Dạy học ngữ pháp tiếng Việt theo lí thuyết giao tiếp đòi hỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học ngữ pháp câu tiếng việt cho sinh viên lào tại học viện an ninh nhân dân theo lí thuyết giao tiếp (Trang 60 - 65)

2.1. Định hướng chung về việc dạy học ngữ pháp câu tiếng Việt theo

2.1.1. Dạy học ngữ pháp tiếng Việt theo lí thuyết giao tiếp đòi hỏ

với tình huống giao tiếp cụ thể

Để có thể chủ động hóa, tích cực hóa người học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm thì q trình dạy học nói chung cần phải tn thủ một trong những nguyên tắc dạy học tiếng cơ bản nhất đó là nguyên tắc giao tiếp. Đây là một nguyên tắc dạy học chủ đạo trong lí luận dạy học tiếng, địi hỏi việc dạy học tiếng phải hướng vào hoạt động giao tiếp ở các tình hống giao tiếp cụ thể. Thông qua hoạt động giao tiếp để rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt cho người học. Nguyên tắc này xuất phát từ những cơ sở sau:

- Xuất phát từ chức năng của ngơn ngữ. Như chúng tơi đã trình bày ở chương 1, ngôn ngữ thực hiện nhiều chức năng nhưng chức năng quan trọng nhất và dễ thấy nhất là chức năng giao tiếp. Con người có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để giao tiếp nhưng khơng phương tiện nào có thể so sánh được với ngôn ngữ và thay thế được cho ngôn ngữ.

- Xuất phát từ đặc thù của ngôn ngữ. Ngôn ngữ một mặt tồn tại như một hệ thống tĩnh, khép kín; mặt khác để hành chức, ngơn ngữ ln tồn tại ở dạng động. Khi xét ở dạng tĩnh (hệ thống – cấu trúc), người ta xét nó có phần nghiêng về phía như một sản phẩm đã có sẵn, đã được tạo thành. Khi xét ở dạng động (chức năng) thì người ta lại nghiêng về phía xét ngơn ngữ như một quá trình tạo ra sản phẩm phục vụ cho giao tiếp. Dạy học tiếng Việt nói chung cũng như dạy học ngữ pháp câu tiếng Việt chính là dạy cho người học biết tổ chức và đưa hệ thống ngôn ngữ vào trong giao tiếp.

- Xuất phát từ mục đích của việc dạy tiếng Việt nói chung là dạy cho người nước ngồi có thể giao tiếp được trong môi trường của người Việt. Dạy học thông qua giao tiếp, hướng tới giao tiếp sẽ tạo ra môi trường giao tiếp tốt nhất cho người nước ngoại học tiếng Việt.

Như thế, theo nguyên tắc giao tiếp, SV không chỉ nắm hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ như thế nào hay nắm cấu trúc của một câu tiếng Việt như thế nào mà quan trọng nhất là từ các cấu trúc câu đó để tạo lập ra những phát ngơn đúng, sử dụng những phát ngơn đó đúng với những tình huống giao tiếp khác nhau, bói cảnh giao tiếp khác nhau.

Để thực hiện tốt nguyên tắc giao tiếp, xuyên suốt trong q trình dạy học tiếng nói chung cũng như dạy học ngữ pháp câu tiếng Việt nhất thiết cần phải được gắn với tình huống giao tiếp.

Tình huống giao tiếp có thể hiểu là mơi trường xã hội và tâm lí mà ở một thời điểm nhất định người ta tiến hành hoạt động giao tiếp. Luôn gắn với các tình huống giao tiếp khi dạy học ngữ pháp câu tiếng Việt được xem là một trong những yêu cầu quan trọng đảm bảo thành cơng của q trình dạy học. Nếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp, phân tích cấu trúc câu và SV nghe ghi nhớ cấu trúc câu thì mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức về ngôn ngữ thuần túy. Quan trọng nhất là sau khi cung cấp, phân tích cấu trúc câu, GV phải giúp SV đưa câu đó vào trong giao tiếp, tức là gắn các câu đó với các tình huống giao tiếp. Phương pháp dạy truyền thống thường thiên về cung cấp, phân tích cấu trúc câu sau đó cho người học luyện để nhớ các cấu trúc của câu. Cách dạy này giúp người học nắm chắc kiến thức ngữ pháp khá chắc nhưng người học khơng được thực hành giao tiếp nhiều. Do đó, người học rất lung túng khi tham gia giao tiếp ở các tình huống thực tế và rõ ràng sẽ không phát huy được năng lực giao tiếp ở người học. Khi gắn với các tình huống giao tiếp, SV được đặt vào các vai giao tiếp và bắt buộc phải giao tiếp. Điều này không chỉ giúp SV mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, luyện được các cấu

trúc ngữ pháp mà điều quan trọng hơn là được rèn luyện các kĩ năng và nâng cao năng lực giao tiếp của mình.

Để có thể dạy học ngữ pháp câu tiếng Việt gắn với các tình huống giao tiếp thì GV cần phải dạy học thơng qua các tình huống, bằng các tình huống cụ thể. Các tình huống đưa ra càng gần gũi với người học càng tốt. Điều này sẽ tạo ra tâm lí tích cực, tự tin hơn cho người học vì ít nhất người học cũng cảm thấy rằng mình có kiến thức nền về vấn đề này. Việc dạy bằng tình huống, thơng qua tình huống giao tiếp phải được duy trì trong suốt quá trình dạy học, ngay từ khâu khởi động cho đến cung cấp các cấu trúc và luyện thực hành. Bởi vậy, yêu cầu khâu chuẩn bị bài của GV phải hết sức cẩn thận. GV phải chuẩn bị các hoạt động giao tiếp (mà chủ yếu là theo cặp, theo nhóm), các tình huống giao tiếp, thậm chí tính tốn đến một số tình huống giao tiếp có thể phát sinh trong dạy học. Ngồi ra, GV cũng cần thiết phải chuẩn bị một số dụng cụ dạy học trực quan như tranh, ảnh, các đoạn Video Clip để giúp SV thực hành giao tiếp tốt hơn. Khi tổ chức lớp học, tránh tình trạng như cách dạy học truyền thống là lớp học trầm lắng, thầy giảng trị lắng nghe, GV phải tạo ra khơng khí lớp học sơi nổi, tạo được hứng thú học tập cho SV, tạo lập và duy trì các tình huống giao tiếp tốt. Nói cách khác GV phải tạo mơi trường và tâm lí giao tiếp tốt cho SV. Về phía sinh viên một mặt vẫn phải ghi nhớ được các cấu trúc ngữ pháp của câu nhưng mặt khác phải tích cực, chủ động tham gia giao tiếp. Vì là thực hành giao tiếp nên SV chủ yếu phải làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. Việc tích cực thực hành giao tiếp một mặt giúp SV ghi nhớ, củng cố được các cấu trúc câu đã được học, mặt khác rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng thực hành giao tiếp.

Chẳng hạn khi dạy về kết câu có vị ngữ là tính từ, dùng để biểu thị tính chất, trạng thái, màu sắc của chủ thể: CN (chủ ngữ) + TT (tính từ), GV có thể tạo ra các tình huống giao tiếp có các hiện tượng ngữ pháp trên như: GV cho SV quan sát một quyển sách, một bức tranh và tiến hành hội thoại với SV hoặc cho hai SV làm hội thoại với nhau với hình thức hỏi đáp. Ví dụ:

- GV: Đây là cái gì? - SV: Đây là quyển sách. - GV: Đây là quyển sách gì?

- SV: Đây là quyển sách tiếng Viêt.

- GV: Quyển sách tiếng Việt này thế nào? - SV: Quyển sách tiếng Việt này mới.

Hoặc GV có thể cho SV quan sát một bức tranh và yêu cầu SV nói về bức tranh đó.

GV cũng có thể đưa một hội thoại (hội thoại có chứa hiện tượng ngữ pháp sẽ học) và yêu cầu SV sắp xếp lại hội thoại, sau đó hai SV sẽ tiến hành hội thoại với nhau.

Sau khi đã cung cấp các ví dụ qua thực hành giao tiếp, GV tiến hành cung cấp hoặc để SV nhận diện cấu trúc ngữ pháp của câu và phân tích cấu trúc đó và cuối cùng GV tiến hành tổ chức cho SV thực hành giao tiếp về cấu trúc ngữ pháp trên với nhiều dạng thực hành giao tiếp khác nhau. Ví dụ: Để có thể giúp SV sử sụng thành thạo một cấu trúc ngữ pháp, GV cho SV nhìn vào tranh và làm hội thoại với nhau, GV cũng có thể hỏi và yêu cầu SV trả lời hoặc GV cho SV thể hiện quan điểm của mình về một vấn đề như: văn hóa của người Việt trong ngày Tết Nguyên đán hay văn hóa ẩm thực của người Việt.... Thực chất của những hoạt động này chính là một q trình giao tiếp thơng qua các tình huống giao tiếp mà GV tạo ra.

Như vậy, để thực quá trình dạy học ngữ pháp câu tiếng Việt gắn với tình huống giao tiếp, nhất là những tình huống giao tiếp gần gũi với SV, GV phải hết sức linh hoạt trong quá trình soạn giáo án cũng như tổ chức dạy học. GV cần phải lựa chọn và ưu tiên cho những tình huống có thể sinh viên đã gặp, sẽ gặp và thường gặp nhằm tạo ra sự gần gũi, hứng thú, kích thích SV tham gia giao tiếp và cũng tạo điều kiện để SV có thể vận dụng kiến thức nền của mình trong khi giao tiếp.

Sau khi đã thiết kế được giáo án mang tính giao tiếp, GV cần phải tổ chức một giờ hoạt động giao tiếp, một giờ thực hành giao tiếp cụ thể. Theo đó, SV sử dụng các cấu trúc câu đúng, phù hợp với môi trường giao tiếp của người bản ngữ. Nói một cách khác, việc SV luyện thực hành khơng phải chỉ đơn giản là nhận diện hay ghi nhớ một cấu trúc, một hiện tượng ngữ pháp mà chính là các em đang thực hành giao tiếp để phát triển các kĩ năng giao tiếp của mình. Và như vậy, dù là dạy ngữ pháp nhưng không đơn thuần là truyền thụ, “rót” kiến thức cho SV mà cần phải tổ chức tốt các hoạt động giao tiếp cho SV. GV cần phải tiến hành tiến hành các giờ học ngữ pháp nói chung theo phương thức đối thoại. Ở đó ln có sự trao đổi, tương tác giữa GV và SV, giữa SV với SV chứ không phải là sự thụ động, áp đặt, truyền thụ một chiều của GV. Giờ học như thế cũng sẽ bớt nhàm chán, và tạo hứng thú tích cực cho người học hơn.

Tuy nhiên, giờ học giao tiếp với các tình huống giao tiếp cũng ln bị chi phối bởi các nhân tố giao tiếp nên đòi hỏi GV phải hết sức linh hoạt, khéo léo để lơi kéo, kích thích được người học. Chẳng hạn, tùy vào từng đối tượng SV mà GV lựa chọn những tình huống giao tiếp khó hay dễ khác nhau. Với đối tượng SV khá, tích cực giao tiếp, GV nên cho những tình huống giao tiếp khó hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi khả năng tư duy ngôn ngữ cao hơn, kiến thức nền cũng như năng lực ngôn ngữ nhiều hơn. Với đối tượng SV có trình độ thấp hơn, lại e dè, ngại giao tiếp thì GV cũng nên kích thích tạo niềm tin, hứng thú cho họ bằng cách cho họ những tình huống giao tiếp đơn giản, gẫn gũi. Như thế GV vừa giúp SV luyện các hiện tượng ngữ pháp lại vừa khéo léo lôi kéo được SV vào các cuộc giao tiếp để phát triển kĩ năng giao tiếp cho mình.

Một trong những nguyên tắc trong giờ học tiếng nói chung là đặc biệt coi trọng thực hành giao tiếp bằng chính ngơn ngữ đang học. Đây là một ngun tắc có tính chất bắt buộc, bởi cái đích cuối cùng của một người học ngoại ngữ nói chung là phải thực hành giao tiếp được (nghe, nói, đọc, viết

được). Cho nên, làm sao để người học được giao tiếp nhiều là một trong những hoạt động cần thiết nhất. Muốn vậy, GV phải ln tạo ra những tình huống giao tiếp tốt, tạo ra nhu cầu giao tiếp mới trong một môi trường giao tiếp thuận lợi, thoải mái cho SV. Khi Sv đã có nhu cầu giao tiếp cùng với các điều kiện giao tiếp tốt như sự động viên, khích lệ của GV, của các SV khác, tâm thế chuẩn bị của SV tốt, cùng với điều kiện cơ sở vật chất học tập tốt, SV sẽ mạnh dạn, tự tin để giao tiếp. Muốn tạo ra được nhu cầu giao tiếp cho SV, GV cần phải chuẩn bị những tình huống giao tiếp có tính chất giả định tốt. Đó phải là những tình huống hay, khơng q gượng ép, khơ cứng mà phải thiết thực, càng gẫn gũi với SV càng tốt. Ví dụ như: tình huống SV bị lạc đường khi đi chơi, tình huống SV muốn mua đồ ở các cửa hàng, tình huống SV đi ăn ở nhà hàng và phải gọi đồ ăn ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học ngữ pháp câu tiếng việt cho sinh viên lào tại học viện an ninh nhân dân theo lí thuyết giao tiếp (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)