Nâng cao nhận thức trách nhiệm của phụ huynh, học sinhtrong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 81 - 82)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các

3.2.3 Nâng cao nhận thức trách nhiệm của phụ huynh, học sinhtrong

nhóm chun mơn. Cần làm cho giáo viên nhận thức được rằng việc giáo dục hướng nghiệp là trách nhiệm của toàn thể hội đồng giáo dục nhà trường chứ không chỉ riêng của cán bộ quản lý, của giáo viên chủ nhiệm, của giáo viên phụ trách công tác tư vấn hướng nghiệp và của gia đình học sinh.

- Giao cho giáo viên những nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của giáo viên với những nhiệm vụ đó và thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện những nhiệm vụ đó của giáo viên trong nhà trường.

- Khuyến khích, động viên, khích lệ giáo viên chủ động tìm hiểu về đối tượng học sinh mình đang dạy, tìm hiểu về các ngành nghề mà địa phương, xã hội đang cần mà phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình, tìm tịi các phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào bài giảng một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.

- Giao cho giáo viên quyền chủ động lên kế hoạch, xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh một cách phù hợp dựa trên những chuẩn mực, quy định của ngành và của nhà trường đề ra.

3.2.3 Nâng cao nhận thức trách nhiệm của phụ huynh, học sinh trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp động giáo dục hướng nghiệp

Học sinh cần có một hướng đi phù hợp với năng lực, với sở thích, với nhu cầu của thị trường lao động vốn phong phú và phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều học sinh trong các trường THPT của huyện Đan Phượng dù đã lựa chọn được ngành nghề, nhưng nhiều em chưa biết gì nhiều về ngành nghề mà mình lựa chọn. Mối quan tâm của các em và gia đình mới chỉ dừng ở mục đích thi đỗ vào một ngành của một trường đại học hoặc trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp nào đó chứ chưa biết gì về cơng việc mình sẽ phải làm sau khi học xong ngành nghề đó.

Biện pháp này giúp học sinh các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội có được cái nhìn đầy đủ, tồn diện về cơng việc tương lai, từ đó có sự lựa chọn chính xác nhất về ngành nghề. Như vậy trong tương lai, xã hội sẽ có thêm những chuyên gia, những cán bộ, những công nhân, thợ lành nghề trong các lĩnh vực nhất định.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Tăng cường việc lập kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh về tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ về ngành nghề trước khi lựa chọn.

- Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, hấp dẫn, bổ ích và mang lại nhiều thông tin cho phụ huynh, học sinh. Nội dung tuyên truyền phải giải đáp được các thắc mắc của phụ huynh, học sinh.

- Đa dạng hố các hình thức tun truyền thơng qua các kênh thông tin khác nhau như: qua các tài liệu tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh nghiên cứu, qua các buổi họp, sinh hoạt lớp, qua các buổi thảo luận, sinh hoạt tập thể hoạt động, hoạt động tham quan học tập, hoạt động dã ngoại, thông qua tổ chức các buổi toạ đàm với cha mẹ học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)