Thay đổi về nghệ thuật trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn sau năm 1975 trong chương trình ngữ văn lớp 12 theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 39 - 40)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Thực tiễn truyện ngắn sau năm 1975

1.3.3.4. Thay đổi về nghệ thuật trần thuật

Theo từ điển thuật ngữ văn học trần thuật là phương diện cơ bản của thể loại tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của chủ thể trần thuật. Nghệ thuật trần thuật là cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động lời nói nhân vật vào đúng vị trí của nó để người đọc lĩnh hội theo ý định tác giả. Trong trần thuật có nhiều phương diện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngơn ngữ trần thuật…ở luận văn này chúng tôi chỉ khái quát những dấu hiệu đổi mới của nghệ thuật trần thuật trên các phương diện chính.

Thứ nhất: Sự đa dạng về điểm nhìn trần thuật

Khảo sát truyện ngắn giai đoạn sau năm 1975 cho thấy, điểm nhìn trần thuật được tổ chức chủ yếu từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba .Truyện ngắn giai đoạn chiến tranh thường có một giọng, một điểm nhìn trần thuật. Nhưng trong các truyện ngắn sau 1975, xu hướng chung là có sự phối hợp các điểm nhìn trần thuật. Có điểm nhìn người dẫn truyện, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn bên trong, bên ngồi, điểm nhìn khơng gian thời gian, điểm nhìn đánh giá tư tưởng cảm xúc ...Tác giả để cho các điểm nhìn này đan cài vào nhau vì thế nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ, được khắc hoạ tồn vẹn hơn về chân dung, tính cách, số phận để từ đó khái qt lên những vấn đề có tính triết lí. Chiếc thuyền ngồi

xa (Nguyễn Minh Châu) là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho việc

phối hợp các điểm nhìn. Số phận đầy bi kịch của người đàn bà làng chài được Nguyễn Minh Châu soi chiếu từ nhiều điểm nhìn khác nhau của các nhân vật: thằng Phác, vị chánh án Đẩu và Phùng. Như vậy với sự đa dạng và sự chuyển dịch liên tục các điểm nhìn trần thuật đã tạo ra cho Nguyễn Minh Châu và các tác giả khác nhiều cách thức khác nhau khi tiếp cận hiện thực và thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình. Đồng thời sự phong phú về điểm nhìn cũng là điều kiện quan trọng để hình thành giọng điệu.

Thứ hai: Sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật

Trong văn xi nói chung và truyện ngắn nói riêng từ sau năm 1975, người đọc nhận thấy sự đan xen của nhiều giọng điệu. Ngay ở một tác giả một tác phẩm tính chất đa dạng ngày càng bộc lộ rõ. Nguyễn Minh Châu là trường hợp tiêu biểu về sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật. Có thể coi Bức tranh là truyện ngắn thể hiện những thay đổi sớm nhất và rõ nhất về giọng điệu trong các sáng tác sau chiến tranh của ông. ở truyện ngắn này, giọng điệu tác giả và giọng điệu của nhân vật nhiều lúc khó mà phân biệt. Sự hồ quyện giọng điệu ấy vang lên trong cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật qua đó ghi lại những diễn biến tâm trạng một cách chân thực. Chính tính chất đa giọng điệu đã tạo ra sức gợi mở và tính tranh luận để kiếm tìm chân lí. Đó cũng chính là một trong những biểu hiện của xu hướng dân chủ hoá trong văn xuôi của Nguyễn Minh Châu đầu những năm 80. Sự thay đổi từ một giọng sang đa giọng trong truyện ngắn sau 1975 có căn nguyên từ những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Cuộc sống trong chiến tranh ồn ào náo động nhưng có cái đơn giản của nó cịn cuộc sống trong hồ bình lại chất chứa nhiều sóng ngầm gió xốy bên trong. Đứng trước những vấn đề xã hội nhân sinh mới mẻ đòi hỏi nhà văn phải có những cách tiếp cận mới, những cách giải quyết mới khác với thời chiến. Trở về với đời thường để dẫn người đọc thâm nhập vào cái bên trong đầy bí ẩn, chứa đựng cái bản ngã của mỗi người trong những mặt đối lập, phức hợp trong tính cách của nó, các tác giả hầu hết đã thay đổi giọng điệu trần thuật và có bước tiến mới trong tổ chức giọng điệu trần thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn sau năm 1975 trong chương trình ngữ văn lớp 12 theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 39 - 40)