Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Đánh giá kết quả thực nghiệm là một trong những nội dung quan trọng của thực nghiệm sư phạm. Bởi lẽ, kết quả cuối cùng có tác dụng làm sáng rõ tính đúng đắn, khẳng định tính khả thi của những đề xuất trong luận văn. Kết quả thu được có chính xác hay khơng phụ thuộc vào cả q trình thực nghiệm, kiểm tra và khâu xử lí số liệu. Vì vậy, trước khi đánh giá, chúng tơi xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm. Căn cứ trên các cứ liệu đó, chúng tơi xử lí các số liệu thu được và rút ra những đánh giá đáng kể.
3.4.1. Các tiêu chí đánh giá
Việc đánh giá thực nghiệm giáo dục có thể dựa cả vào tiêu chí định lượng lẫn tiêu chí định tính. Tiêu chí này tùy thuộc vào vấn đề nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Với phạm vi và nội dung nghiên cứu của luận văn, chúng tôi xác định các tiêu chí đánh giá kết qủa thực nghiệm của đề tài như sau:
- Kiểm chứng khả năng tổ chức dạy học các bài dạy về nội dung ngữ pháp câu tiếng Việt trong giáo trình Tiếng Việt cơ sở theo lí thuyết giao tiếp thơng qua việc:
+ GV có thể thiết kế được các quy trình dạy học với các hoạt động giao tiếp cụ thể và thể hiện rõ quy trình đó trong q trình tổ chức các giờ ngữ pháp câu tiếng Việt.
+ SV tiếp nhận được các cấu trúc câu và tham gia các hoạt động giao tiếp một cách tích cực, hiệu quả.
- Đánh giá kĩ năng giao tiếp của GV, bao gồm: đánh giá năng lực hoạt động giao tiếp và kĩ năng tổ chức các hoạt động giao tiếp cho SV; đánh giá tính linh hoạt, chủ động và khả năng điều chỉnh các nội dung giao tiếp cũng như các hành vi giao tiếp của SV
- Đánh giá mức độ nhanh nhậy, linh hoạt của SV trong hoạt động giao tiếp thơng qua việc SV có chủ động tham gia vào các hoạt động giao tiếp do GV tổ chức, vào các tình huống giao tiếp mà bài học đặt ra.
3.4.1.2. Tiêu chí định lượng
Chúng tôi đánh giá hiệu quả của việc tiếp nhận kiến thức và năng lực, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp của SV sau khi tham gia tiết học ngữ pháp câu thực nghiệm được tổ chức theo lí thuyết giao tiếp. Để có cơ sở đánh giá định lượng, như đã nói ở trên, chúng tơi căn cứ vào kết quả các lần kiểm tra của SV gồm cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong thực nghiệm. Bài kiểm tra sẽ được tính theo thang 10, chia thành 5 loại trình độ như sau:
- Loại giỏi đạt 9 -10 điểm: Là những bài đúng, đủ yêu cầu của bài kiểm tra; thể hiện năng lực xác định chính xác, khơng mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, phát âm chuẩn, có năng lực giao tiếp tốt.
- Loại khá: 7 -8 điểm: Là những bài thực hiện được 70 – 80% các yêu cầu đáp án, có thể mắc lỗi giao tiếp nhưng khơng nhiều.
- Loại trung bình 5 -6 điểm: Thực hiện được 50 – 60% các yêu cầu của đáp án, có thể mắc lỗi về giao tiếp nhưng khơng phải là những lỗi cơ bản.
- Loại yếu 3 – 4 điểm: Là những bài không thực hiện được các yêu cầu cơ bản của bài kiểm tra, mắc nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả và lỗi giao tiếp.
- Loại kém 1- 2 điểm: Là những bài thực hiện không được các yêu cầu của đáp án, khơng có khả năng giao tiếp.
3.4.2. Kết quả thực nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng
Lớp
Số bài KT
Phân loại điểm Giỏi ( 8->10) Khá ( 6,5-> 7,9) TB ( 5,0->6,4) Yếu ( 2,0->4,9) Kém ( 2<) SL % SL % SL % SL % SL % D24 HVANND 30 2 6,6 10 33,3 9 30 6 20 3 10 D28 HVANND 30 4 13,3 7 23,3 11 36,6 5 16,6 3 10 D29 HVANND 30 0 0 4 20 12 60 2 10 2 10 Cộng 90 6 7,5 21 26,2 32 40 13 16,2 8 10
(Nguồn cung cấp số liệu: Bài kiểm tra khảo sát cảu học sinh sau các tiết dạy) Bảng 3.2. Kết quả dạy thực nghiệm
Lớp
Số bài KT
Phân loại điểm Giỏi ( 8->10) Khá ( 6,5-> 7,9) TB ( 5,0->6,4) Yếu ( 2,0->4,9) Kém ( 2<) SL % SL % SL % SL % SL % D25 HVANND 30 4 13,3 14 46,6 12 40 0 0 0 0 D26 HVANND 30 5 16,6 12 40 13 43,3 0 0 0 0 D27 HVANND 30 1 3,3 7 23,3 19 63,3 3 10 0 0 Cộng 90 10 11,1 33 36,6 44 48,8 3 3,3 0 0
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả bài thực nghiệm và bài thực nghiệm đối chứng
Bảng 3.4. Xếp loại, đánh giá kết quả bài thực nghiệm và bài thực nghiệm đối chứng
Xếp loại Đối tượng
Khá giỏi Trung bình Yếu kém
SL % SL % SL %
Thực nghiệm
43 47,7 44 48,8 3 3,3
Đối chứng 27 33,7 32 40 21 26,2
Quan sát các bảng thống kê các bài kiểm tra sau các giờ học thực nghiệm ra đề và tổ chức kiểm tra ngữ pháp câu tiếng Việt theo lí thuyết giao tiếp và biểu đồ tổng hợp, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Trước hết, với mục đích là bài kiểm tra đánh giá năng lực giao tiếp của SV thể hiện trong các bài kiểm tra của các em có thể nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của SV các lớp thực nghiệm so với các lớp đối chứng qua từng bài kiểm tra. Từ bài kiểm tra đầu tiên khi mới được học một lượt các bài thực nghiệm
Đối tượng Xếp Loại Thực nghiệm ( 90 bài) Thực nghiệm đối chứng ( 90 bài) So sánh kết quả SL % SL % Tăng > Giảm< SL % Gỏi 10 11,2 6 7,5 > 4 3,7 Khá 33 36,6 21 26,2 > 8 10,4 Trung bình 44 48,8 32 40 > 8 8,8 Yếu 3 3,3 13 16,2 < 10 12,9 Kém 0 0 8 10 < 8 10
cho thấy hai bài kiểm tra sau đó sau khi SV đã quen với các tiết học giao tiếp, điểm số của các em có sự thay đổi nhiều. Số SV đạt điểm giỏi – khá ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. Tỉ lệ SV đạt kết quả trung bình và yếu kém của các lớp thực nghiệm thấp hơn các lớp đối chứng. Những kết quả này cho thấy, việc tỏ chức choc ho SV tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp trong giờ học ngữ pháp câu có tác dụng rõ rệt. Nếu GV tạo được các tình huống giao tiếp tốt và tổ chức cho SV thực hành giao tiếp nhiều thì có thể giúp SV nâng cao năng lực giao tiếp của mình. Nhưng có một điều dễ nhận thấy là ở bài kiểm tra thường kì đầu tiên là số SV đạt điểm trung bình ở lớp thực nghiệm cịn khá cao. Điều đó chứng tỏ năng lực giao tiếp của các em còn chưa được thành thạo, các em còn mắc tương đối về lỗi giao tiếp. Tuy nhiên, đến bài kiểm tra tổng hợp lần sau, số SV giỏi – khá không những tăng lên đáng kể mà số SV trung bình, yếu cũng giảm đi rõ rệt. Điều này cho thấy những điều chỉnh, bổ sung của chúng tôi theo hướng tăng cường, chú trọng hơn nữa đến việc rèn luyện thực hành giao tiếp cho các quy trình dạy học là có tính thực tiễn và có thể đem lại kết quả mong muốn.
Khi tiến hành dạy ở các lớp thực nghiệm với nội dung ngữ pháp câu tiếng Việt mà chúng tôi cung cấp, GV dạy thực nghiệm cho biết SV Lào rất hứng thú với nội dung dạy học mà chúng tôi đưa ra, đặc biệt là các tình huống giao tiếp trong bài. Với quan điểm giao tiếp, SV sẽ được thực hành giao tiếp hiều hơn, mạnh dạn hơn, có cơ hội được thực hành giao tiếp nên SV tỏ ra rất hứng thú trong học tập, không ngần ngại chia sẻ những khó khăn, thắc mắc của mình. Điều này giúp chúng tơi khắc phục được một trong những hạn chế lớn nhất của SV Lào là tâm lí ngại giao tiếp, khơng mạnh dạn giao tiếp. Qua các buổi dạy học thực nghiệm SV đã khắc phục được nhiều lỗi như lỗi do thói quen dùng tiếng mẹ đẻ, lỗi do thói quen dùng câu thiếu chủ ngữ (trước đó SV Lào thường hay nói trống khơng) …
3.4.3. Những kết luận chung rút ra từ thực nghiệm sư phạm
Với kết quả thu được từ quá trình tổ chức dạy học thực nghiệm các nội dung ngữ pháp câu tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh năng lực của SV và các yếu tố về hoàn cảnh , điều kiện học tập như trang thiết bị, đồ dùng… thì cách thiết kế giờ học cũng như phương pháp dạy học mà GV sử dụng trong giờ học ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, chất lượng học tập của SV. Điều mà ai cũng thừa nhận là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây luôn được đông đảo GV hưởng ứng và nỗi lực thực hiện. Việc tiếp thu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và tăng cường sử dụng các phương tiện dạ học hiện đại nhằm đổi mới quy trình thiết kế bài học, tổ chức dạy học đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng phát huy, tạo nên những chuyển biến căn bản, đáng kể. Song đánh giá một cách tồn diện, nghiêm túc thì khơng ít GV tổ chức giờ học cịn mang nặng tình hình thức, chưa có chiều sâu và thiếu đồng bộ. Đối với các giờ học ngữ pháp nói chung và ngữ pháp câu tiếng Việt nói riêng khi dạy cho người nước ngồi như một ngoại ngữ, dù giáo trình trong những năm gần đây đã nhiều thay đổi nhưng sự thay đổi ở người dạy vẫn chưa rõ rệt. Bên cạnh những GV có tâm huyết với nghề, mạnh dạn vận dụng phương pháp dạy học tích cực, hiện đại thì một số GV do ít có sự cập nhật, đầu tư quan tâm nên việc thiết kế giáo án đơi khi cịn mang tính hình thức, đối phó và tất nhiên thiếu tính đổi mới. Việc dạy học ngữ pháp cũng như ngữ pháp câu tiếng Việt nói chung nếu vẫn dạy học như một cấu trúc ngôn ngữ của phương pháp dạy truyền thống thì sẽ rất khó phát triển được khả năng, năng lực giao tiếp của người học và cũng không phát huy hết được tinh thần chủ động tích cực ở người học, do đó hiệu quả dạy học sẽ không cao. Bằng cách vận dụng lí thuyết dạy học giao tiếp vào trong dạy học ngữ pháp câu tiếng Việt, với các giáo án dạy học mẫu đã được định hướng thiết kế theo quy trình dạy học giao tiếp tức dạy học thông qua và bằng các hoạt động giao tiếp, quá trình thực nghiệm đã bước đầu
chứng tỏ việc tổ chức dạy học ngữ pháp câu tiếng Việt theo lí thuyết giao tiếp như luận văn đã đề xuất là có tính khả thi và mang lại hiệu quả rất rõ rệt, cụ thể là:
Một là, các quy trình dạy học ngữ pháp câu theo lí thuyết giao tiếp với những thao tác và những chỉ dẫn cụ thể cho từng nội dung dạy học ngữ pháp câu đã đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học của GV, giải quyết những khó khăn cơ bản của họ khi thực hiện nội dung dạy học ngữ pháp câu tiếng Việt cho người nước ngoài như một ngoại ngữ. Hầu hết các GV khi được giới thiệu đều đánh giá cao và đồng tình khẳng định dạy học ngữ pháp câu theo lí thuyết giao tiếp là một hướng đi đúng đắn, có thể mang lại hiệu quả cho các giờ học ngữ pháp tiếng Việt nói chung và ngữ pháp câu tiếng Việt nói riêng. Các GV tham gia dạy học thực nghiệm đã tiếp cận nhanh các quy trình dạy học, đánh giá cao những định hướng thiết kế giáo án, trên cơ sở đó đã thiết kế được các giáo án và đã tổ chức được các giờ học ngữ pháp câu với hệ thống các hoạt động, việc làm, thao tác chi tiết, chặt chẽ. Trong đó, cách tổ chức giờ học, cách vận dụng các phương pháp dạy học, cách tổ chức các hoạt động giao tiếp như xây dựng các tình huống và động viên khuyến khích SV tích cực giao tiếp, trao đổi, thảo luận … đã được các GV nắm bắt và tiến hành xử lí có hiệu quả. Do vậy từ những định hướng thiết kế giáo án mà chúng tôi cung cấ,hầu hết các GV tham gia dạy học thực nghiệm đã tỏ ra khá dễ dàng và nhuần nhuyễn trong việc thiết kế được một cách đồng bộ các bài dạy học ngữ pháp câu theo lí thuyết giao tiếp. Đồng thời, việc hiện thực hóa các thiết kế bài học này trong các giờ học ngữ pháp của các GV này cũng rất thuận lợi, vững vàng và phát huy hiệu quả rõ rệt đối với việc rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp cho SV. Mỗi giờ học thực nghiệm đều đã thực sự khơi gợi được hướng thú, nhu cầu giao tiếp và phát huy được tính tích cực, chủ động. sáng tạo trong từng hoạt động giao tiếp của cả GV và SV. Điều đó khiến cho giờ học ngữ pháp câu không đơn thuần là
giờ cung cấp kiến thức ngôn ngữ mà thực sự là giờ học thực hành ngôn ngữ, là giờ học thực hành giao tiếp, giờ rèn luyện các kĩ năng và phát triển năng lực giao tiếp cho SV.
Hai là, các quy trình dạy học ngữ pháp câu tiếng Việt theo lí thuyết giao tiếp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn có tác dụng tích cực trong việc kích thích và lơi cuốn được nhiều đối tượng SV tham gia, kể cả những SV vốn trước đây là nhút nhát, khơng thích hoặc ngại tham gia vào các hoạt động học tập giao tiếp trong các giờ học trước đó. Quy trình dạy học này cũng giúp SV chủ động, tích cực và sáng tạo hơn trong rèn luyện các kĩ năng giao tiếp bằng ngơn ngữ từ đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực giao tiếp cho mình.
Với quy trình dạy học các nội dung dạy học như chúng tôi đã đề xuất, chúng tôi nhận thấy rằng: mặc dù chúng tôi đã lựa chọn đối tượng sinh viên thực nghiệm khá khách quan ở nhiều lớp khác nhau nhưng kết quả thu được ở các giờ thực nghiệm khơng có sự khác biệt đáng kể. Hầu hết các đối tượng người học đều rất chủ động tích cực và hứng thú trong từng hoạt động trong giờ học. Dưới sự tổ chức, điều khiển của GV, các SV đều tham gia tích cực, tự tin và chủ động trong các hoạt động giao tiếp. SV đã biết tạo lập các câu không chỉ đúng ngữ pháp ngữ nghĩa mà cịn phù hợp với tình huống giao tiếp. Lớp học sơi nổi hơn, dân chủ hơn. SV đích thực đóng vai trị là chủ thể của q trình dạy học. Ở đó, SV đã chủ động trao đổi với nhau, với GV, SV có cơ hội được thực hành giao tiếp nhiều hơn. Các phương tiện dạy học trực quan như tranh ảnh, phim … có tác dụng tác động trực tiếp, kích thích được nhu cầu, hứng thú học tập cho người học.
Ba là, dựa vào kết quả thu được từ quá trình dạy học thực nghiệm và từ kết quả kiểm tra, đánh giá năng lực thực hành giao tiếp của SV qua các hình thức như đã nêu ở phần cách thức thực nghiệm của luận văn, chúng tôi nhận thấy có sự chuyển biến và tiến bộ rõ rệt của SV các lớp thực nghiệm so với
SV các lớp đối chứng. Đó là tỉ lệ SV đạt kết quả khá giỏi ở các lớp thực nghiệm tăng lên đáng kể, tỉ kệ SV trung bình, yếu kém giảm xuống. Điều đó chứng tỏ cách thức tổ chức các giờ dạy học ngữ pháp câu tiếng Việt theo lí thuyết giao tiếp đã góp phần quan trọng, thiết thực nhằm giúp SV không chỉ hiểu, nắm vững kiến thức mà quan trọng hơn là giúp SV phát triển kĩ năng giao tiếp, từ đó tạo ra các sản phẩm giao tiếp hoàn chỉnh, đạt hiệu quả cao. Trong mỗi giờ học ngữ pháp câu, thông qua các hoạt động giao tiếp và bằng các hoạt động giao tiếp cụ thể gắn với từng hiện tượng ngữ pháp câu của bài học, GV đã rèn luyện cho SV những kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ trước