THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học nội dung hàm số và đồ thị ở lớp 10 góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ toán học cho học sinh (Trang 74)

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất ở chương 2 thơng qua thực tiễn dạy học có thực sự nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh được hay không?

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

- Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo hướng dạy học phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh.

- Hướng dẫn cho giáo viên cách chuẩn bị và sử dụng tài liệu thực hiện các tiết dạy bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ cho học sinh.

- Đánh giá chất lượng và hiệu quả của các phương pháp theo hai phương diện, tính khả thi và tính hiệu quả.

3.2. Đối tƣợng thực nghiệm

Để lựa chọn mẫu thực nghiệm sát đối tượng học sinh chúng tôi tiến hành thực hiện:

- Trao đổi với giáo viên bộ mơn Tốn và giáo viên chủ nhiệm lớp để biết tình hình học tập của học sinh.

- Trao đổi với học sinh để tìm hiểu năng lực học tập, mức độ hứng thú của các em, đối với nội dung hàm số và đồ thị lớp 10.

Thơng qua đó chúng tơi đã chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm như sau:

Trƣờng Lớp Số học sinh

Lớp thực nghiệm Trung học phổ

thông Vạn Xuân 10A1 44

Lớp đối chứng Trung học phổ

Sau đây là thống kê kết quả học tập mơn Tốn của hai lớp thực nghiệm và đối chứng dựa vào bài kiểm tra khảo sát đầu năm học:

Bảng 3. 1. Thống kê kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi thực nghiệm sư phạm

Nhóm Số học sinh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 44 0 0 1 1 4 17 17 2 2 0 Phần trăm 2,27 2,27 9,09 38,63 38,63 4,55 4,55 0 Đối chứng 46 0 0 2 1 5 18 17 2 1 0 Phần trăm 4,34 2,17 10,87 39,13 36,95 4,34 2,17 0 Chất lượng học tập của hai nhóm được biểu hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3. 1.Chất lượng học tập trước khi thực nghiệm sư phạm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Dựa vào biểu đồ chúng ta thấy trước khi thực nghiệm sư phạm, chất lượng của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tương đương nhau.

- Thời gian thực nghiệm sư phạm

Nội dung dạy học “Hàm số bậc hai”: + Lớp thực nghiệm: lớp 10A1. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 0 0 1 1 4 17 17 2 2 0 Đối chứng 0 0 2 1 5 18 17 2 1 0 0 0 2 1 5 18 17 2 1 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Tiết 2 và tiết 3, ngày 18 tháng 9 năm 2019. Bài dạy: Hàm số bậc hai.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hạnh. + Lớp đối chứng: lớp 10A2.

Tiết 4 và tiết 5, ngày 20 tháng 9 năm 2019. Bài dạy: Hàm số bậc hai.

Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Minh.

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

- Chúng tôi hướng dẫn giáo viên sử dụng tài liệu và những phương án đã trình bày trong chương 2 của luận văn để biên soạn giáo án và thực hiện các bước lên lớp

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm song song giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, lớp thực nghiệm sử dụng giáo án thiết kế theo các biện pháp đã trình bày trong chương 2; lớp đối chứng sử dụng giáo án bình thường do giáo viên tự soạn.

- Chúng tôi dự các giờ dạy thực nghiệm và đối chứng, quan sát và tổng kết kinh nghiệm. Tiến hành trao đổi với giáo viên và học sinh để rút ra kinh nghiệm.

- Tiến hành điều chỉnh sao cho phù hợp với giáo án do chúng tôi biên soạn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Sau q trình thực nghiệm, chúng tơi thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện sau đây:

3.4.1. Đánh giá định tính

Chúng tơi tiến hành thực hiện các quan sát sư phạm thông qua dự giờ và trao đổi với học sinh và giáo viên sau mỗi tiết dạy của các lớp đối chứng và thực nghiệm. Thơng qua đó chúng tơi có những thơng tin phản ánh hiệu quả của các biện pháp trong quá trình thực nghiệm như sau:

- Học sinh có ý thức học tập, tích cực tham gia vào bài giảng, tuy nhiên trong quá trình phát biểu thường diễn đạt chưa đủ ý, đồng thời việc ghi chép của học sinh không rõ ràng. Sau một thời gian dạy thực nghiệm, học sinh đã biết

cách khắc phục, học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của ghi chép bài và nắm được nội dung cốt lõi để ghi chép lại.

- Thông qua các hoạt động trong giờ thực nghiệm, học sinh đã được tăng cường giao tiếp và được giáo viên khuyến khích phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn đưa ra những ý tưởng và quan điểm, đưa ra những thắc mắc khi gặp khó khăn.

- Học sinh diễn đạt thành thạo và biết cách sử dụng ngơn ngữ tốn học kết hợp với ngơn ngữ tự nhiên để trình bày lời giải, sẵn sàng chia sẻ quan điểm và ghi nhận những giải pháp khác của các bạn trong lớp.

- Giáo viên cũng chú ý hơn về việc sử dụng ngơn ngữ tốn học trong dạy học, điều chỉnh kịp thời và tận dụng được các tình huống dạy học để chú trọng việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh.

3.4.2. Đánh giá định lượng

Việc phân tích định lượng dựa trên bài kiểm tra được học sinh thực hiện khi kết thúc đợt thực nghiệm dạy và tiến hành chấm điểm kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau khi dạy học nội dung: “Hàm số bậc hai”.

- Đề kiểm tra (Xin xem ở phụ lục 2)

- Thống kê kết quả kiểm tra của hai lớp 10A1 và 10A2. Bảng thống kê kết quả điểm kiểm tra

Bảng 3. 2.Kết quả thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 44 0 4 8 8 8 10 5 1 Phần trăm 0% 9,09% 18,18% 18,18% 18,18% 22,72% 11,36% 2,29% Đối chứng 46 4 5 11 11 8 5 2 0 Phần trăm 8,7% 10,87% 23,91% 23,91% 17,39% 10,87% 4,35% 0%

Bảng 3. 3. Phương sai và độ lệch chuẩn Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Điểm trung bình x6,705 x5,804 Phương sai 2 2,53 TN S  2 2,42 DC S  Độ lệch chuẩn STN 1,59 SDC  1,55

Tiến hành kiểm định phương sai bằng giả thiết HO: “Sự khác nhau giữa phương sai của nhóm thực nghiệm và đối chứng khơng có ý nghĩa thống kê”, ta

được TN22 1,045

DC

S F

S

  , trong đó với các bậc tự do là 44 và 46 thì F 1,69. Như vậyF F, chấp nhận giả thiết HO do đó sự khác nhau giữa phương sai của nhóm thực nghiệm và đối chứng khơng có ý nghĩa thống kê.

Tiếp theo tiến hành kiểm định điểm trung bình bằng giả thiết H1: “ Điểm trung bình năng lực của hai nhóm tương đương nhau”, đối chiếu với giả thiết

2

H : “Điểm trung bình năng lực của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng (mức ý nghĩa 5%)”. 0,05 2 2 6,705 5,804 2,715 1,671 2,53 2, 42 44 46 TN DC TN DC TN DC x x T t S S n n         

Điều này khẳng định giả thiết H1 bị bác bỏ, chứng tỏ điểm trung bình năng lực của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

Ta so sánh tần suất lũy tích hội tụ lùi của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng:

Bảng 3.4. Phân phối tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp thực nghiệm 0 9,09% 27,27% 45,45% 63,63% 86,35% 97,71% 100% Lớp đối chứng 8,7% 19,57 % 43,48% 67,39% 87,78% 95,65% 100% 100%

Biểu đồ 3.2. Chất lượng học tập của nhóm nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau khi thực nghiệm sư phạm

Quan sát đồ thị ta thấy đường biểu diễn kết quả nhóm thực nghiệm nằm về phía trên kết quả biểu diễn của lớp đối chứng do đó có thể thấy chất lượng lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng khi tổ chức giờ học theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua các biện pháp đã đề xuất.

Tiểu kết chƣơng 3

Kết quả của thực nghiệm sư phạm thu được những nhận định sau:

- Dạy học phát triển năng lực ngôn ngữ ở trường trung học phổ thơng là có tính khả thi.

- Dạy học phát triển ngôn ngữ phát huy được tính tích cực học tập, giao tiếp, chủ động xây dựng, phát biểu ý kiến của học sinh, nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức và năng lực biểu diễn toán học trong giải bài tập.

0 0 0 0 9.09 27.27 45.45 63.63 86.35 97.71 100 0 0 0 8.7 19.57 43.48 67.39 87.78 95.65 100 100 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng Thực nghiệm

KẾT LUẬN

Luận văn đạt được các kết quả sau:

1) Tóm lược một số vấn đề về năng lực, năng lực ngơn ngữ tốn học và sự phát triển ngơn ngữ tốn học cho học sinh trung học phổ thông.

2) Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh thơng qua một số tình huống điển hình trong dạy học nội dung Hàm số và Đồ thị ở lớp 10. Mỗi biện pháp đều nêu rõ mục đích, cơ sở khoa học, cách thức thực hiện và những lưu ý cần thiết.

3) Tổ chức dạy học thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề ra trong luận văn.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định giả thuyết khoa học là chấp nhận được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hồn thành. Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

3. Vũ Thị Bình (2016), Bồi dưỡng năng lực biểu diễn và năng lực giao tiếp toán

học cho học sinh trong dạy học mơn Tốn lớp 6, lớp 7, Luận án tiến sĩ

Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

4. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình

dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

5. Cruchetxki (1973), Tâm lí năng lực tốn học của học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

6. Nguyễn Văn Đồng (2009), Tâm lý học giao tiếp, Nhà xuất bản Chính trị -

hành chính, trang 44.

7. Hồng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình dẫn luận ngơn ngữ học,

Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, trang 11.

8. Nguyễn Thị Duyến (2014), Phát huy năng lực giao tiếp toán học của học sinh trong mơi trường khảo sát Tốn, Tạp chí khoa học trường Đại học

Sư phạm Hà Nội, Tập 59 - số 2A, trang 157- 167.

9. Lê Thị Mỹ Hà (chủ biên, 2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu

hỏi do OECD phát hành lĩnh vực toán học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, PISA

Việt Nam, Hà Nội.

10. G.Polya (Hoàng Chúng, Lê Đình Phi, Nguyễn Hữu Chương, Hà Sỹ Hồ dịch, 1997), Tốn học và những suy luận có lý, Nhà xuất bản Giáo dục. 11. Hà Sĩ Hồ (1990), Những vấn đề cơ bản của phương pháp dạy học cấp

12. Lê Văn Hồng (2006), Hoàn thiện nội dung và phương pháp dạy học môn

tốn ở trường phổ thơng theo cách tiếp cận ngơn ngữ tốn học, Kỷ yếu Hội

thảo khoa học của Hội Tâm lý - Giáo dục học Việt Nam, tháng 12/2006. 13. Trần Bá Hồnh, Nguyễn Đình Khuê, Đào Như Trang (2000), Áp dụng

dạy và học tích cực trong mơn Toán, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà

Nội.

14. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại: lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng hợp

Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Trần Luận (1996), Vận dụng tư tưởng sư phạm của Polya xây dựng nội dung

và phương pháp dạy học trên cơ sở các hệ thống theo chủ đề nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh chuyên toán cấp II, Luận án tiến sĩ,

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

17. Trần Luận (2011), Về cấu trúc năng lực toán học của học sinh, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về giáo dục tốn học phổ thơng, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

18. Nguyễn Đức Minh (2014), Hướng dẫn đánh giá năng lực của học sinh cuối

cấp tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục.

19. V.M. Molotsi (1962), Một số vấn đề triết học về cơ sở của toán học, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

20. Nguyễn Danh Nam (2013), Phương pháp mơ hình hóa trong dạy học tốn ở

trường phổ thơng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường sư

phạm toàn quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

21. Phan Trọng Ngọ (2011), Cơ sở triết học và tâm lí học của đổi mới phương

pháp dạy học trong trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà

22. Bùi Huy Ngọc (2003), Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học

Số học và Đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh Trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học

Vinh.

23. Bùi Văn Nghị (2014), Giáo dục toán học hướng vào năng lực người học, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tập 59 - số 2A.

24. Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể mơn tốn, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.

25. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học mơn Tốn (tái bản lần thứ 7), Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.

26. Nguyễn Cơng Khanh (2015), Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.

27. Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

28. Geoffrey Petty (1998 – sách dịch), Dạy học ngày nay, Nhà xuất bản Stanley Thornes, trang 246 – 247.

29. Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên), Văn Như Cương (Chủ biên), Phạm Khắc Ban, Tạ Mân (2006), Hình học 11 (nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục.

30. Xavier Roegiers (1996), Khoa Sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục,

Hà Nội.

31. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2013), Tâm lí

học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

32. Trần Vui (2012), Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, Nhà xuất bản

Giáo dục.

33. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, Nhà xuất bản Đại học

34. Vưgôtxki L.X (1997), Tuyển tập tâm lí học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 217.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

35. Jan de Lange (1999), Framework For Classroom Assessment in Mathematics, Freudenthal Institute & National Center for Improving Student Learning and Achievement in Mathematics and Science.

36. Johnson D. W, Johnson R. (1999), Learning together and alone: Cooperative, competitive, and individualistic learning (5th Edition),

Boston: Allyn & Bacon.

37. Slavin R.E. (2010), Educational psychology: Theory into pratice (9th Edition), Boston: Allyn & Bacon.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Tiết 16 + 17. HÀM SỐ BẬC HAI I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

+ Hiểu được mối quan hệ của hàm bậc hai 2

yaxbx c và hàm số yax2

+ Ghi nhớ được các tính chất của đồ thị hàm bậc hai 2

yaxbx c .

2. Về kỹ năng

+ Vận dụng được lý thuyết để tìm tọa độ đỉnh, trục đối xứng, tập giá trị, tập xác định.

+ Khảo sát được sự biến thiên và vẽ được đồ thị của hàm số bậc hai.

+ Biết vận dụng đồ thị hàm bậc hai giải các bài toán liên quan tới thực tiễn.

3. Thái độ

+ Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập tư duy và hợp tác trong hoạt động nhóm.

+ Tư duy các vấn đề tốn học một cách lơgic và hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học nội dung hàm số và đồ thị ở lớp 10 góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ toán học cho học sinh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)