Các phƣơng pháp chọnlọc

Một phần của tài liệu Giáo trình Giống vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 41 - 44)

. Màu sắc của sữa Sữa tốt có màu trắng đục, khi để lắng có bơ nổi lên

4. Các phƣơng pháp chọnlọc

4.1. Các phương pháp chọn lọc theo quan hệ

huyết thống

Kết quả của nhà chọn giống phụ thuộc vào khả năng nhận biết các thú mang cơ sở di truyền ưu tú. Những cá thể này khi được phát hiện sẽ được cho giao phối với nhau để tạo ra con cháu ưu tú. Hiện nay chúng ta có thể đánh giá các loại gen thông qua biểu hiện phenotype của các cá thể đó hoặc thơng qua họ hàng của nó.

Sơ đồ sau đây cho thấy những quan hệ họ hàng khác nhau của một cá thể mà ta có thể dựa vào đó tiến hành chọn lọc :

Anh Chị Em Ruột Anh Chị Em Họ

Ông nội

Con trai Tổ Bố

Con Cháu Cá Thể Bà nội

Con gái Ông ngoại

Tiên Mẹ Bà ngoại

Qua sơ đồ trên, ta thấy có năm phương pháp kiểm tra năng suất và phẩm chất gia súc là kiểm tra tiền sinh, hậu sinh, đồng sinh, bản thân và kiểm tra kết hợp.

4.1.1. Kiểm tra tiền sinh - Nguyên tắc: - Nguyên tắc:

Kiểm tra tiền sinh là căn cứ vào năng suất và phẩm chất của những thú đời trước có quan hệ huyết thống với thú khảo sát để đánh giá nó.

- Ưu điểm

* Phương pháp này căn cứ vào gia phả nên sớm đánh giá được thú khảo sát.

* Phương pháp này có tác dụng đối với những tính trạng có hsdt cao. * Tránh việc chọn phải những gia súc mang gen lặn có hại

* Có tài liệu cần thiết khi phải so sánh 2 thú có năng suất bản thân như nhau.

- Nhược điểm

* Phương pháp này khơng có hiệu quả đối với các tính trạng có hsdt thấp. * Việc tránh được gen lặn chỉ là tương đối vì trong trường hợp tần số gen lặn có hại thấp, ta cũng khó phát hiện được trong hệ phả. Hoặc có trường hợp

38

những gia súc trong hệ phả mang gen lặn có hại nhưng cá thể kiểm tra lại khơng có mang những gen lặn ấy.

* Điều kiện ngoại cảnh của các thế hệ có thể khác nhau nên biểu hiện kiểu hình có thể khác nhau nên việc chọn lọc có thể bị ảnh hưởng.

4.1.2. Kiểm tra đồng sinh

Nhóm thú đồng sinh là những thú khơng có quan hệ trực tiếp (trực hệ với thú khảo sát. Đó là các anh chị em ruột, họ, chú bác cô... của các thú khảo sát. Nếu những thú đồng sinh này càng có quan hệ gần gủi với thú đang khảo sát thì những thơng tin về chúng càng có giá trị cho việc chọn lọc.

- Nguyên tắc của phương pháp này là chọn một số anh chị em ruột hay anh chị em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha với thú đang khảo sát để nuôi và đánh giá chúng.

-Ưu điểm

* Phương pháp này giúp ta đánh giá được những tính trạng khơng thể đánh giá trực tiếïp trên bản thân của thú được kiểm tra khi nó cịn sống : phẩm chất thịt xẻ; hoặc những tính trạng chỉ có ở một phái tính: sứcản xuất sữa, sản lượng trứng.

* Phương pháp này cho kết uqả tin cậy đối với những tính trạng có hsdt thấp.

* Phương pháp này cho kết quả tương đối sớm. Có thể có kết quả sớm ngay khi thú có thể bắt đầu sử dụng làm giống.

- Nhược điểm

* Phương pháp này tốn kém và phức tạp hơn một số pp khác

* Tuy anh chị em có hstq khá cao với thú được khảo sát nhưng anh chị em cũng không thể hiện được hoàn toàn năng suất phẩm chất của thú được kiểm tra.

4.1.3. Kiểm tra đời sau

- Phương pháp này sử dụng đầu tiên ở Đan Mạch, sau đó phổ biến sang các nước khác. Phương pháp này thường được áp dụng để kiểm tra đực giống.

- Nguyên tắc: Phương pháp này ước tính giá trị gây giống của thú qua việc nghiên cứu các tính trạng của con cháu nó( vì chất lượng của con cháu là thể hiện cụ thể chất lượng giống của cha mẹ ).

Người ta đem đực giống cần được kiểm tra cho phối với một số thú cái. Chọn một số thú con của những con cái này nuôi khảo sát trong những điều kiện qui định và qua số liệu thu được từ những con của nó, người ta đánh giá đực giống cần khảo sát.

- Ưu điểm

* Phương pháp này cho phép ta đánh giá được trực tiếp sản phẩm mà thú đực này tạo ra.

* Phương pháp này có thể đánh giá những tính trạng khơng thể khảo sát trên bản thân đực giống.

* Phương pháp này có thể dùng nghiên cứu khảo sát khả năng phối hợp giữa cá thể, các dịng dựa trên thành tích sản xuất của các cá thể đời con.

39

* Phương pháp này có hiệu quả tốt đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp.

- Nhược điểm :

* Phức tạp và tốn kém.

* Thời gian cho kết quả lâu, do đó khi kết quả được xác định thì thú đực đã chết hoặc già yếu.

4.2. Chọn lọc cá thể và chọn lọc hành loạt

Có hai cách để đánh giá phẩm chất gia súc trên cơ sở kiểm tra bản thân là giám định bản thân và kiểm tra cá thể.

4.2.1. Giám định bản thân - Nguyên tắc - Nguyên tắc

Tiến hành giám định từng phần sinh trưởng, sinh sản, ngoại hình của bản thân con thú rồi xép cấp tổng hợp theo tiêu chuẩn đã định sẳn. Phương pháp này rất phổ biến ở nước ta trong việc giám định heo giống ở cơ sở sản xuất hay ở vùng giống.

- Ưu điểm

*Đánh giá con vật tương đối toàn diện.

*Phương pháp này coi trọng ngoại hình do đó đối với những thú có ngoại hình cịn nhiều khiếm khuyết sẽ nhanh chóng được cải thiện.

*Đơn giản, dể thực hiện, ít tốn kém. - Nhược điểm

*Số lượng tính trạng chọn lọc nhiều nên hạn chế tiến bộ di truyền.

*Trong một số tiêu chuẩn hiện nay ở nước ta, thứ tự ưu tiên của các tính trạng ngoại hình, sinh trưởng, sinh sản chưa thất hợp lý. Đồng thời một số tính trạng quan trọng như tốc độ tăng trưởng, tiêu tốn thức ăn, độ dày mở lưng... chưa được chú ý.

4.2.2. Kiểm tra cá thể

Phương pháp này bắt đầu từ Anh sau đó Pháp áp dụng từ năm 1966, Hung năm 1977...

- Nguyên tắc: Kiểm tra cá thể chọn lọc thú theo kiểu hình của các thể. Người ta chọn thú theo một số tiêu chuẩn nhất định : Ngoại hình (tiêu chuẩn giống), khối lượng lúc sơ sinh,cai sữa...Những thú được chọn sẽ được nuôi theo một chế độ qui định, được theo dõi một số tính trạng quan trọng như một số đặc điểm ngoại hình, sức tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, chất lượng thân thịt...Sau đó, chúng được xếp hạng dựa trên chỉ số chọn lọc và được tuyển chọn theo tỉ lệ. - Ưu điểm

* So với phương pháp giám định bản thân; việc chọn lọc, theo dõi ở phương pháp kiểm tra cá thể chặt chẻ hơn, các chỉ tiêu đánh giá tập trung hơn, các chỉ tiêu quan trọng được chú ý tới.

*Đơn giản, ít tốn kém hơn những phương pháp khác. Có thể tiến hành ngay ở cơ sở sản xuất, sớm xác định được năng suất phẩm chất của con thú.

*Phương pháp này có kết quả tốt đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao.

40

*Khơng chính xác bằng phương pháp kiểm tra đời sau. Nhưng với một số thú có khoảng cách thế hệ ngắn ta có thể nhanh chóng thay thế những con vật không tốt.

*Phức tạp và tốn kém hơn phương pháp giám địn bản thân .

*Việc chọn lọc theo phương pháp kiểm tra cá thể đã ưu tiên đối với những cá thể dị hợp tử mà những cá thể này rất khó truyền được độ dị hợp của nó cho đời sau. Do đó cần kết hợp phương pháp này với phương pháp kiểm tra tiền sinh.

4.3 Chọn lọc theo tính trạng số lượng

4.3.1 Chọn lọc một tính trạng: được tính theo

Một phần của tài liệu Giáo trình Giống vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 41 - 44)