2. Các chỉ tiêu đánh giá chọnlọc gia súc
2.2.1. Dựa vào thể chất
Sinh trưởng là sự phát triển về thể chất, đây đặc tính thích nghi của tồn bộ cơ thể gia súc trong những điều kiện sống, di truyền và phát triển nhất định có liên quan đến sức sản xuất của thú. Thể chất biểu hiện cường độ trao đổi chất bên trong cơ thể thú.
Có nhiều khuynh hướng phân loại thể chất
* Theo Culêsốp: Phân loại thể chất dựa trên sự phát triển của xương và cơ - Theo xương: Tùy theo bộ xương phát triển nhiều hay ít; khối lượng, cấu tạo bộ xương có rắn chắc hay khơng. Chia làm 2 nhóm :
+ Thanh : xương nh , chất lượng cao, rắn và nặng. + Thô : xương lớn, cấu trúc bên trong nhẹ.
- Theo cơ :
+ Nhóm săn : cơ khơng lớn, cấu trúc rắn chắc, mơ liên kết dưới da ít phát triển. + Nhóm sổi : cơ lớn, cấu trúc không rắn chắc, mô liên kết phát triển.
30
Trong thực tế, ta ít gặp gia súc chỉ thuộc về một loại thể chất mà thường ở dạng phối hợp. Do đó, có 4 nhóm thể chất:
+Thanh săn: cơ thể nh , rắn chắc, thịt ít phát triển nhưng tốt. Cơ thể khơng q béo cũng khơng q mãnh khảnh. Ngựa cưởi, bị sữa cao sản, gà đẻ tốt.
+Thanh sổi : Thú có xương nh , rắn chắc, thịt nở nang, da m ng, mở dày. Loại thể chất này thường gặp ở gia súc cho thịt.
+Thô săn: Gặp ở gia súc làm việc nặng. Thú có xương nở nang, thịt ít nhưng rắn chắc. Thân hình vạm vở, thơ kệch cơ gân nổi rõ, lông thô, lớp mở dưới da m ng. +Thô sổi: Gia súc to con, xương lớn, da dầy thịt nhão. Loại thể chất này không tốt cho tất cả loại gia súc : làm việc không tốt, cho thịt không nhiều.. .
* Phân chia theo chức năng sinh lý: hơ hấp - tiêu hóa
+Hơ hấp: Vịng ngực phát triển nhiều, vịng bụng ít phát triển. Ngực dài, sâu, hai bên hơi dẹp. Khoảng cách giữa các xương sườn hẹp. Chổ tiếp giáp xương sườn- xương sống làm thành một góc nhọn. Lồng ngực phía trước hẹp, phình rộng về phía sau, cổ và mũi dài. Đây là loại hình của ngựa chạy nhanh, bị sữa cao sản. +Tiêu hóa: Lồng ngực ngắn, trịn, rộng. Chổ tiếp giáp xương sườn, xương sống làm thành một góc rộng. Phần trước của thân hình và phần sauđều rộng nên cơ thể có hình khối chữ nhật. Cổ ngắn ít phát triển. Cường độ trao đổi chất chậm, thú ít hoạt động. Đây là loại thể chất của thú cho thịt.
*Theo Paplov:thể chất được phân chia theo sự hoạt động của hệ thần kinh. Sự
hoạt động của hệ thần kinh được đánh giá trên 3 đặc điểm:
+ Sức mạnh của các quá trình hoạt động của hệ thần kinh: mạnh hay yếu + Sự cân bằng của các quá trình hưng phấn-ức chế : có hay khơng ?
+ Tốc độ biến chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác nhanh hay chậm Dựa vào 3 đặc điểm trên, có 4 loại thể chất:
+Loại linh hoạt: thần kinh mạnh, cân bằng, nahnh nhẹn. Thú thuộc loại hình thần kinh này thì hưng phấn và ức chế đều mạnh, cân đối, thay thế nhau một cách mau lẹ: chó săn, ngựa chạy nhanh.
+Loại bình thản : hưng phấn và ức chế đều mạnh, cân đối nhưng thay thế nhau chậm. Thú thuộc loại hình này ít đánh nhau nhưng khi đánh nhau thì đánh nhau chí tử: bị sữa, gà đẻ.
+Loại yếu đuối, nhu nhược, đần độn: hưng phấn và ức chế đều yếu nhưng ức chế lấn áp hưng phấn.
+Loại hung hăng nóng nảy: yếu, khơng cân bằng và nhanh. Hưng phấn át ức chế. Thú dễ bị kích thích bởi các yếu tố ngoại lai. Thú thuộc loại thần kinh này có các phản xạ dễ rối loạn, thương có những phản ứng bất ngờ mà nhà chăn nuôi không lường trước được.
Những cách phân chia trên đều chưa tồn vẹn vì chỉ xuất phát từ một góc độ nào đó: ngoại hình hoặc đặc điểm sinh lý của cơ thể. Cách phân loại của Paplov khó áp dụng vì những biểu hiện của hệ thần kinh của thú bị hạn chế. Ít khi gặp một loại hình thần kinh lý tưởng, thường ở dạng trung gian, vả lại thú sống gần gũi với con người nên con người có thể rèn luyện, điều khiển để thay đổi loại hình thể chất.
Cách phân chia của Culêsốp được áp dụng nhiều hơn vì cách này dựa vào hướng sản xuất của thú, có những bước tổng hợp các yếu tố hình thái, đặc tính sinh lý..
31
. của thú. Tuy vậy trong thực tế, có những thú có những hướng sản xuất nhất định lại không đúng theo sự phân loại do chưa chú trọng khâu tuyển chọn giống hoặc chỉ chú ý khả năng kiệm dụng của thú.