1.2.1. Quản lý
Quản lý là một khái niệm rộng lớn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những nhà xã hội học nghiên cứu hoạt động quản lý trên cơ sở mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, các nhà hoạt động kinh tế nghiên cứu hoạt động quản lý trên cơ sở hiệu quả kinh tế… Chính vì thế khi đưa ra khái niệm về quản lý, các tác giả thường gắn với các loại hình quản lý cụ thể phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu hay thực tế công việc quản lý của mình. Cụ thể:
Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là người sáng lập ra thuyết quản lý theo khoa học, theo ơng thì: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [9, tr.89]
Henry Fayon (1845-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính lại cho rằng: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát” [8, tr.3-5].
Harold Koontz, được coi là người tiên phong của lý luận quản lý hiện đại viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi cá thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất” [20, tr.20].
Các nhà nghiên cứu trong nước cũng đưa ra những quan điểm khác nhau về quản lý:
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS Nguyễn Quốc Chí thì Quản lý là “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”[8, tr.1].
Theo GS. Đặng Vũ Hoạt và GS. Hà Thế Ngữ thì: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu. Quản lý một hệ thống là một quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”[15, tr.32-36].
Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã dự kiến” [25, tr.1].
Theo PGS. Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một hệ thống tác động khoa học nghệ thuật vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra của hệ thống và cho từng thành tố của hệ thống”[21, tr.1]
Theo từ điển Tiếng Việt thì Quản lý là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ quan”
Như vậy, khái niệm quản lý được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên các quan điểm trên đều đề cập đến bản chất chung của khái niệm quản lý:
- Quản lý là sự tác động liên tục có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý trong một tổ chức thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
- Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Quản lý mang tính khoa học vì nó ln là hoạt động có tổ chức, có định hướng dựa trên những quy luật, những nguyên tắc và phương pháp hoạt động cụ thể. Quản lý cịn mang tính nghệ thuật vì nó là một hoạt động thực tiễn vơ cùng phong phú đầy biến động, khơng có những ngun tắc chung cho mọi tình huống. Để đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức người quản lý cần có những bí quyết sắp xếp nguồn nhân lực, nghệ thuật giao tiếp, kỹ năng ứng xử, khả năng thuyết phục đối với mọi thành viên trong tổ chức.
Cùng với sự phát triển chung của xã hội hiện nay, vai trò của quản lý ngày càng được nâng cao. Vì vậy, mỗi cấp quản lý, mỗi lĩnh vực hoạt động cần vận dụng lý luận chung và lý luận cụ thể để phù hợp với quy mô và đặc thù của tổ chức mình qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.
Có thể rút ra kết luận là quản lý của Việt Nam nhìn chung là chưa dựa vào các bằng chứng khoa học. Để có thể đổi mới thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý cần phải áp dụng những cơ sở khoa học, các nghiên cứu khoa học trong nước cũng như nước ngồi về cơng tác quản lý.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Cũng như các hoạt động khác của xã hội, ngay từ khi các tổ chức giáo dục đầu tiên được hình thành thì đã có hoạt động quản lý giáo dục. Khoa học quản lý giáo dục trở thành một bộ phận của quản lý nói chung nhưng nó là một khoa học tương đối độc lập vì tính chất đặc thù của nền giáo dục quốc dân.
Theo M. I. Kônđacốp, chuyên gia giáo dục Liên Xô cũ: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy tắc chung của xã hội cũng như những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển tâm thế và tâm lý trẻ em” [17, tr.124].
Ở Việt Nam theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [25, tr.35].
Tác giả Đặng Quốc Bảo thì cho rằng: “ QLGD là hoạt động điều hành
phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [7]
Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS. Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó” [9]
Như vậy, có thể nói hệ thống giáo dục là một hệ thống mở, luôn vận động và phát triển theo quy luật chung và chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội. Các định nghĩa trên cũng cho thấy quản lý giáo dục luôn luôn phải đổi mới, đảm bảo tính năng động, khả năng tự điều chỉnh, thích ứng của giáo dục đối với sự vận động và phát triển chung.
Quản lý giáo dục có đầy đủ 4 chức năng của quản lý đó là: + Chức năng Dự báo/ Kế hoạch
+ Chức năng Tổ chức + Chức năng Chỉ đạo
+ Chức năng Kiểm tra/ Đánh giá
Các chức năng này liên hệ chặt chẽ với nhau bằng thông tin phản hồi đa chiều, có thể minh họa theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hóa các chức năng trong q trình quản lý giáo dục
TT QL Kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra
Tùy theo đối tượng quản lý mà quản lý giáo dục có nhiều cấp độ khác nhau. Theo TS. Nguyễn Phúc Châu thì quản lý giáo dục được chia ra:
- Quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô (quản lý hệ thống giáo dục): Ở cấp độ này, “Quản lý giáo dục” được hiểu là những tác động tự giác, có ý thức, có mục dích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật,… của chủ thể quản lý giáo dục các cấp đến các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, huy động, điều phối, giám sát và điều chỉnh,… các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin) để hệ thống giáo dục vận hành đạt được mục tiêu phát triển giáo dục.
- Quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô (quản lý một cơ sở giáo dục): Ở cấp độ này, quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật,… của chủ thể quản lý một cơ sở giáo dục đến tập thể GV, CNV, tập thể người học và các lực lượng tham gia giáo dục khác trong và ngồi cơ sở giáo dục đó, để thực hiện có chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học, nhằm làm cho cơ sở giáo dục vận hành luôn luôn ổn định và phát triển để đạt tới mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đó.
Có thể nhận xét là quản lý giáo dục cũng chưa dựa vào bằng chứng khoa học: ví dụ rất khó tìm được số liệu và những phân tích khoa học về đối tượng bị quản lý, cụ thể không biết bao nhiêu % học sinh trung học cơ sở tiếp tục học vào đại học, bao nhiêu học nghề và bao nhiêu không học mà đi làm nghề.
1.2.3 Hướng nghiệp
Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp (career development)...
Theo từ điển tiếng Việt, “Hướng nghiệp” được giải thích là “thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu,
năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động” hoặc được hiểu là “giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề”.
Theo từ điển Giáo dục học “Hướng nghiệp” được hiểu là “hệ thống các biện pháp giúp đỡ học sinh làm quen, tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện vọng, năng lực sở trường của mỗi người với nhu cầu và điều kiện thực tế khách quan của xã hội”. Cơng tác hướng nghiệp có ý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn giúp cho thanh niên có cơ hội phát huy được năng lực, nâng cao được hiệu quả lao động, say mê sáng tạo trong nghề nghiệp. Mặt khác, công tác hướng nghiệp giúp tránh được sự thay đổi nghề nghiệp nhiều lần. Nhờ đó, cơng tác hướng nghiệp giúp hạn chế các hậu quả do nghề nghiệp không phù hợp mang lại.
Theo GS - TS Phạm Tất Dong thì hướng nghiệp như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
Theo các nhà giáo dục học “Hướng nghiệp” vừa là hoạt động của giáo viên, vừa là hoạt động của học sinh và kết quả cuối cùng của quá trình hướng nghiệp là sự tự quyết định của học sinh trong việc chọn lựa nghề nghiệp tương lai.
Theo các nhà kinh tế học, “Hướng nghiệp” có thể được hiểu là hệ thống những biện pháp dẫn dắt, tổ chức thành thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lao động tuổi trẻ của đất nước. Hướng nghiệp góp phần tích cực vào quá trình phấn đấu, nâng cao năng suất lao động xã hội.
Như vậy có thể thấy, với các tiêu chí khác nhau, ở các góc độ chun môn khác nhau chúng ta có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm “hướng nghiệp”. Qua những định nghĩa đó tơi nhận thấy rằng:
Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp của thị trường lao động ở cấp độ địa phương và quốc gia.
Hướng nghiệp là hoạt động địi hỏi tồn xã hội phải có trách nhiệm tham gia. Thế hệ trẻ cần được hướng nghiệp liên tục bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau. Cần để cho các em lựa chọn nghề nghiệp theo đúng năng lực, sở thích của các em nhưng cũng cần giúp các em hiểu rõ nhu cầu nhân lực mà xã hội đặt ra và trách nhiệm của các em với xã hội có như vậy nguồn nhân lực mới thực sự có chất lượng đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của xã hội.
Nhận xét: hướng nghiệp cũng chưa dựa vào những nghiên cứu khoa học về nhu cầu, sở thích, năng lực của học sinh.
1.2.4 Giáo dục hướng nghiệp
Có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm “Giáo dục hướng nghiệp”
Tác giả Phạm Viết Vượng định nghĩa giáo dục hướng nghiệp là hoạt động định hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh, nhằm giúp họ chọn một nghề phù hợp với hứng thú, năng lực sở trường của cá nhân và yêu cầu nhân lực của xã hội.
Còn theo tác giả Đặng Danh Ánh thì giáo dục hướng nghiệp là một hoạt động của tập thể sư phạm, của các cơ quan quản lý, nhà máy khác nhau, được tiến hành với mục đích giúp học sinh chọn nghề đúng đắn với năng lực, thể lực và tâm lí của cá nhân với nhu cầu kinh tế xã hội. Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành quá trình giáo dục – học tập trong nhà trường.
Theo một số tác giả khác thì giáo dục hướng nghiệp được cho là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lí học, sinh học, y học và nhiều môn khoa học khác nhau để giúp cho học sinh chọn nghề phù hợp với nhu
cầu xã hội, đồng thời thỗ mãn tối đa nguyện vọng thích hợp với năng lực sở trường và điều kiện tâm lí cá nhân nhằm mục đích phân phối và sử dụng có hiệu quả nhất năng lực của lực lượng lao động có sẵn của đất nước.
Theo tơi tất cả các định nghĩa trên dù được diễn đạt khác nhau nhưng về cơ bản đều xác định giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục nhằm chuẩn bị cho học sinh ngay từ khi cịn học ở trường phổ thơng đã sớm có ý thức lựa chọn ngành nghề vừa phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân, vừa phù hợp với sự phân công lao động của xã hội.
Như vậy, giáo dục hướng nghiệp là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó tập thể sư phạm nhà trường giữ vai trị quyết định nhằm giúp người học chọn nghề trên cơ sở khoa học. Khi ấy, tập thể sư phạm phải sử dụng các biện pháp giáo dục có tính hướng dẫn, thuyết phục cao. Các biện pháp phải không áp đặt, bảo đảm nguyên tắc hình thành hứng thú, phải điều chỉnh, uốn nắn động cơ chọn nghề của thế hệ trẻ sao cho có sự nhất trí cao giữa nguyện vọng của cá nhân với yêu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế, giữa năng lực cá nhân với địi hỏi nghề. Phải có biện pháp giáo dục thích hợp để dung hồ giữa nguyện vọng cá nhân, năng lực cá nhân với yêu cầu nhân lực của xã hội và đòi hỏi của nghề. Nếu khơng dung hồ được các yếu tố này sẽ dẫn tới tình trạng thừa/thiếu lao động hoặc tình trạng năng suất lao động khơng cao vì khơng có sự phù hợp của cá nhân với nghề. Bởi vậy mà giáo dục hướng nghiệp phải gắn liền với giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị nhằm giúp học sinh giải quyết đúng mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực, giữa cái học sinh mong muốn với cái học sinh có thể làm và cái học sinh cần phải làm, giúp học sinh nhận thức được trách nhiệm của mình đề điều chỉnh hài hồ giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích của xã hội.