Lý do chọn ngành học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 63)

Lý do chọn ngành Khối 10 Khối 11 Khối 12

Vì bạn thích ngành đó 40% 55% 60%

Vì bạn thấy nó phù hợp với mình 42% 51% 64% Vì chun ngành đó hiện đang rất “hot” 10% 19% 16% Vì chun ngành đó xã hội cịn đang rất

thiếu 6% 15% 18%

Vì bạn bè của bạn lựa chọn ngành đó

nhiều 16% 5% 2%

Vì cha mẹ hoặc người thân định hướng

cho bạn học chuyên ngành đó 16% 17% 26%

Theo kết quả này chúng tôi thấy trong ba điểm cần chú ý khi một cá nhân quyết định lựa chọn ngành nghề nào đó cho mình là sự phù hợp năng

lực của cá nhân với nghề, sự hứng thú, say mê nghề và nhu cầu xã hội thì học sinh các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội đã chú ý đến 2 yếu tố là sự phù hợp năng lực của cá nhân với nghề, sự hứng thú, say mê nghề. (40% học sinh lớp 10, 55% học sinh lớp 11, 60% học sinh lớp 12 lựa chọn nghề theo sở thích: 42% học sinh lớp 10, 51% học sinh lớp 11, 64% học sinh lớp 12 khi lựa chọn nghề cân nhắc đến nghề đó có phù hợp với mình khơng) tuy nhiên chỉ một số lượng rất ít học sinh cân nhắc đến nhu cầu xã hội về nhân lực trong từng lĩnh vực nghề nghiệp (6% học sinh lớp 10, 15% học sinh lớp 11, 18% học sinh lớp 12). Số học sinh lựa chọn nghề theo mốt, theo bạn bè không nhiều tuy nhiên đây cũng là một vấn đề mà các nhà quản lý cũng phải lưu tâm. Tỉ lệ học sinh chọn nghề theo định hướng của gia đình cũng cịn cao (16 % học sinh lớp 10, 17% học sinh lớp 11, 26% học sinh lớp 12) chứng tỏ sự tác động của gia đình đối với sự lựa chọn ngành nghề cho tương lai của học sinh là một yếu tố quan trọng.

Như vậy, nhiều học sinh các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội đã hiểu được tầm quan trọng của sự phù hợp năng lực với nghề và hứng thú nghề. Tuy nhiên, nhu cầu xã hội về nhân lực trong từng lĩnh vực nghề nghiệp lại chỉ thiểu số học sinh chú ý. Như vậy nếu chúng ta hình dung ba điểm tựa nêu trên như ba chân của một cái kiềng - quyết định ngành nghề một cách khoa học, thì trên bình diện nhận thức, với khoảng 2/3 học sinh, cái kiềng đó đã bị lệch, nghĩa là những quyết định lựa chọn ngành nghề dựa trên cơ sở nhận thức như vậy của những học sinh này sẽ không chắc chắn đảm bảo cho các em có những thuận lợi trong tìm kiếm việc làm sau này.

Với câu hỏi “Bạn có biết sau khi học xong ngành học ấy bạn sẽ làm gì trong tương lại khơng?” chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp sau khi học xong

Mức độ hiểu biết Khối 10 Khối 11 Khối 12

Biết rất rõ 32% 51% 65% Không rõ lắm 45% 38% 30% Khơng biết gì cả 23 % 11% 5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Khối 10 Khối 11 Khối 12

Biết rất rõ Không rõ lắm Khơng biết gì cả

Hình 2.4. Biểu đồ khảo sát hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp sau khi học xong

Kết quả này cho thấy học sinh các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội đã có nhận thức tìm hiểu về nghề nghiệp mà mình định lựa chọn cho tương lai. Có đến 32% học sinh khối lớp 10, 51% học sinh lớp 11, 65% học sinh lớp 12 đã có hiểu biết rất rõ về nghề. 45 % học sinh lớp 10, 38% học sinh lớp 11, 30% học sinh lớp 12 hiểu không rõ lắm về nghề tương lai và 23 % học sinh lớp 10, 11% học sinh lớp 11, 5% học sinh lớp 12 khơng biết gì về nghề tương lai. Như vậy định hình về nghề nghiệp tương lai của các em đã được quan tâm đặc biệt là học sinh khối 12. Các em đã ý thức được cần phải tìm hiểu về tương lai của mình sau khi học xong đó chính là

một yếu tố đáng mừng cũng như cho thấy tác động của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường là một phần không thể thiếu trong nội dung chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, thực chất của những hiểu biết đó là như thế nào, việc hiểu của các em ở mức độ nào đã thật sự thấu hiểu hay chư thì chúng tơi chưa có điều kiện để kiểm nghiệm.

Khi được hỏi: “Bạn biết về trường và ngành học qua nguồn thông tin nào?” chúng tôi nhận được kết quả:

Bảng 2.7. Nguồn thơng tin học sinh có được về ngành học

Nguồn thông tin Khối 10 Khối 11 Khối 12

Qua các phương tiện truyền thông như

tivi, sách, báo, internet 23% 42% 52%

Qua cha mẹ, người thân 31% 53% 25%

Qua bạn bè 35% 41% 43%

Qua các hoạt động giáo dục hướng

nghiệp ở trường, lớp 7% 12% 18%

Khơng biết gì cả 5% 3% 1%

Kết quả trên cho thấy thơng tin học sinh có được về ngành học của mình chủ yếu qua các phương tiện truyền thông, qua bạn bè, qua cha mẹ, người thân. Thông tin về nghề nghiệp qua các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường lớp là rất ít. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường chưa cao do đó các nhà quản lý giáo dục, các thầy giáo cô giáo làm công tác hướng nghiệp cần phải chú trọng hơn việc cung cấp thông tin về ngành học để các em có sự lựa chọn cho tương lai của mình.

Khi được hỏi : “Trong nhà trường, ai là người giúp bạn chọn nghề” có kết quả sau:

Bảng 2.8. Đối tượng giúp học sinh lựa chọn ngành, lựa chọn nghề trong nhà trường THPT

Đối tƣợng Khối 10 Khối 11 Khối 12

Ban giám hiệu 5% 11% 15%

Giáo viên chủ nhiệm 12% 21% 30%

Tổ chức đoàn 5% 12% 17%

Giáo viên bộ môn 8% 10% 11%

Kết quả này cho thấy học sinh chưa được nhà trường giúp đỡ nhiều trong lựa chọn nghề. Đối tượng giúp học sinh nhiều nhất trong chọn nghề là giáo viên chủ nhiệm. Như vậy hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường chưa mang lại hiệu quả cho học sinh.

Tóm lại, dù học sinh các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội đã có nhận thức về hướng nghiệp, song việc chọn nghề cịn mang tính tự phát là chủ yếu do thiếu sự hướng dẫn của hoạt động tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp. Sự giúp đỡ của các nhà trường đối với công tác hướng nghiệp chưa nhiều hay các nhà trường đã chưa thật sự chú trọng tới vấn đề hướng nghiệp cho học sinh.

2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh các trƣờng THPT của huyện Đan Phƣợng thành phố Hà Nội

2.4.1. Thực trạng về lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội

Để hoạt động giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả cao cần có một kế hoạch tổng thể và các kế hoạch nhỏ chi tiết. Trong quản lý giáo dục thì quản lý kế hoạch là vấn đề quan trọng, vấn đề đầu tiên của quản lý.

Lập kế hoạch cho hoạt động hướng nghiệp là quá trình xác định các mục tiêu cho công tác hướng nghiệp và lựa chọn các giải pháp, phương pháp tốt nhất để thực hiện được các mục tiêu kế hoạch đặt ra.

Ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội việc lập kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp được tiến hành vào đầu năm học.

Kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp được phó hiệu trưởng phụ trách công tác hướng nghiệp trong nhà trường lập ra và triển khai thực hiện. Trong kế hoạch tổ chức các hoạt động hướng nghiệp được chỉ ra thơng qua các hình thức như thăm quan, dã ngoại, thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp theo các chủ đề và triển khai tới toàn thể đội ngũ giáo viên trong trường. Trong kế hoạch phân công nhiệm vụ đối với giáo viên chủ nhiệm các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Các bộ phận căn cứ kế hoạch xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng mảng cơng việc cho tổ chức cá nhân mình và được Ban giám hiệu duyệt trước khi thực hiện.

Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp thông qua dạy môn công nghệ được thể hiện trong kế hoạch công tác chi tiết của giáo viên môn công nghệ, được tổ trưởng chuyên môn và ban giám hiệu duyệt.

Ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua học các mơn văn hố cịn chưa được chú trọng. Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp qua học các mơn văn hố chỉ được thể hiện lác đác qua giáo án của một số giáo viên bộ môn.

2.4.2. Thực trạng về quản lý nội dung dạy giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội

Nội dung dạy hướng nghiệp được lồng ghép vào các mơn văn hố, vào môn công nghệ, vào các buổi sinh hoạt hướng nghiệp và hoạt động ngoại khoá. Bởi thế, quản lý nội dung dạy giáo dục hướng nghiệp phức tạp hơn so với quản lý nội dung dạy các mơn văn hố. Nội dung dạy giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội được quản lý như sau:

Quản lý nội dung hướng nghiệp trong các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Vật lí, Hố học. . .chưa được tiến hành chu đáo. Nội dung hướng nghiệp chỉ được thể hiện trong giáo án của một số ít giáo viên có quan tâm tới giáo dục hướng nghiệp. Thực tế thì với những mơn văn hố nhà trường chủ yếu quản lý nội dung kiến thức trong các bài học của bộ mơn đó. Nội dung hướng nghiệp qua các bài học hầu như chưa được chú trọng.

Quản lý nội dung hướng nghiệp trong môn công nghệ: Công nghệ là môn học bắt buộc trong chương trình trung học phổ thơng nên nội dung mơn cơng nghệ (trong đó có một phần nội dung hướng nghiệp) được quản lý chặt chẽ. Tổ trưởng bộ môn, ban giám hiệu kiểm tra giáo án, việc sử dụng đồ dùng dạy học, các chuyên đề dạy học môn công nghệ.

Quản lý nội dung hướng nghiệp trong các buổi sinh hoạt hướng nghiệp. Nội dung hướng nghiệp trong các buổi sinh hoạt hướng nghiệp cho toàn khối được xây dựng bởi đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận có liên quan và phải được trình lên ban giám hiệu phê duyệt. Nội dung đó phải được cập nhật thường xuyên, có nhiều liên hệ thực tiễn và phù hợp với đặc điểm học sinh. Chỉ khi nội dung được ban giám hiệu phê duyệt, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp của khối mới được tiến hành. Với các buổi sinh hoạt hướng nghiệp ở quy mô một lớp, giáo viên chủ nhiệm tự xây dựng nội dung dựa trên các tài liệu về giáo dục hướng nghiệp của bộ giáo dục.

Quản lý nội dung hướng nghiệp trong các buổi hoạt động ngoại khoá: Hoạt động ngoại khoá ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội ln có mục tiêu rõ ràng. Trước khi tiến hành hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể tổ chức, cá nhân đứng ra phụ trách phải xin phép Ban giám hiệu và thơng qua chương trình nội dung với Ban giám hiệu ( phó hiệu trưởng phụ trách ). Chỉ khi được Ban giám hiệu duyệt đồng ý cho thực hiện, hoạt động ngoại khoá mới được tiến hành.

Như vậy, ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, nội dung giáo dục hướng nghiệp đã được quản lý. Tuy nhiên, chưa có sự

quản lý đồng bộ, tổng thể cho nội dung hướng nghiệp nói chung, mà mới chỉ quản lý ở từng mảng nhỏ. Có lẽ bởi vậy mà hoạt động hướng nghiệp diễn ra vẫn lẻ tẻ, khơng có sự phối hợp nhịp nhàng. Kết quả là có những nội dung được đề cập đến nhiều lần ở các hình thức giáo dục hướng nghiệp khác nhau, có những nội dung thì hồn tồn khơng được đề cập dưới bất cứ hình thức nào.

Nội dung giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội trong nhiều năm qua cũng mới chỉ tập trung vào định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin chứ chưa tập trung vào tư vấn nghề. Trong khi đó, các nội dung liên quan đến tư vấn nghề đóng vai trị vô cùng quan trọng để học sinh lựa chọn được đúng đắn nghề nghiệp tương lai.

2.4.3. Thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội

Công tác giáo dục hướng nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhiều đề án giáo dục hướng nghiệp được tiến hành. Chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông được xây dựng. Tuy nhiên, để thực hiện được tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp cần có một đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác hướng nghiệp .

Ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, giáo viên làm nhiệm vụ hướng nghiệp gồm giáo viên công nghệ, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, các giáo viên đều chưa được đào tạo về giáo dục hướng nghiệp, chưa có kiến thức một cách khoa học, hệ thống về giáo dục hướng nghiệp nên bản thân các giáo viên cũng chưa biết phải tiến hành giáo dục hướng nghiệp như thế nào cho học sinh. Bởi vậy, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới chỉ được tiến hành dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết xã hội của bản thân giáo viên. Chính vì vậy chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường chưa có hiệu quả cao.

2.4.4. Thực trạng về quản lý cơ sở vật chất dành cho giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội

Các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội có cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ phục hoạt động và học tập.

Ở bộ môn công nghệ, các trường trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị để học sinh thực hành.

Trường có đầy đủ các phịng chức năng, nhà thể chất, các phòng thực hành bộ mơn, phịng đa năng, hội trường với đủ loa, đài, máy chiếu để phục vụ cho các phục vụ cho các buổi sinh hoạt hướng nghiệp theo khối.

Tuy nhiên, ngân sách chi cho các hoạt động hướng nghiệp như hội thảo, tham quan cơ sở sản xuất, chuẩn bị tài liệu hướng nghiệp cho học sinh… cịn hạn hẹp nên khơng thể tổ chức nhiều buổi sinh hoạt hướng nghiệp, tham quan, hoạt động ngoại khoá…

2.4.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinhtrong các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội

Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, chúng tôi đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội như sau:

Điểm mạnh:

Trong các nhà trường cơ sở vật chất tương đối khang trang đầy đủ với hệ thống các phòng học chức năng, đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho cơng tác giảng dạy nói chung, hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói riêng.

Các trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên với trình độ chuyên mơn, u trường, u nghề và ln tích cực trong việc tìm tịi các hình thức giáo dục mới lạ, hiệu quả nhằm hướng tới việc tăng cường tối đa hứng thú của học sinh

và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh phát triển khả năng, năng lực của mình. Đội ngũ giáo viên của các nhà trường ngày càng được trẻ hoá với ưu điểm là năng động, nhiệt tình, tích cực, sáng tạo và khá thành thạo trong sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy.

Học sinh trong các nhà trường chăm ngoan, có ý thức đạo đức, chịu khó trong học tập. Đối với vấn đề hướng nghiệp, các em có cái nhìn tương đối nghiêm túc. Các em luôn thể hiện sự trách nhiệm đối với tương lai của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)