Cách thức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học ngữ pháp câu tiếng việt cho sinh viên lào tại học viện an ninh nhân dân theo lí thuyết giao tiếp (Trang 97 - 99)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

3.3.2. Cách thức thực nghiệm

Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp cho SV là mục tiêu cơ bản va quan trọng nhất của dạy học tiếng Việt như một ngoai ngữ nói chung và ngữ pháp câu tiếng Việt nói riêng. Vì thế cơng việc này cần được tiến hành một cách thường xuyên trong mọi giờ học ngữ pháp câu mới có thể đem lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học. Tuy nhiên, với phạm vi của đề tài cũng như điều kiện thực hiện của đề tài trong thời gian có giới hạn nên chúng tơi chỉ thiết kế bốn giáo án và tổ chức dạy học trong thời gian hai tháng (tháng 6 năm học 2012 – 2013 và tháng 7 năm học 2013 – 2014).

Trong quá trình thực nghiệm, với mỗi nội dung thực nghiệm, chúng tôi đều chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo nguyên tắc: chọn lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về số lượng, trình độ, điều kiện học tập, …. Các lớp thực nghiệm được học các bài học ngữ pháp câu tiếng Việt theo lí thuyết giao tiếp mà chúng tơi đề xuất trong quy trình dạy học của luận văn. Các lớp đối chứng vẫn dạy học theo cách dạy và học thông thường.

Trong dạy học thực nghiệm, trên tinh thần đổi mới, tích cực sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại phát huy vai trò chủ động của SV, tạo mọi điều kiện để SV được tham gia giao tiếp trong một giờ học chúng tôi thiết kế giáo án dưới hình thức các hoạt động, thao tác theo quy định dạy học gồm các bước như trong luận văn đã đề xuất. Trong quá trình tổ chức dạy học, lớp học ln được chia cặp, nhóm để trao đổi thảo luận, hoặc thực hiện các hoạt động giao tiếp. GV sử dụng các phương tiện dạy học trực quan để hỗ trợ quá trình dạy học như trình chiếu powerpoint, sử dụng tranh ảnh, các Video Clip và dành nhiều thời gian để đàm thoại với SV cũng như để cho các SV đàm thoại với nhau. Cách dạy học này vừa tạo hứng thú cho người học vừa tạo điều kiện để phát huy tính chủ thể để người học được thực hành giao tiếp nhiều.

Với ý thức tất cả các nội dug của quá trình thực nghiệm phải được thể hiện rõ trên giáo án và biên bản giờ dạy của GV, chúng tôi xây dựng các giáo án hoàn thiện cho từng tiết học hoặc từng nội dung bài học với những bước đi, việc làm cụ thể, chặt chẽ và logic. Từ đó, chúng tơi trao đổi và u cầu giáo viên thực hiện các tiết dạy thực nghiệm theo đúng giáo án và quy trình mà chúng tơi đề xuất nhằm giúp SV rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp của giờ học.

Sau khi dự giờ học thực nghiệm của GV, chúng tôi tham khảo ý kiến của các GV dạy học thực nghiệm, GV dự giờ, tổ trưởng chun mơn và SV về q trình dạy học thực nghiệm, về ưu và nhược điểm của các quá trình dạy học đề xuất để có cơ sở cho việc tổng hợp kết quả và đưa ra những đánh giá phù hợp. Mặt khác, sau mỗi giờ học thực nghiệm, chúng tơi đều có các bài kiểm tra đánh giá. Do vậy, kết quả các bài kiểm tra cũng là một nội dung quan trọng làm căn cứ để chúng tôi đưa ra kết quả thực nghiệm. Căn cứ vào các bài kiểm tra, so sánh chất lượng làm bài của SV các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng trên cơ sở cùng chung một đề kiểm tra, chúng tôi đánh giá được năng lực giao tiếp của SV. Công việc này được GV các lớp thực nghiệm và đối chứng tiến hành một cách độc lập, khách quan nhằm tạo cơ sở đánh chính xác hiệu quả của việc tổ chức các giờ dạy học ngữ pháp câu theo lí thuyết giao tiếp.

Để có kết quả chính xác, đánh giá tổng qt năng lực giao tiếp của SV qua các giờ dạy học ngữ pháp câu theo lí thuyết giao tiếp, sau hai đợt thực nghiệm, chúng tôi phối hợp với GV cho SV lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm một bài kiểm tra. Kết quả kiểm tra là căn cứ giúp chúng tôi đánh giá năng lực giao tiếp của SV.

Bên cạnh đó, chúng tơi cịn trao đổi với GV dạy thực nghiệm để xây dựng các phiếu học tập với những nội dung và tiêu chí cụ thể. Các phiếu này được phát cho SV để SV tự đánh giá mức độ hiểu bài và mức độ phát triển các kĩ năng giao tiếp của mình qua từng giờ học. Trên cơ sở đó, chúng tơi thu thập, tổng hợp các ý kiến của SV để có số liệu thực tế nhằm đánh giá hiệu quả của các quy trình dạy học đề xuất trong luận văn.

Ngoài ra, sau mỗi tiết học, SV cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cịn được tham gia vào cơng việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện kĩ năng giao tiếp của các thành viên trong lớp. Đó chính là việc tham gia vào việc nhận xét, đánh giá về phần trao đổi, phát biểu trong giờ học cũng như kết quả làm bài của các bạn trong nhóm, trong lớp. Đặc biệt, các em trong nhóm cịn nhận xét lẫn nhau và tuyên dương những thành viên tích cực trong việc trao đổi, giao tiếp. Những ý kiến đánh giá, nhận xét này sẽ được tập thể lớp xem xét và GV là người phân tích, bình xét và đưa ra những kết luận phù hợp. Như vậy, đây cũng là một căn cứ hữu ích để chúng tơi có thể đánh giá tính khả thi của các vấn đề đặt ra trong luận văn.

Khi đã có ý kiến, biên bản nhận xét của các GV dự giờ, kết quả kiểm tra đánh giá của SV, chúng tôi tiến hành tổng kết, lập bảng thống kê, lập biểu đồ để so sánh, đối chiếu về kết quả thu được giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Dựa vào tất cả những cơ sở đó, chúng tơi rút ra được những kết luận sư phạm cần thiết và phù hợp với quá trình thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học ngữ pháp câu tiếng việt cho sinh viên lào tại học viện an ninh nhân dân theo lí thuyết giao tiếp (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)