp các tài liệu về chủ quyền biển, đảo để HS có cơ hội tiếp cận. 40% HS mong muốn được tham gia các hoạt động ngoại khóa và 25% HS cịn lại muốn được tham gia các buổi thuyết trình, tranh luận về các vấn đề biển, đảo xưa và nay. Có thể nói, đối với vấn đề giáo dục ý thức cho HS về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đã phần nào nhận được sự quan tâm của đông đảo HS, các em cũng mong muốn được hiểu thêm về biển, đảo của Tổ quốc qua đó tuyên truyền cho người thân và bạn bè để góp phần bảo bệ chủ quyền đất nước.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung phần SKG Lịch sử lớp 12, chúng tôi xác định một số nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông.
Chương 2 đã chỉ rõ một số biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT.
Bên cạnh đó giáo viên cần đầu tư hơn nữa trong quá trình thiết kế các hoạt động giáo dục ý thức chủ quyền biển, của Tổ quốc trong bài dạy của mình, đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa, sao cho khơng chỉ hướng đến mục tiêu về kiến thức, mà còn phát hiện và bồi dưỡng thêm các năng lực học tập môn Lịch sử của học sinh.
Cùng với việc cung cấp thêm các thông tin về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử, các hoạt động còn tăng thêm tính tích cực, chủ động của học sinh. Học sinh ý thức được vai trị của mình trong q trình học tập. Quan niệm dựa vào giáo viên dần dần bị xóa bỏ, thay vào đó là ý thức tự học, tự khám phá, tự đặt ra mục tiêu và phấn đấu đạt được dựa vào sự góp ý, chỉ dẫn của giáo viên và các công cụ hỗ trợ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông là cơ sở để rút ra những kết luận sau:
1. Đối với Việt Nam, Biển Đơng đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Lấn biển để mở mang bờ cõi và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo của Việt Nam trong quá trình đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng chính là bản sắc văn hóa mà Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa trong kỷ nguyên của khoa học cơng nghệ, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, trong việc giáo dục chủ quyền biển đảo cho HS ở trường phổ thông, vị trí và vai trị của mơn Lịch sử là vơ cùng quan trọng.
2. Trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông, vấn đề chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đã được giáo viên và học sinh biết đến, tuy nhiên giáo viên cần có những biện pháp cũng như hình thức tổ chức để việc dạy và học về vấn đề chủ quyền biển, đảo được hiệu quả. Các tài liệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam, đặc biệt là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được công bố nhiều, giáo viên cần phải lựa chọn nguồn tài liệu tin cậy để hướng dẫn và cung cấp thơng tin cho học sinh, qua đó khơi gợi sự khám phá, tìm hiểu nhằm tăng tính chủ động, tự giác của các em.
3. Đề tài cũng đã đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức cho học sinh về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong giờ học nội khóa như sử dụng tài liệu tham khảo về chủ quyền biển, đảo, sử dụng tài liệu văn học, đồ dùng trực quan như phim tư liệu, tranh, ảnh, bản đồ... và trong giờ học ngoại khóa như nghe nói chuyện lịch sử, tổ chức triển lãm tranh ảnh, tư liệu, thiết kế và trưng bày báo tường về biển, đảo Việt Nam, phát động các cuộc thi tìm hiểu, sáng tạo về chủ quyền biển, đảo quê hương. Những biện pháp trên hoàn toàn phù hợp trong dạy học Lịch sử. Ngoài ra nếu thực hiện theo những biện
pháp trên, đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa sẽ góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng cho bài dạy Lịch sử của GV, HS không những chủ động tham gia vào bài học mà thơng qua đó các em tiếp thu kiến thức nhanh chóng và dễ hiểu.
4. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy tính hiệu quả bước đầu của việc giáo dục ý thức cho học sinh về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong môn học Lịch sử. Với những nội dung được giáo viên khai thác triệt để và vận dụng linh hoạt với từng cấp học sẽ góp phần ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn.
2. KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị như sau:
- Về phía Bộ GD&ĐT và việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử ở trường phổ thông
Vị trí của mơn Lịch sử ở trường phổ thơng đã được chú trọng hơn trước, tuy nhiên chương trình SGK nói chung vẫn cịn nhiều hạn chế và thiếu sót. Kênh chữ xuất hiện là chủ yếu, ít hình ảnh, nội dung vẫn nặng về lý thuyết, chưa có các câu hỏi và bài tập mang tính gợi mở, nâng cao nhằm kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của HS. Và đặc biệt hơn cả là nội dung về sự xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việc đưa các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là hết sức cần thiết, vì nó khơng những cung cấp cho các em thêm tri thức, thơng tin, hình ảnh về biển, đảo mà qua đó cịn góp phần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, để qua đó các em ý thức được trách nhiệm của người trẻ trong việc bảo vệ giữ gìn bờ cõi đất nước. Bộ GD&ĐT cần có các văn bản cụ thể, soạn thảo và ban hành tài liệu hướng dẫn dạy học cho GV, tài liệu học tập cho HS. Đưa vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp học với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Giống như lời Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cơ - nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nói: “Để thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, đảo của nước ta, khơng có cách
nào tốt hơn là đưa chương trình biển, đảo vào giáo dục ở các cấp học”
- Về phía GV: GV là người quan trọng trước hết, cần phải khai thác
triệt để những tài liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc để giáo dục cho HS. Phải chọn đề tài mang tính điển hình, cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng vùng. Tự bản thân mỗi GV phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với chủ quyền biển đảo bằng những hành động cụ thể như: tham gia các hoạt động tuyên truyền, các cuộc tập huấn, các cuộc thi về tìm hiểu biển đảo q hương...GV lịch sử phải đóng vai trị chủ động phối hợp với nhà trường, Đoàn thanh niên, GV các môn học khác tổ chức các hoạt động học tập trong giờ học nội khóa và ngoại khóa để tạo hiệu quả cao trong giáo dục cho HS ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước, đối với chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc. Cấp ngành giáo dục cần tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng những khóa học, đợt tập huấn cho các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải thực sự gắn liền với đổi
mới các hoạt động học tập, đổi mới cách tổ chức hoạt động học tập ở trường phổ thông. Yêu cầu quan trọng nhất của đổi mới phương pháp dạy học là người học phải được chủ động và tham gia một cách tích cực vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, có như vậy quan điểm lấy người học làm trung tâm mới thực sự được triển khai và góp phần vào việc đào tạo những con người mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Mai Anh (chủ biên) (2005), “Luật biển Quốc tế hiện đại”. Nhà
xuất bản lao động-xã hội. Hà Nội.
2. Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội (2015), “ Tổ quốc nơi đầu sóng
qua tác phẩm báo chí từ Thủ đơ Hà Nội”. Nhà xuất bản Hà Nội.
3. Ban tuyên giáo trung ƣơng (2013), “ 100 câu hỏi – đáp về biển,
đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.
4. Ban tuyên giáo trung ƣơng (2014), “99 câu hỏi đáp về biển đảo”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
5, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự án Việt-Bỉ (2010), Dạy và học tích
cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2014) “Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh
giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông, Hà Nội.
7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011). “Tài liệu hướng dẫn dạy học nội
dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh trung học phổ thông”. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
8. Chƣơng trình KHCN cấp nhà nƣớc KX – 07, đề tài KX – 07 – 19 (1994), “Tìm hiểu hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước Bảo vệ Tổ Quốc trong lịch sử dân tộc (Thế kỉ X – trước 1930). Nhà xuất bản Quân Đội
nhân dân, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thị Nhuần (2015), “Chủ tịch Hồ
Chí Minh với bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc”. Nhà xuất
bản quân đội.
10. Trƣơng Minh Dục (2014), “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài”.