Hình 2.11 Khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ
2.3. Một số biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ
2.3.2. Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh
trong giờ học ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông và cùng chung mục đích với các hình thức dạy học lịch sử khác: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy cho HS. Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử là phong phú các kiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất của HS, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần tương thân tương ái. Hoạt động ngoại khóa có thể kết hợp với các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…gắn với những sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống hướng về cội nguồn...
Hoạt động ngoại khóa cịn góp phần phát triển tính tích cực của HS. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử cho rằng, hoạt động ngoại khóa có hai đặc điểm nổi bật: tính tự nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực độc lập, năng khiếu của HS trong lĩnh vực lịch sử. Hoạt động ngoại khóa mở ra nhiều khả năng cho HS lựa chọn và tham gia những nội dung hợp với sở thích và trình độ của mình. Chính tính tự nguyện tham gia đó đã phát huy năng lực nhận thức độc lập, năng khiếu cũng như rèn luyện các kĩ năng về trí tuệ và thực hành cho HS.
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là một vấn đề lịch sử, chính trị quan trọng, và đặc biệt cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi những tranh chấp chủ quyền trên biển Đơng diễn biến phức tạp. Chương trình SGK phổ thơng không đề cập đến vấn đề chủ quyền biển, đảo trong các giờ học nội khóa GV chỉ có thể xen kẽ giáo dục chủ quyền biển đảo trong một số bài có liên quan đến vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền, khai thác các tiềm năng nhất là hoạt động ngoại thương biển…Việc xen kẽ vào các giờ học nội khóa với thời lượng thời gian ít, rất khó làm nổi bật các nội dung về chủ
quyền biển, đảo. Từ thực tế đó, tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo là một hoạt động cần thiết và cấp thiết hiện nay để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức công dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Qua nghiên cứu thực tiễn sử dụng tư liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, từ ý nghĩa giáo dục thiết thực mà hoạt động ngoại khóa lịch sử có thể đem lại, chúng tơi đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tổ chức các hoạt động ngoại khóa lịch sử như sau:
2.3.2.1. Nghe nói chuyện lịch sử
Có rất nhiều chủ đề phù hợp cho các buổi nói chuyện lịch sử, liên quan đến các ngày kỉ niệm lớn (Quốc khánh, Quốc tế lao động, Cách mạng Tháng Mười Nga, Thành lập Quân đội, Kí hiệp định Giơ nevơ, Giải phóng miền Nam…), các truyền thống của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, của lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đội Nhân dân, cuộc đời và sự nghiệp doanh nhân…
Kể chuyện lịch sử là hình thức ngoại khóa dễ làm, hấp dẫn và có tác dụng giáo dục cao. Nội dung kể chuyện về chủ quyền biển đảo Việt Nam phải là câu chuyện có thật, chứ khơng phải những chuyện hư cấu. Có thể kể một số chuyện mà HS cần biết như:
Về những ngư dân kiên cường bám biển, họ hiện lên như cây phong ba trên đảo Hồng Sa để góp phần khẳng định chủ quyền đất nước, bất chấp bão tố gian nan.
Về những hoạt động mưu sinh đa dạng của ngư dân Quảng Ngãi – quê hương của Hải đội Hoàng Sa, đội hùng binh năm xưa đã vượt sóng Biển Đơng ra Hồng Sa, với lễ Khao thề lính Hồng Sa, với những bài văn tế, thư tịch sổ, những ngơi mộ gió.
Về những hoạt động mưu sinh đa dạng cyar ngư dân Quảng Ngãi trên bùng biển Hồng Sa.
Xây dựng một bài nói chuyện cũng cần phải có bố cục rõ ràng, tránh nói ngẫu hứng, tràn lan và khơng làm nổi bật trọng tâm của bài nói chuyện. Cụ thể bố cục của bải nói chuyện lịch sử nói chung:
- Đặt vấn đề
- Giải quyết vấn đề (Kết hợp giao lưu, thảo luận) - Rút ra bài học lịch sử
GV hay khách mời thực hiện nói chuyện đều cần phải xây dựng kịch bản, làm nổi bật trọng tâm, thực hiện các mục tiêu giáo dục cụ thể của bài nói chuyện lịch sử. Những kiến thức sử dụng trong bài nói chuyện phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của HS THPT.
Ví dụ: Xây dựng bài nói chuyện về chủ đề “29 năm sự kiện Gạc Ma”, Giáo viên tổ chức buổi nói chuyện lịch sử tại giờ chào cờ đầu tuần (dành cho cả 3 khối). Khách mời là một số cựu chiến binh đã tham gia chiến dịch lịch sử Gạc Ma ngày 14-3-1988. GV cần xây dựng bố cục chi tiết như sau:
- Đặt vấn đề: Phần này người thực hiện bài nói chuyện lịch sử sẽ nêu lên những sự kiện có tính thời sự trên Biển Đơng, luận điệu của Trung Quốc đưa ra để tranh chấp trên Biển Đơng. Trong đó có sự kiện Gạc Ma ngày 14-3- 1988 – Hải quân Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép Đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Giải quyết vấn đề: Đưa ra những âm mưu, thủ đoạn và hành động của Trung Quốc khi xâm chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Sự hy sinh của 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng súng của quân xâm lược Trung Quốc. Ở phần này, có thể đặt ra những câu hỏi giao lưu với HS, các em có thể dựa trên các kiến thức đã được tìm hiểu để trả lời, qua đó sẽ khắc sâu kiến thức và tạo khơng khí hào hứng cho buổi nói chuyện.
- Rút ra bài học lịch sử: Nhấn mạnh đến trách nhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Để kết thúc buổi nói chuyện lịch sử, GV cùng HS chuẩn bị một tiết mục văn nghệ mang tên “Gạc Ma trong tim ta” tái hiện lại hình ảnh Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên nã đạn. Các chiến sĩ đã kiên cường bám trụ, bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Để góp phần khắc sâu hơn nữa các kiến thức HS thu nhận được, GV cần thiết kế nhiệm vụ cho cá nhân và nhóm học sinh: bài tập, bài thu hoạch với nội dung: Làm thế nào để địi lại được Hồng Sa về với Việt Nam? Làm thế nào đấu tranh giữ được chủ quyền biển, đảo nhưng tránh xung đột, chiến tranh, giữ quan hệ hữu nghị và cùng phát triển với Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.
2.3.2.2. Phát động các cuộc thi tìm hiểu, sáng tạo về chủ quyền biển, đảo quê hương
Đây cũng là một hình thức có hiệu quả trong dạy học về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Thực tế cho thấy, nhiều cuộc thi tìm hiểu, sáng tạo về chủ quyền biển đảo Tổ quốc do Bộ giáo dục, hoặc các báo cáo phát động đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của đơng đảo HS, sinh viên. Do vậy áp dụng hình thức các cuộc thi tìm hiểu và sáng tạo về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường THPT cũng là một biện pháp thai thác và sử dụng có hiệu quả tư liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. GV có thể phối hợp với Đoàn trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu hay sáng tạo về chủ quyền biển đảo Tổ quốc trên phạm vị toàn trường, phạm vi khối lớp, hoặc tổ chức tại các lớp mà GV trực tiếp giảng dạy.
Ví dụ: Nhân kỉ niệm ngày 26 – 3, kết hợp với hoạt động của nhà
trường, GV phát động cuộc thi tìm hiểu “Chúng em với biển, đảo quê hƣơng” với ba nội dung chính:
- Viết thư cho các chiến sĩ đảo xa
- Vẽ tranh thể hiện tình yêu đối với biển, đảo. Thể hiện thái độ của thanh niên với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
- Sưu tầm hình ảnh, tư liệu, lược đồ, làm tập san chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Muốn tổ chức được cuộc thi có chất lượng, địi hỏi sự chuẩn bị công phu từ ban tổ chức:
(1) Mục đích:
- Góp phần trang bị kiến thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ Quốc cho HS - Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
- Rèn luyện kĩ năng sáng tạo, hợp tác trong làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình…
(2) Xây dựng kế hoạch cuộc thi: - Thời gian chuẩn bị: 1 tháng
GV thông báo phát động cuộc thi đến từng lớp trong khối 12 và triển khai thực hiện.
- Yêu cầu sản phẩm:
+ Đối với phần thi vẽ tranh: Các bài dự thi có thể là của cá nhân hay một nhóm, một tập thể, khơng giới hạn về chất liệu sử dụng và ý tưởng. Yêu cầu khi vẽ tranh, các bài dự thi phải kèm theo bài thuyết trình về ý tưởng và nội dung bức tranh. Bài thuyết trình phải phản ánh được nội dung cũng như thông điệp mà bức tranh muốn nhấn mạnh, thể hiện được sự hiểu biết của học sinh về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc qua đó thể hiện thái độ của cơng dân với việc giữ gìn và bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.
+ Đối với sản phẩm viết thư: Áp dụng đối với cá nhân tham gia phần thi. Bức thư được viết cho một người lính ở đảo xa hoặc một người lính bất kì. Bức thư cần viết mạch lạc thể hiện sự ý thức sâu sắc nhiệm vụ cao cả của những người lính đảo xa, bày tỏ tình cảm dành cho những người lính và trách nhiệm của HS khi còn ngồi trên ghế nhà trường với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
+ Đối với các sản phầm về hình ảnh, tranh, lược đồ, bản đồ sưu tầm được, HS có thể thiết kế thành các tập san, báo tường, đoạn phim và kèm theo lời giới thiệu.
- Vịng sơ loại : GV bộ mơn tổ xã hội các lớp tiến hành thu sản phẩm và chấm điểm, chọn ra những sản phẩm tranh vẽ, thư, các sản phẩm sưu tầm hay nhất, đẹp mắt và ý nghĩa nhất, đáp ứng được yêu cầu của ban tổ chức. (3) Báo cáo sản phẩm
- Thi thuyết trình về tranh vẽ giữa các lớp, đáp ứng yêu cầu của ban tổ chức: Màu sắc, nội dung ý nghĩa bức tranh và thuyết trình ngắn gọn.
- Viết thư: GV chấm và công bố những bài viết hay, đạt chất lượng và có thể đọc một số bài hay trước toàn trường.
- Tổ chức thi xếp hạng và trưng bày các sản phẩm tranh vẽ và sản phẩm sưu tầm của HS dưới giờ chào cờ để HS tồn trường có cơ hội cùng tham gia bình chọn và đánh giá.
(4) Đánh giá, tổng kết, trao giải
- Ban tổ chức tổng hợp điểm và sắp xếp giải thưởng
- GV trình bày bản tổng kết những nội dung cơ bản về chủ đề của buổi ngoại khóa
- Trao giải thưởng cho những HS, tập thể tham gia tích cực vào các hoạt động.
Sau khi công bố và trao giải thưởng cho các em HS, các sản phẩm về tranh vẽ và sưu tầm của các em sẽ được trưng bày tại sân trường để toàn thể HS có thể xem và tìm hiểu về các vấn đề biển, đảo của Tổ quốc.
Như vậy, thông qua việc tổ chức các cuộc thi, HS sẽ có hứng thú tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, rèn cho HS những kĩ năng như sưu tầm, tìm hiểu tài liệu qua đó kích thích tư duy sáng tạo ở HS. Và điều quan trọng hơn cả là thông qua các kiến thức về biển, đảo đã góp phần giáo dục ý thức các em về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong thời đại mới,
giúp các em nhận thức được vai trò và sứ mệnh của người trẻ đối với chủ quyền biển, đảo của đất nước.