Công nghệ cấy truyền phô

Một phần của tài liệu Giáo trình Giống vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 54 - 57)

. Màu sắc của sữa Sữa tốt có màu trắng đục, khi để lắng có bơ nổi lên

1.Công nghệ cấy truyền phô

1.1. Khái niệm và ý nghĩa củacông nghệ cấy

truyền phôi

Khái niệm

Công nghệ phôi là công nghệ tiên tiến, hiện đại, được ứng dụng và triển khai ở một số nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Canada, Nhật…

Cấy truyền phơi (CTP) là một q trình đưa phôi tạo ra từ cá thể cái này (cái cho phôi) vào cá thể cái khác (cái nhận phơi) phơi vẫn sống, phát triển bình thường trên cơ sở trạng thái sinh lý sinh dục của cái nhận phôi phù hợp với trạng thái sinh lý sinh dục của cái cho phôi hoặc phù hợp với tuổi phôi ( gọi sự phù hợp này là đồng pha

Ý nghĩa của công nghệ phôi

- Phổ biến và nhân nhanh các giống tốt, quí, hiếm ra thực tế sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những cá thể cái cao sản thông qua lấy phôi và cấy truyền những phôi của chúng ( tận dụng được đồng thời những đặc tính tốt ở cả con bố và con mẹ)

- Nâng cao cường độ chọn lọc, đẩy mạnh công tác giông trên cơ sở tăng nhanh tiến bộ di truyền hàng năm.

- Nâng cao khả năng sinh sản, các sản phẩm thịt, sữa trong chăn nuôi.

- Hạn chế mức tối thiểu số lượng gia súc làm giống, từ đó giảm các chi phí khác đi kèm ( chuồng trại, vật tư, nhân lực…..).

+ Giúp cho con người dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất nhập, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương đã được thương mại hoa + Bảo tồn con giống dưới dạng trứng, phơi, tinh trùng nhằm giữ gìn vật liệu di truyền ( phương pháp ex - situation)

+ Hạn chế một số dịch bệnh và nâng cao khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi cho con vật ở mơi trường mới, cụ thể:

51

+ Phần lớn các bệnh ở gia súc không lây qua phôi.

+ Nếu phôi được đem đến môi trường mới để cấy truyền, mẹ nhận phôi trong thời gian mang thai đã tạo cho con kháng thể chống lại một số bệnh, và khi ra đời ngay từ đầu con vật dễ dàng thích ứng với mơi trường xung quanh.

- Làm cơ sở để thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu và phát triển một số ngành khoa học có liên quan như :

+ Sinh lý, sinh hố ( vấn đề hình thành, phát triển phơi; q trình tiếp nhận, đào tạo khi cấy chuyển, ….).

+ Di truyền học ( lai ghép phôi, chuyển gen tạo những giống mới, …).

+ Thú y và y học ( chế tạo các vacxin chống bệnh, thay thế gen xấu, miễn dịch sinh sản, ….).

1.2. Cơ sở khoa học của công nghệ cấy

truyền phôi

Cấy truyền phôi là công nghệ sinh học hiện đại đã và đang được nghiên cứu ứng dụng vào điều kiện chăn nuôi của nước ta. Công nghệ này dựa trên những cơ sở khoa học thực tiễn sau đây:

- Những hiểu biết đặc điểm sinh lý sinh sản của gia súc cũng như bản chất của hormon và cơ chế tác động của chúng (đặc biệt là các hormon sinh sản), con người đã chủ động điều khiển được q trình sinh sản của vật ni thơng qua những hormon chế tạo như FSH, PMSG, HCG, PGF2α, Progesteror… Chính những hormon này đã giúp người kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong quá trình gây rụng trứng nhiều và gây động dục đồng pha.

- Nhờ biết đặc điểm phát triển của phôi giai đoạn sớm, sự phân chia phát triển của nó ứng với các giai đoạn nhất định, những môi trường ảnh hưởng thuận nghịch đối với phôi, đặc điểm dinh dưỡng của phôi, con người đã chế tạo được những môi trường phù hợp để nuôi trứng, phôi khi ở ngồi cơ thể và thành cơng trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm.

- Đã có các dụng cụ giội rửa lấy phơi ra kh i cơ thể mẹ; có phương pháp soi tìm, đánh giá phân loại phơi, bảo quản phôi và cuối cùng cấy chuyển phôi vào cơ thể khác.

- Đã có nhiều cơ thể sinh vật (người, động vật) được sinh ra bằng kỹ thuật cấy truyền phôi. Những cơ thể này đều sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường, đặc biệt ở những bê, bị sinh ra từ cơng nghệ phơi, chúng có khả năng sản xuất bình quân cao hơn nhiều so với các con khác cùng giống, cùng điều kiện nhưng sinh ra bằng con đường thông thường. Ngay ở nước ta, cho tới nay đã có trên 80 bê ra đời từ công nghệ cấy truyền phôi. Kết quả theo dõi thấy sinh trưởng, phát triển của chúng cao hơn các con khác 30 – 40%, năng suất sữa bình quân ở các chu kỳ 4000 – 4500 lít, có con đạt > 6000 lít.

- Có sự kết hợp giữa cơng nghệ phơi với một số các lĩnh vực sinh học phân tử, y học và thú y. Đã có những động vật được chuyển gen, ghép phơi tạo thể khảm, có những vacxin phịng chống bệnh được sản xuất thơng qua con đường cấy phôi. Và cuối cùng phải nói có nhiều cơng ty chun dụng sản xuất, bn bán

52

trang thiết bị, máy móc, dụng cụ và hóa chất, hormon cho cơng nghệ phơi. Các ngân hàng phơi trong đó lưu giữ trứng, phơi, tinh trùng của các giống gia súc, các động vật quí hiếm.

Những cơ sở nêu trên khẳng định thêm bước đi chắc chắn và tất yếu của công nghệ này không những trong việc cải tạo và nhân giống gia súc mà còn phục vụ cho nhu cầu của con người trong lĩnh vực y học đời sống.

1.3. Quy trình cơng nghệ cấy truyền phôi

1.3.1. Chọn thú cho phôi

Nái cho phôi được chọn lọc từ các đàn hạt nhân. Các thú được chọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn như :

- Có nguồn gốc rõ ràng, có đặc trưng của phẩm giống. - Năng suất cao.

- Khả năng sinh sản và các bệnh sản khoa. 1.3.2. Chọn thú nhận phơi

Nái nhận phơi có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp nhận và ni con tuy khơng có vai trò trong kiểu gen đời sau nhưng phải đạt các yêu cầu sau :

- Không mang bệnh tật.

- Sinh trưởng, phát triển bình thường. - Sinh lý sinh sản bình thường.

1.3.3. Gây siêu bài nỗn ở thú cho phôi

Gây siêu bài nỗn ở thú cho phơi là q trình kích thích để trong một lần động dục có nhiều trứng phát triển, chín và rụng. Mục tiêu của việc này là thu được nhiều trứng chín rụng tạo thành hợp tử và kết quả là thu được nhiều phơi có chất lượng cao.

Để gây siêu bài noãn, người ta thường sử dụng các hormone như FSH, PMS, HMG Pergonal…các hormone này có thể dùng riêng biệt hay kết hợp với HCG hay PGF2.

1.3.4. Gây động dục đồng pha ở thú nhận phơi

Mục đích là tạo cho thú nhận phơi ở trong tình trạng động dục đồng pha với thú cho phôi (nếu sử dụng phôi tươi) hay phù hợp với tuổi phôi (nếu cấy phôi đông lạnh).

Để gây động dục đồng pha, có thể sử dụng các hormone như: PMS, PGF2, Progestrone.

1.3.5. Thu hoạch phôi

Sau khi phối giống một thời gian, phôi sẽ được lấy ra kh i thú mẹ: Thu hoạch phơi. Có hai phương pháp thu hoạch phôi: Phẫu thuật và không phẫu thuật. Với phương pháp không phẫu thuật, người ta thu nhận phôi nhờ dụng cụ đặc biệt bơm dung dịch dội rửa lấy phơi (ở bị dùng dung dịch muối Phosphate -

Phosphate beffered saline - PBS) vào ống dẫn trứng hay sừng tử cung, phôi sẽ được trôi theo và dẫn ra ngồi để được thu nhận. Dung dịch rửa có lẫn phơi khi dẫn ra ngồi có thể để lắng đọng 20 - 30 phút hoặc đưa ngay vào đĩa petri soi tìm phơi.

53

1.3.6. Đánh giá và phân loại phơi

Việc tìm và đánh giá phân loại phơi được tiến hành dưới kính hiển vi có độ phóng đại > 24 lần. Phơi được đánh giá phân loại theo các tiêu chuẩn như sau : - Hình thái, kích thước.

- Mức độ tế bào : Sự phân bố, sắp xếp của tế bào, nguyên sinh chất. - Màu sắc phôi.

Phơi được coi là tốt nếu có kích thước đảm bảo, có dạng cầu đều, nguyên vẹn, các tế bào xếp đều, liên kết chặt chẽ, có độ sáng đều giữa các phần.

1.3.7. Cấy truyền phôi

Nguyên tắc của việc cấy truyền phôi là phơi được lấy ra ở vị trí nào thì sẽ được cấy trả vào đúng vị trí đó nhờ súng cấy phơi. Thú nhận phơi sau khi được cấy một thời gian, tùy thuộc từng loài, sẽ được khám thai để đánh giá kết quả. Đối với bò là 3 tháng.

Tỉ lệ đậu thai ở bò sau khi cấy truyền phôi ở các nước phát triển là 60 - 70% đối với phôi tươi và 55 - 65% đối với phôi đông lạnh. Ở VN tỉ lệ đạt được có thấp hơn : 30 - 40% với phơi tươi, 38 - 44% với phơi đơng lạnh.

Lợi ích của siêu bài nỗn và cấy truyền phôi trong công tác giống gia súc: - Phổ biến và nhân nhanh các giống có năng suất cao, có các đặc tính quí hiếm ra sản xuất.

- Nâng cao cường độ chọn lọc, đẩy mạnh hiệu quả của công tác giống trên cơ sở tăng nhanh tiến bộ di truyền hàng năm.

- Hạn chế tối thiểu số lượng gia súc làm giống từ đó giảm các chi phí sản xuất. - Dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất, nhập vận chuyển trao đổi giống giữa các nước, các vùng.

- Giữ gìn, bảo tồn các vật liệu di truyền (phương pháp Exsitu).

- Hạn chế một số dịch bệnh và nâng cao khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi của con vật ở mơi trường mới do phần lớn dịch bệnh ở gia súc không lây lan qua phôi.

- Thúc đẩy sự nghiên cứu và phát triển các ngành khoa học có liên quan : phơi sinh học, sinh lý, hóa sinh, miễn dịch, sinh học phân tử, y học…

Một phần của tài liệu Giáo trình Giống vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 54 - 57)