Tiến trình và kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn sau năm 1975 trong chương trình ngữ văn lớp 12 theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 73 - 78)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Tiến trình và kết quả thực nghiệm

3.2.1. Tiến trình thực nghiệm

* Lên kế hoạch thực nghiệm

- Liên hệ với nhà trường để chọn GV thực nghiệm, các lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Chọn hai lớp 12 của trường THPT Yên Phong Số 1- Bắc Ninh là lớp 12A1 và 12A2 để tiến hành thực nghiệm. Trong đó, lớp 12A1 là lớp thực nghiệm, lớp 12A2 là lớp đối chứng.

* Làm việc với GV dạy thực nghiệm

GV của các lớp dạy thực nghiệm được nhận trước giáo án để nghiên cứu và hình dung cách tổ chức giờ học. Sau đó, tác giả bài soạn làm việc trực tiếp với GV để giới thiệu ý tưởng và những điểm mới của giáo án (cách khai thác tác phẩm, cách tổ chức hoạt động, những biện pháp và thủ thuật dạy học cụ thể), sự khác biệt giữa giáo án dạy văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” theo

hướng tiếp cận liên văn bản và giáo án dạy văn bản không chú trọng đến liên văn bản. Hai bên trao đổi, đi đến thống nhất về những vấn đề cơ bản.

Để đảm bảo cho giờ học thành công và thể hiện được tinh thần tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm theo hướng tiếp cận liên văn bản, GV cần lưu ý khâu giao nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà và giúp HS chuẩn bị tốt bài ở nhà trước khi đến lớp.

GV dạy cũng cần được hướng dẫn để hiểu đúng và thể hiện tốt vai trò người tổ chức hoạt động theo phương pháp dạy học mới và những công việc cụ thể: Giao việc cho HS, làm mẫu cho hoạt động của HS, theo dõi HS hoạt động, tổ chức cho HS làm việc, tổ chức cho HS báo cáo kết quả, đánh giá kết quả làm việc, thuyết trình và tổng kết khi cần.

* Tổ chức thực nghiệm

- Dự giờ dạy thực nghiệm.

Theo dõi việc tổ chức dạy học trên lớp của GV. Quan sát và cảm nhận về khơng khí lớp học, về khả năng tiếp nhận, lĩnh hội của HS.

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm với GV

- Điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung giáo án thực nghiệm.

* Đánh giá quá trình thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm sư phạm sẽ được nhận xét, kiểm tra, đánh giá qua: - Hoạt động dự giờ dạy trên lớp của GV, trao đổi, làm việc với GV.

- Hoạt động dự giờ, quan sát HS, nghe HS phát biểu ý kiến, trò chuyện với HS. - Sử dụng công cụ đánh giá là các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS sau bài học. - Mô tả và phân tích kết quả giờ dạy trên lớp, dùng phương pháp thống kê toán học, các phương pháp so sánh, đối chiếu để xử lí số liệu thu thập được qua thực nghiệm, đi tới những kết luận đánh giá kết quả học tập của HS, xác nhận tính khả thi và hiệu quả của giờ dạy.

3.2.2. Kết quả thực nghiệm

* Tiến hành kiểm tra

Sau khi GV và HS hoàn thành việc dạy học văn bản Chiếc thuyền ngồi

xa, chúng tơi tiến hành hai bài kiểm tra: kiểm tra 15 phút và kiểm tra 60 phút

theo hình thức trắc nghiệm tự luận ở cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm với cùng một đề bài.

Đề kiểm tra 15 phút:

Nếu là Chánh án Đẩu, anh (chị) sẽ ứng xử như thế nào trước những lí do mà người đàn bà vùng biển đưa ra? Hãy viết một bài luận ngắn trình bày các giải pháp của anh (chị) cho vấn đề bạo hành gia đình ?

Đề kiểm tra 60 phút:

Anh (Chị) có suy nghĩ gì về nhân vật Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu? * Kết quả kiểm tra

Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp

Số HS

Đề

kiểm tra Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu

ĐC 45 15 phút 6 (13,3%) 15 (33,4%) 20 (44,5%) 4 (8,8%) TN 45 15 phút 13 (28,8%) 20 (44,5%) 10 (22,3%) 2 (4,4%) ĐC 45 60 phút 4 (8,8%) 13 (28.9%) 22 (48,9%) 6(13,4%) TN 45 60 phút 9 (20%) 19 (42,3%) 14 (31,1%) 3 (6.6%)

* Đánh giá kết quả thực nghiệm

Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi lập biểu đồ cột so sánh kết quả kiểm tra ở hai bài kiểm tra 15 phút và 60 phút như sau: 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu

12A2 12A1

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 60 phút

Các bảng thống kê cho thấy: kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm khả quan hơn các lớp đối chứng. Có nguyên nhân là HS ở các lớp thực nghiệm được tìm hiểu, phân tích văn bản Chiếc thuyền ngồi xa theo hướng tiếp cận liên văn bản, ngồi ra HS cịn được ngoại khóa, tham gia trị chơi tìm hiểu về kiến thức lịch sử sau năm 1975, về thi pháp truyện ngắn sau năm 1975, về Nguyễn Minh Châu ... trong giờ học bám sát để khắc sâu kiến thức của văn bản, bước đầu biết đọc – hiểu tác phẩm theo hướng tiếp cận liên văn bản. Vì vậy, HS lớp thực nghiệm có khả năng trả lời chính xác, rõ ràng hơn, phân tích sắc sảo hơn so với HS lớp đối chứng về những kiến thức của bài học cũng như những vấn đề liên quan đến văn bản.

Trong khi đó, hầu hết các lỗi mà HS lớp đối chứng mắc phải đều có nguyên nhân các em chưa nắm vững kiến thức cơ bản của bài học.

Đề kiểm tra trên về nội dung được biên soạn theo hướng kiểm tra khả năng nắm kiến thức văn bản Chiếc thuyền ngoài xa theo hướng tiếp cận liên văn bản. Các câu hỏi tập trung khai thác hiểu biết về ngôn ngữ, nghệ thuật và tư tưởng của nhân vật tự sự cũng như những hiểu biết liên quan đến văn bản của HS.

Điểm kiểm tra cho thấy kết quả nắm kiến thức về văn bản Chiếc thuyền

ngoài xa theo hướng tiếp cận liên văn bản của HS lớp thực nghiệm và lớp đối

chứng chênh lệch rõ theo hướng điểm số của HS lớp thực nghiệm tốt hơn, khả quan hơn.

Với câu hỏi kiểm tra 15 phút theo dạng đề trắc nghiệm khách quan chủ yếu kiểm tra kiến thức về nội dung và nghệ thuật trong văn bản. Chúng tôi nhận thấy ở lớp thực nghiệm do có sự chuẩn bị chu đáo, thảo luận, trao đổi, so sánh giữa truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa với các truyện ngắn cùng thời và khác thời của các các tác giả khác nên kiến thức nắm chắc và có tới 85% HS trả lời đạt điểm giỏi. Ở lớp đối chứng, GV chưa chú ý đến yếu tố này nên trong bài làm, HS chưa hiểu được ý nghĩa sâu xa của các tác phẩm dẫn tới chọn đáp án sai.

Câu hỏi 60 phút là dạng đề mở, HS cả hai lớp 12A1 và 12A2 đều thể hiện được cảm nhận qua việc phân tích những đổi mới trong văn bản Chiếc

thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhưng ở lớp đối chứng (lớp 12A2) do

GV áp đặt cách cảm nhận và phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa theo lối dạy cũ, khơng có sự liên kết với các văn bản khác, giáo viên là trung tâm truyền thụ kiến thức cho HS nên khi làm bài kiểm tra HS rất lúng túng, viết bài theo hướng nhớ máy móc, lời văn thiếu tự nhiên và sức thuyết phục. Còn ở lớp thực nghiệm, GV xuất phát tiếp cận truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa theo hướng liên văn bản để gợi tìm cho HS cảm nhận và phân tích tư tưởng tác phẩm, làm cơ sở cho những lí giải, phân tích, bình giá nên HS hiểu thấu đáo tác phẩm, dễ dàng đưa ra những cảm nhận vừa sáng tao,vừa sâu sắc, vừa có sức thuyết phục cao.

Sau khi dạy thực nghiệm và kiểm tra kết quả học tập của HS, chúng tơi có những đánh giá như sau:

- HS qua các giờ học thực nghiệm đã nắm được kiến thức cơ bản của văn bản, hiểu đúng văn bản và có cảm nhận sâu sắc về tưởng của tác giả qua văn bản

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu

- Việc tổ chức dạy học theo tinh thần tích cực hóa hoạt động của người học, sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, các kiểu bài học đã tạo cơ hội cho HS trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em tỏ ra hứng thú, chủ động hơn trong học tập, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, khi trao đổi, đối thoại, thảo luận giữa các nhóm, tạo khơng khí học tập tích cực, sơi nổi trong lớp học.

- Dạy truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa theo hướng tiếp cận liên văn bản có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục về nhận thức, tư tưởng, thái độ cho HS. - Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy, dạy tác phẩm văn chương nói chung, dạy truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa theo hướng tiếp cận liên văn bản là một

hướng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn sau năm 1975 trong chương trình ngữ văn lớp 12 theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 73 - 78)