Truyện Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn sau năm 1975 trong chương trình ngữ văn lớp 12 theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 42 - 72)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Khái quát về các văn bản truyện ngắn trong Ngữ văn12

1.4.2. Truyện Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)

Cùng với tác giả Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nguyễn khải cũng được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 12 với truyện ngắn Một người Hà Nội. Tuy nhiên đó chỉ là một văn bản được chọn trong hai văn bản đọc thêm

với thời lượng giảng 1 tiết trên lớp. Qua truyện ngắn này học sinh sẽ phát hiện được vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước. Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là bà Hiền, một biểu tượng của cốt cách người Hà Nội. Nguyễn Khải khơng chỉ khám phá nhân vật ở bình diện xã hội, tiêu chí chính trị đạo đức mà cịn ở góc độ văn hố, lịch sử, triết học. Bởi thế, chân dung nhân vật hiện lên thật sâu sắc và toàn diện. Vẻ đẹp nhân vật được khắc hoạ ấn tượng ở ý thức cá nhân và cách ứng xử giàu lòng tự trọng. Nhà văn đã vận dụng thấu triệt đa dạng hố điểm nhìn, soi chiếu đối tượng dưới nhiều góc nhìn, cách nhìn khác nhau khiến tác phẩm có sự đối thoại cao, tạo ra nhiều giá trị trị từ một vấn đề. Đặt ra vấn đề nhìn nhận về lối sống của người Hà Nội xưa nay, tác giả soi chiếu dưới rất nhiều điểm nhìn. Có người thì cho đó là đương nhiên, thời thế đổi thay, con người đổi thay. Một ý kiến khác thì tỏ ra thất vọng trước hiện tại và hoài vọng quá khứ. Người kể chuyện tỏ ra hoài nghi, lo âu khi thấy Hà Nội giàu nhưng chỉ còn phần xác. Trong khi đó, với bà Hiền, một con người ln gìn giữ hồn cốt và phong vị người Hà Nội dẫu thế sự xoay vần ra sao vẫn tin rằng, Hà Nội thời nào cũng đẹp. Tác giả không áp đặt cách nhìn của mình mà đối thoại với nhân vật và người đọc trong quan hệ bình đẳng, tạo nên tính dân chủ cao. Phản ánh và nghiền ngẫm một vấn đề giàu giá trị văn hoá gắn với nếp sống, nếp nghĩ của người Hà Nội, giọng điệu trong tác phẩm là sự đan cài nhiều sắc thái khác nhau: vừa lo âu, tiếc nuối vừa tin tưởng tự hào. Giọng điệu trần thuật ấy phản chiếu rất rõ thái độ của nhà văn trước hiện thực đời sống- một hiện thực ngổn ngang, bề bộn với những chân giá trị và nguỵ giá trị xâm thực lẫn nhau.

Như vậy những đổi mới về nội dung và nghệ thuật trong phong cách của Nguyễn Minh Ch âu và truyện Chiếc thuyền ngoài xa ; Nguyễn Khải và truyện

Một người Hà Nội nói riêng, thi pháp truyện ngắn sau năm 1975 nói chung đã

được một số bài viết đề cập đến ở nhiều khía cạnh. Nhưng thực tiễn khi dạy học hai truyện ngắn này cả giáo viên và học sinh đều có nhiều thuận lợi đồng thời cũng gặp những khó khăn. Bởi cách tiếp cận còn xa rời thi pháp truyện ngắn thời hậu chiến của các nhà văn. Thực hiện đề tài này, chúng tơi mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn và giúp học sinh tìm ra hướng tiếp cận phù hợp nhằm phân tích, thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh của các tác phẩm truyện đầy đủ và chính xác hơn.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn để triển khai đề tài,chúng tôi nhận thấy việc vận dụng cách tiếp cận liên văn bản vào dạy học truyện ngắn sau năm 1975 có nhiều ưu điểm. Đây là hướng dạy học phù hợp với yêu cầu đào tạo của nhà trường hiện đại, của ngành giáo dục và đào tạo trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai, đó là cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học, đưa đất nước mau chóng hội nhập với khu vực và quốc tế. Nhưng với cách tiếp cận này giáo viên và học sinh phải làm việc thực sự, phải hoạt động triệt để trong giờ học.

Các truyện ngắn sau năm 1975 có vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử

văn học dân tộc và trong nhà trường. Để đi tới một cách dạy và học phù hợp nhất với yêu cầu hiện nay cần có sự đa dạng hóa các hướng tiếp cận : tiếp cận tác phẩm văn chương theo hướng lịch sử phát sinh (ngoài văn bản), tiếp cận văn bản, tiếp cận đáp ứng. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng cho việc dạy học truyện ngắn sau năm 1975 nói riêng và truyện ngắn nói chung trong nhà trường THPT.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHẦN TRUYỆN NGẮN SAU NĂM 1975 (NGỮ VĂN 12, TẬP 2) VÀ VẬN DỤNG HƢỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN

BẢN VÀO DẠY HỌC

2.1. Thực trạng dạy học văn trong nhà trƣờng THPT hiện nay nói chung và truyện ngắn sau năm 1975 nói riêng

2.1.1 Thực trạng dạy học văn trong nhà trường THPT hiện nay nói chung

Ngữ văn là mơn nghệ thuật mang tính khoa học nó phản ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng ngơn ngữ, là mơn học xây dựng và gìn giữ đạo đức xã hội, tác động nhiều nhất đến nhân cách và tâm hồn góp phần hình thành các năng lực cho con người. Đây là một bộ mơn có đặc thù riêng, địi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có sự tìm tịi, sáng tạo dựa trên cơ sở năng lực về lịch sử- xã hội, về văn học, về thẩm mĩ... mới có thể hiểu được. Tuy nhiên nhìn vào thực trạng dạy và học văn hiện nay chúng ta không thể không thừa nhận một sự tụt hậu về nhận thức cũng như thực hành sư phạm so với bước tiến của một số nước tiên tiến. Điều này do những nguyên nhân như sau:

Xét về mặt xã hội, chúng ta đang sống là thời đại khoa học công nghệ, hội nhập toàn cầu đại đa số học sinh chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế, điều này đã ảnh hưởng đến nhận thức của phụ huynh, của học sinh về những môn học thời thượng như: Toán, Lý, Hố, Ngoại ngữ. Vì vậy, học sinh ngày càng xa rời mơn văn, chưa có niềm đam mê, thích thú khi học Ngữ văn và các mơn thuộc khoa học xã hội.Và biểu hiện là học sinh không tự nghiên cứu, thậm chí khơng đọc tác phẩm để tìm hiểu, khám phá mà chủ yếu chép lại và dựa vào gợi ý hướng dẫn của các sách tham khảo, văn mẫu. Những tài liệu này, vơ tình đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa, thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen sao chép một cách vơ thức bằng những lời lẽ có sẵn. Mà đáng lẽ ra học sinh phải làm chủ tri thức thì bây giờ lại trở thành nơ lệ của sách vở.

Xét về mặt phương pháp dạy học ngữ văn của giáo viên

- Thứ nhất: Dạy học theo lối chỉ dựa vào thao tác giảng và bình. Trong khi đó với tác phẩm văn học thì chú trọng cái gọi là “giảng tác phẩm văn học”. Dạy văn hầu như chỉ theo con đường là “giảng”, “bình”, “luận”, “phân tích”. Giáo án soạn ra là để cho giáo viên (diễn viên) “giảng”, biểu diễn trên lớp, có giáo viên tham kiến thức thì thường “cháy” giáo án, học sinh thụ động trong việc tiếp cận tri thức. Mà thực tế các tác phẩm văn học được sáng tác với mục đích cho mọi người đọc. Bởi vậy, giờ dạy học văn phải là giờ tổ chức cho học sinh đọc – hiểu văn bản độc lập, sáng tạo còn giáo viên chỉ định hướng và dẫn dắt để từ đó hình thành và phát triển các năng lực cần thiết khi tiếp cận tri thức văn chương.

- Thứ hai: Dạy học bằng cách cung cấp kiến thức áp đặt, học sinh phải học thuộc kiến thức thầy cho chép. Giáo viên thuyết trình nội dung thơng tin bằng kênh lời và học sinh ghi chép lại, nhớ rồi làm bài. Giáo viên truyền thụ kiến thức theo cách cảm, cách nghĩ của thầy, học sinh thụ động ghi chép một chiều mà khơng hề có sự phản hồi hay ý kiến đóng góp. Thầy cơ giáo chủ yếu kiểm tra trí nhớ của học sinh chứ chưa chú trọng vào việc phát huy năng lực cho học sinh. Mà mục tiêu của việc học thực chất không phải là học thuộc mà là tự biến đổi tri thức của mình trên cơ sở các tác động của bên ngoài và hoạt động của người học. Vì vậy việc áp đặt kiến thức chỉ có tác dụng tạm thời, học xong là quên ngay, không khắc sâu kiến thức, không trở thành kiến thức hữu cơ của một bộ óc biết suy nghĩ, khơng đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

- Thứ ba là phương pháp dạy nhồi nhét cũng trở thành hiện tượng phổ biến hiện nay. Thầy cô sợ cháy giáo án, sợ dạy không hết lượng kiến thức theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng hay nội dung của văn bản. Thầy cô sợ dạy không kĩ, ảnh hưởng đến kết quả làm bài thi của học sinh, cho nên không lựa chọn trọng tâm, khơng có thời gian nêu vấn đề cho học sinh trao đổi, thảo luận... Kết quả của lối dạy này cũng đã làm cho HS tiếp thu một cách thụ động, một chiều. Giáo viên chưa trao cho các em tính chủ động trong học tập, chưa trú trọng việc

tổ chức cho học sinh tự học, tự khám phá kiến thức đồng thời rút ra những bài học bổ ích cho bản thân.

Thực tế Bộ giáo dục, Sở giáo dục đã triển khai nhiều chương trình tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học nhưng đại đa số giáo viên hoặc chậm, hoặc lười đổi mới phương pháp dạy học nên đã dẫn đến hậu quả như vậy. Với các chương trình tập huấn đó, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp mới như: vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm..., hay các cách tiếp cận mới như cách tiếp cận theo hướng liên văn bản. Đây là cách tiếp cận có hiệu quả cao trong dạy học nhưng giáo viên khơng có ý thức sử dụng bởi họ quan niệm về văn bản theo lối cũ coi tác phẩm là một thể độc lập. Quan niệm này đã khiến cho học sinh bị mất đi cơ hội để chiếm lĩnh kiến thức một cách sâu sắc và phong phú.

2.1.2. Thực trạng dạy học truyện ngắn sau năm 1975 trong nhà trường THPT hiện nay nói riêng

* Thực trạng việc dạy của giáo viên

Thực tế các truyện ngắn sau năm 1975 được đưa vào nhà trường một mặt giúp các em hiểu được tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà qua các thời kì nhưng mong muốn hơn hết là giúp các em thấy được giá trị, cảm nhận và u thích những tác phẩm này. Đó là mong muốn của bất kì giáo viên nào. Thế nhưng trên thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên vẫn gặp phải một số khó khăn khiến cho điều ấy không thể trở thành hiện thực được hoặc chỉ trở thành hiện thực một cách nửa vời.

Phương pháp là cách thức, là con đường để tiếp cận, giải quyết một vấn đề nào đó, trong văn chương đó là con đường để giải mã tác phẩm. Từ trước đến nay, đây là nhiệm vụ chính của người thầy nhưng tại sao trong những năm gần đây những người làm trong ngành giáo dục lại luôn lên tiếng , kêu gọi phải thay đổi, áp dụng phương pháp giảng dạy mới. Chỉ có thể hiểu được điều này khi chúng ta cùng nhau nhìn nhận lại nền giáo dục của mình trong suốt nhiều thập kỉ qua.

- Về mặt nội dung giảng dạy

Theo lý thuyết liên văn bản tác phẩm văn học là một chỉnh thể trong đó các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, theo cách dạy trước đây, giáo viên lại ít chú ý đến đặc điểm này. Họ thường chỉ chú trọng phân tích nội dung mà ít quan tâm đến hình thức nghệ thuật của văn bản. Điều này vơ tình đã đánh mất một phần giá trị tác phẩm. Không chỉ vậy, do các truyện ngắn Sau 1975 không chỉ dừng lại ở phản ánh mà cịn nghiền ngẫm hiện thực. Trước đây, hồn cảnh chiến tranh không cho phép họ khám phá tận cùng sự phức tạp, bề bộn, ngổn ngang của đời sống. Giờ đây, do yêu cầu của thời đại, do nhu cầu tự thân của hoạt động sáng tạo, hiện thực đời sống đi vào văn chương vẹn nguyên sự đa chiều của nó, được soi sáng, cày xới cả những phần khuất lấp, mờ tối. Cho nên, muốn hiểu được những tác phẩm này, học sinh cũng như giáo viên phải có vốn liếng, sự am thông hiểu về những đổi mới của lịch sử - xã hội và thi phápcủa văn học giai đoạn này mới có thể học được. Đối với giáo viên thì dễ bởi họ đã được đào tạo bốn năm ở đại đại học. Cái khó là ở học sinh,đó là một trở ngại mà các em khơng dễ gì vượt qua. Để giúp các em hiểu đúng nội dung và đảm bảo đúng thời lượng tiết học, con đường nhanh nhất mà nhiều giáo viên hay lựa chọn là cảm thụ thay học sinh. Khác với các tác phẩm truyện ngắn giai đoạn trước, truyện ngắn sau năm 1975 có sự thay đổi về diện mạo,đề tài,cảm hứng,nghệ thuật. Cho nên, những tác phẩm ở giai đoạn này hướng đến khám phá và tạo dựng con người thế sự- đời tư, con người cá nhân với những phức tạp và bí ẩn của nó. Nhà văn cắt nghĩa sự tồn tại của con người không phải ở vị thế nhà đạo đức, nhà tuyên huấn mà là nhà triết học, nhà tư tưởng. Con người được nhìn ngắm từ nhiều toạ độ nên nhiều chiều, đa nhân cách nên nhìn chung, nó tồn diện và sâu sắc hơn. Điểm qua một vài tác phẩm, chúng ta dễ dàng nhận ra điều này: “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là bà Hiền, một biểu tượng của cốt cách người Hà Nội. Nhà văn khơng chỉ khám phá nhân vật ở bình diện xã hội, tiêu chí chính trị đạo đức mà cịn ở góc độ văn hố, lịch sử, triết học. Bởi thế, khi phân tích tác phẩm, nhân

vật phải được soi chiếu với văn hoá ứng xử và đạo đức sinh hoạt,với thế giới nội tâm và những phức hợp giằng xé, những suy nghĩ thực thì chân dung nhân vật hiện lên mới sâu sắc và toàn diện. Hay “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu khi tìm hiểu tác phẩm chúng ta khơng nên nhìn nhận nhân vật một cách đơn giản, xuôi chiều mà cần soi thấu sự phức tạp, chứa đầy nghịch lí, mâu thuẫn bên trong. Để nhận diện được bản chất đích thực của đời sống, chúng ta cần thâm nhập mạch ngầm ẩn sâu để khơng bị ngộ nhận bởi vẻ hào nhống bên ngoài.

Một nhược điểm nữa cũng thường thấy là giáo vên không quan tâm đến quan niệm mọi văn bản đều là liên văn bản đối với một văn bản nên nhiều khi họ chỉ quan tâm đến tác phẩm mà bỏ qua những kiến thức về lịch sử, lí luận văn học có liên quan đến tác phẩm, các tác phẩm cùng và khác giai đoạn. Đây là những kiến thức rất cần thiết, là chìa khố để học sinh giải mã tác phẩm một cách đúng đắn và sâu sắc. Mỗi một tác phẩm ra đời đều gắn liền với một giai đoạn lịch sử nhất định và ít nhều chịu sự chi phối của giai đoạn lịch sử đó. Chính vì vậy, khi đọc tác phẩm ta có thể biết được tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh như thế nào, tác giả có những suy nghĩ, quan niệm gì khi sáng tác trong giai đoạn lịch sử đó. Hiểu rõ được những kiến thức này, học sinh sẽ hiểu tác phẩm hơn. khi dạy văn bản này giáo viên cần phải nắm rõ về hoàn cảnh lịch sử - xã hội để từ đó thấy được hồn cảnh đã có sự chi phối,ảnh hưởng đến con người. Do vậy, khi dạy tác phẩm văn học, đặc biệt là những truyện ngắn sau năm 1975, không thể không kết hợp với bối cảnh lịch sử- xã hội. Bên cạnh đó thì kiến thức lí luận văn học cũng là vấn đề cần quan tâm. Lí luận văn học sẽ giúp học sinh nắm được một số khái niệm thường dùng trong văn học: nhân vật, đề tài, chủ đề, không gian, thời gian, ngơn từ nghệ thuật, tác phẩm tự sự, hình thức, nội dung của tác phẩm… Đây là những tri thức văn học mà bất kì học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn sau năm 1975 trong chương trình ngữ văn lớp 12 theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 42 - 72)