Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 85)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các

3.2.6. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù

hợp với đặc điểm của các nhà trường

a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp

Mục đích của biện pháp nhằm đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đưa ra các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh của từng trường nhằm thu hút được sự quan tâm chú ý của các phụ huynh học sinh, gây hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp. Nhờ đó quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường sẽ đạt kết quả tốt hơn.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Hiện nay, giáo dục hướng nghiệp trong trường vẫn được thực hiện theo các hình thức tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua các mơn văn hoá, giáo dục hướng nghiệp qua môn công nghệ, giáo dục hướng nghiệp qua sinh hoạt hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá. Tuy nhiên với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thì hình thức giáo dục hướng nghiệp hiệu quả hơn cả là giáo dục hướng nghiệp qua sinh hoạt hướng nghiệp và hoạt động ngoại khố. Vì vậy, giáo dục hướng nghiệp trong các trường THPT nên phát triển theo hướng này.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp nên được tổ chức thường xuyên và có sự tham gia của học sinh tất cả các khối chứ không chỉ khối 12, bởi học sinh nhà trường ngay từ lớp 10 đã bắt đầu hình thành định hướng chọn nghề. Các buổi sinh hoạt hướng nghiệp nên được tổ chức dưới hình thức toạ đàm theo các nội dung nhất định, tuy nhiên nên được chia thành các nhóm: nhóm các buổi toạ đàm hướng nghiệp cho học sinh khối tự nhiên, cho học sinh khối xã hội, cho học sinh khối ngữ, nhóm các buổi toạ đàm du học ở các nước khác nhau, nhóm các buổi toạ đàm về các ngành nghề nhất định…

- Tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp ở các lớp có thể theo hình thức mời chính phụ huynh học sinh lớp đó đến chia sẻ về cơng việc của mình và giải đáp thắc mắc của học sinh.

- Tổ chức các buổi tham quan các cơ sở sản xuất, các cơng ty, xí nghiệp hay các làng nghề nhằm cho học sinh tiếp cận với các cơng việc cụ thể. Có thể phối hợp với các cơ sở cho học sinh tham gia làm việc cùng ở một vị trí trong một ngày: Một ngày làm bác sỹ, một ngày làm luật sư, một ngày làm nhân viên văn phòng….

- Giáo dục hướng nghiệp thơng qua phịng tuyển sinh - hướng nghiệp và câu lạc bộ hướng nghiệp: Ban giám hiệu chỉ đạo Ban tuyển sinh phối hợp với Đoàn trường để thành lập phòng tuyển sinh - hướng nghiệp. Phòng tuyển sinh - hướng nghiệp là nơi lưu trữ các thông tin về các trường học, các ngành nghề trong, các thông tin cập nhật về tuyển sinh. Tại đây, học sinh được đọc, tìm hiểu các thơng tin vê các vấn đề các em quan tâm liên quan đến nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp. Tại phòng các em sẽ được tư vấn về công tác tuyển sinh và hướng nghiệp, ở đó các em được khảo sát về năng lực, sở thích của mình từ đó sẽ có sự tư vấn về lựa chọn ngành, lựa chọn nghề phù hợp. Muốn được như vậy thì thành viên ban tuyển sinh được đào tạo kiến thức về giáo dục hướng nghiệp hay u thích cơng tác giáo fục hướng nghiệp. Đồng thời thành lập câu lạc bộ hướng nghiệp trong đó có các tình nguyện viên là những giáo viên, học sinh quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp, tình nguyện đóng góp cơng sức để nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, đã được đào tạo về hướng nghiệp một cách bài bản. Các tình nguyện viên hoạt động trong câu lạc bộ hướng nghiệp mà người đứng đầu có thể là một giáo viên hoặc một thành viên trong ban chấp hành đồn trường, câu lạc bộ hoạt động có nguyên tắc hoạt động rõ ràng, có kế hoạch và nội quy định rõ ràng. Hoạt động của câu lạc bộ phải nằm dưới sự quản lý của ban giám hiệu nhà trường, ban tuyển sinh. Câu lạc bộ hướng nghiệp cũng phối hợp với ban giám hiệu, đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm … trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp khác trong nhà trường.

3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Để cơng tác giáo dục có hiệu quả, cần có phải trang bị đủ phương tiện, thiết bị tương ứng với nội dung và hình thức giáo dục. Quản lý hoạt động giáo

dục hướng nghiệp trong nhà trường chỉ thực sự có hiệu quả khi cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đủ để phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động này. Cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường cần đảm bảo để các hoạt động giáo dục hướng nghiệp được tiến hành thuận lợi.

- Cơ sở vật chất cho các hoạt động ngoại khoá như:

Hội trường để tổ chức các buổi sinh hoạt tư vấn hướng nghiệp gồm có: Đèn chiếu, máy chiếu, vô tuyến truyền hình, đầu đọc đĩa, máy quay phim, máy chụp hình, loa, đài, micro…

Phòng tuyển sinh - hướng nghiệp được xây dựng với nguyên tắc đảm bảo đủ tài liệu để học sinh có thể tra cứu thơng tin, đủ điều kiện diễn ra hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Phòng tuyển sinh - hướng nghiệp gồm các cơ sở vật chất: Máy vi tính được nối mạng Internet, có danh mục các trang Web phục vụ công tác tư vấn hướng nghiệp, cài đặt chương trình trắc nghiệm tâm lí, trắc nghiệm năng lực; Kế hoạch các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường, khối lớp; Tư liệu hướng nghiệp: Danh mục nghề nghiệp trên thế giới, trong nước, địa phương; tủ sách về lao động nghề nghiệp; danh mục sách báo tham khảo….; Tư liệu giới thiệu các nghề, việc làm phổ biến tại địa phương; Thông tin về thị trường lao động, thế giới nghề nghiệp, các nghề mới, các nghề đang cần lao động, các văn bản về kế hoạch phát triển của huyện và thành phố…

- Giáo dục hướng nghiệp cần có nguồn tài chính ngồi kinh phí từ ngân sách vì kinh phí từ ngân sách chi cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp rất ít. Nhà trường cần xây dựng nguồn lực tài chính để phục vụ cơng tác giáo dục hướng nghiệp. Ngoài ngân sách được cấp phát cho hoạt động giáo dục chung của trường được chuyển sang, cần vận dụng và làm tốt cơng tác xã hội hố hoạt động giáo dục hướng nghiệp để có thêm kinh phí cho hoạt động, kêu gọi

sự đóng góp, ủng hộ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, của các xí nghiệp, cơng ty.

3.2.8. Tăng cường cơng tác xã hội hố trong giáo dục hướng nghiệp

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Giáo dục hướng nghiệp tốt có ý nghĩa khơng chỉ đối với cá nhân học sinh mà đối với cả xã hội. Bởi vậy giáo dục hướng nghiệp cần xã hội hố để có được sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần nhất là trong thời kỳ hiện nay, khi mà nguồn chi từ ngân sách cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp cịn q ít mà chi phí để thực hiện tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp thì lại khá nhiều.

Bởi vậy biện pháp này nhằm thu hút sự đầu tư cho giáo dục hướng nghiệp từ các tổ chức xã hội và đó là điều cần thiết.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Huy động sự đầu tư của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các trường đại học trong nước và quốc tế để trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác hướng nghiệp: đầu tư cho phịng hướng nghiệp, cho tài liệu tra cứu và tài liệu phát cho phụ huynh, học sinh, cho các hoạt động thăm quan, ngoại khoá… Bên cạnh việc đầu tư cho nhà trường, họ sẽ có quyền lợi như được quảng bá về tổ chức của mình tại trường.

- Huy động các cơ quan, doanh nghiệp phối hợp với nhà trường trong công tác hướng nghiệp: Tạo điều kiện cho học sinh nhà trường đến cơ quan tham quan hay tham gia vào các buổi làm việc.

- Mời các doanh nhân thành đạt, các cựu học sinh nhà trường thành đạt trong công việc cùng tham gia các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, toạ đàm, giao lưu với học sinh chia sẻ về nghề nghiệp hoặc cộng tác với câu lạc bộ hướng nghiệp của nhà trường trong công tác tư vấn hướng nghiệp.

3.2.9 Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý về chủ trương, đường lối đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Để đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường có hiệu quả cần có sự ủng hộ và giúp đỡ của các cơ quan quản lý. Vì thế biện pháp này là cần thiết.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng kế hoạch về đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại

các nhà trường trong đó nêu lên mục đích, nội dung, ý nghĩa của việc đổi mới. Đồng thời đưa ra các điều kiện cần thiết để hoạt động đổi mới đó thành cơng và có hiệu quả cao. Trên cơ sở đó thuyết phục cơ quan quản lý các cấp ủng hộ và giúp đỡ hoạt động đổi mới của nhà trường.

- Xin ý kiến đóng góp của cấp trên để đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại nhà trường đạt hiệu quả cao.

- Đề xuất đổi mới với cơ quan cấp trên để có được sự chỉ đạo, các cơ chế, chính sách rõ ràng cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp

Trong phần trên luận văn đã nêu ra 9 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong các trường trung học phổ thông của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. Các biện pháp này có tác động qua lại với nhau, hỗ trợ cho nhau và cần được tiến hành đồng bộ có như vậy mới đạt hiệu quả trong cơng tác giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường THPT. Để kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của các cán bộ, giáo viên trong các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. Kết quả thu được như sau:

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá mức độ cần thiết của từng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp thông qua ý kiến đánh giá của các đối tượng được khảo sát. Tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

3.3.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm

Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá qua phiếu hỏi đối với 120 người trong Hội đồng nhà trường của ba trường THPT Đan Phượng, THPT Hồng Thái và THPT Tân Lập của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội mỗi trường 40 người bao gồm 3 thầy cô trong BGH, 33 GVCN, 5 cán bộ Đồn. Ngồi ra cịn tiến hành phỏng vấn đối với một số đối tượng để làm rõ hơn các thông tin khảo sát.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của chín biện pháp sau: Biện pháp1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ quản lý về vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Biện pháp 2. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của giáo viên trong hoạt giáo dục hướng nghiệp.

Biện pháp 3. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của phụ huynh, học sinh trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Biện pháp 4. Đổi mới bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Biện pháp 5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường.

Biện pháp 6. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm của các nhà trường.

Biện pháp 7. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Biện pháp 8. Tăng cường công tác xã hội hoá trong giáo dục hướng nghiệp.

Biện pháp 9. Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý về chủ trương, đường lối đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

STT Tên biện pháp Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1

Biện pháp1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ quản lý về vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp

90% 10% 0%

2

Biện pháp 2. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của giáo viên trong hoạt giáo dục hướng nghiệp

90% 10% 0%

3

Biện pháp 3. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của phụ huynh, học sinh trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp

70 30% 0%

4

Biện pháp 4. Đổi mới bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp

80% 20% 0%

5

Biện pháp 5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường

90% 10% 0%

6

Biện pháp 6. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm của các nhà trường.

70% 30% 0%

7

Biện pháp 7 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp

80% 10% 0%

8 Biện pháp 8. Tăng cường cơng tác xã

hội hố trong giáo dục hướng nghiệp 60% 40% 0%

9

Biện pháp 9. Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý về chủ trương, đường lối đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Kết quả trên cho thấy các biện pháp đề ra đều được cho là rất cần thiết cho việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Điều đó khẳng định để hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực sự có hiệu quả thì các biện pháp mà chúng tôi đề xuất là rất cần thiết nhất là trong thời kỳ hiện nay khi mà Đảng và Nhà nước kêu gọi đổi mới toàn diện căn bản giáo dục và đào tạo.

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

STT Tên biện pháp Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Biện pháp1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ quản lý về vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp

60% 40% 0%

2

Biện pháp 2. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của giáoviên trong hoạt giáo dục hướng nghiệp

70% 30% 0%

3

Biện pháp 3. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của phụ huynh, học sinh trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp

60 40% 0%

4 Biện pháp 4. Đổi mới bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động

giáo dục hướng nghiệp 60% 30% 10%

5 Biện pháp 5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng

nghiệp trong các nhà trường 70% 30% 0%

6 Biện pháp 6. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm của các nhà trường.

50% 40% 10%

7 Biện pháp 7 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp

60% 30% 10%

8 Biện pháp 8. Tăng cường cơng tác xã

hội hố trong giáo dục hướng nghiệp 70% 30% 0%

9 Biện pháp 9. Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý về chủ trương,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)