Thay đổi về nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn sau năm 1975 trong chương trình ngữ văn lớp 12 theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 37 - 39)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Thực tiễn truyện ngắn sau năm 1975

1.3.3.3. Thay đổi về nghệ thuật xây dựng nhân vật

Đối với phương thức tự sự, vai trò của nhân vật được xác định là thành phần then chốt, là yếu tố trung tâm để nhà văn thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật trong văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, không sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người trong cuộc đời thực, cho dù nó được xây dựng từ một nguyên mẫu ở ngoài đời. Mỗi nhân vật trong tác phẩm tự sự được nhà văn sáng tạo ra để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người nào đó, hay một vấn đề của hiện thực. Do đó nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Cũng như các loại hình tự sự khác, nhân vật trong truyện ngắn là những con người bước ra từ cuộc sống hiện thực được nhận thức và phản ánh theo quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Từ sau 1975, khi văn học trở về với con người cá nhân trong cuộc sống đời thường. Mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, giữa nhà văn và bạn đọc trở nên dân chủ hơn. Nhân vật

trong tác phẩm dần dần trút bỏ bộ cánh xã hội trở về với những mối quan hệ nhiều chiều như nó vốn tồn tại trong cuộc sống. Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người đã làm cho cấu trúc nhân vật ở giai thời này sinh động hơn, khá đa dạng về kiểu loại.

Nếu nhân vật trong truyện ngắn giai đoạn 1945-1975 thường được tả trong quá trình hoạt động, thì nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 lại chủ yếu được miêu tả trong quá trình tự nhận thức. Từ nhận thức thế giới bên ngoài đến nhận thức thế giới tâm hồn của chính mình là một bước phát triển mới của tư duy nghệ thuật về con người, đồng thời gắn với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị con người cá nhân. Nhân vật tự nhận thức đã trở thành dạng nhân vật chủ đạo trong truyện ngắn sau 1975. Đó là nơi thể hiện những nhận thức của nhà văn về con người, về cuộc đời trong chiều sâu triết lý nhân sinh. Dạng nhân vật này thường gắn với những chủ đề tự thú hay xám hối. Có thể gặp dạng nhân vật này trong những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương… Con người được miêu tả trong truyện ngắn sau 1975 tuy chưa được miêu tả với đầy đủ những thăng trầm trong số phận như ở tiểu thuyết nhưng những cảnh ngộ, những bi kịch riêng thì đã hình thành rõ nét. Đó là số phận của người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, một người bị chồng đánh một cách tàn nhẫn lại không hề kêu một tiếng, khơng chống trả, cũng khơng tìm cách trốn chạy? Vì sao chị ta thà hàng ngày chịu đòn của chồng chứ nhất định khơng li dị hắn? Từ đó Nguyễn Minh Châu nhìn nhận số phận của con người trong cuộc sống không đơn giản mà đa diện, nhiều chiều.

Như vậy truyện ngắn sống bằng nhân vật và nó bộc lộ đầy đủ những đặc tính của thể loại, mở ra cho văn học những đề tài, những vấn đề mới của đời sống bằng những hình tượng văn học. Nhân vật thường được thể hiện qua các mối quan hệ đời thường, qua thế giới nội tâm, qua miền ý thức, vơ thức đầy bí ẩn, phức tạp. Với xu hướng khám phá, thể hiện con người mới mẻ như vậy, truyện ngắn giai đoạn sau năm 1975 đã hình thành một số kiểu nhân vật mới.

Cách biểu hiện nhân vật cũng đang có những chuyển biến mới để xây dựng những hình tượng nghệ thuật có sức sống lâu bền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn sau năm 1975 trong chương trình ngữ văn lớp 12 theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 37 - 39)