Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

Dự định Khối 10 Khối 11 Khối 12

Thi vào đại học, cao đẳng 35% 50% 70%

Đi học các trường đào tạo nghề 45% 40% 10%

Chưa có dự định 20% 30% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Khối 10 Khối 11 Khối 12

Thi vào đại học, cao đẳng Đi học các trường đào tạo nghề Chưa có dự định

Dựa vào kết quả trên, có thể thấy định hướng của học sinh các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội ở các khối lớp càng cao dự định của học sinh thi vào các trường đại học có tỷ lệ càng cao. Học sinh khối 12 là 70 % điều đó có thể thấy đó chính là mong muốn của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT nhưng với dự định này tạo áp lực cho các cơ quan quản lý cũng như tạo áp lực rất lớn cho các kỳ thi Đại học. Tỷ lệ học sinh lựa chọn đi học nghề chưa cao dẫn tới thiếu những công nhân cho các nhà máy sản xuất cũng như thiếu thợ đối với các nghề.

Thật là tốt cho địa phương và cả nước là càng học lên đến lớp 12 thì càng nhiều học sinh muốn thi vào đại học. Nhờ vậy mà chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam có động lực và lực lượng để nâng cao! Sự thất bại của giáo dục hướng nghiệp chứng tỏ quản lý cơng tác này chưa hiệu quả và đó cũng là điều may mắn cho nguồn nhân lực Việt Nam đang cần cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa!

Điều đáng nghi nhận là các em học sinh ngày nay ở vùng nông thôn đã có sự định hướng cho tương lai của mình là cần phải làm gì sau khi tốt nghiệp THPT như hầu hết các em đã tỏ thái độ dự định, định hướng cho mình sau khi học xong đặc biệt là 100% học sinh khối 12.

Kết quả khảo sát trên cũng đặt ra cho chúng ta những nhà quản lý giáo dục cần phải làm tốt công tác giáo dục tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và làm tốt công tác phân luồng học sinh trong các nhà trường để làm giảm bớt gánh nặng, áp lực của kỳ thi Đại học. Đồng thời cũng cho thấy các nhà quản lý, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cần nâng cao chất lượng đào tạo cũng như công tác tư vấn để thu hút học sinh nhằm tạo ra nguồn nhân lực thực sự có chất lượng cao phục vụ sự cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nếu được như vậy sẽ tiết kiệm được nguồn ngân sách chi cho giáo dục, cũng như là tổ chức các kỳ thi và đó chính là ngồn ngân sách dùng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cho dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung cũng như giáo dục hướng nghiệp nói riêng.

Với câu hỏi: “Bạn sẽ lựa chọn trường nào? Ngành học gì” học sinh phải đưa ra câu trả lời. Chúng tôi nhận được kết quả: đa phần học sinh khối 10 và 11 chưa lựa chọn được trường học, số ít các em đã lựa chọn được ngành nghề.

Khác với học sinh khối 10 và 11, học sinh khối 12 đa phần đã đưa ra được câu trả lời chính xác về trường học và ngành học mà các em lựa chọn để dự tuyển vì đó chính là lúc các em đã phải làm hồ sơ thi. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục là như vậy học sinh khối 10 và 11 sẽ khơng phát huy hết năng lực sở trường của mình, chưa có định hướng ban đầu dẫn tới chưa đặt được mục tiêu cụ thể để có sự chuẩn bị phấn đấu tốt nhất cho tương lai của mình.

Với câu hỏi: “Vì sao bạn lựa chọn trường đại học/cao đẳng đó?” chúng tơi nhận được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)