sinh THPT
- Công tác tổ chức, quản lý quá trình giáo dục tổng thể của nhà trường.
Quá trình giáo dục tổng thể là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách. Do vậy, việc tổ chức quản lý tốt quá trình này sẽ đảm bảo vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách của học sinh.
Công tác tổ chức, quản lý của nhà trường cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở mục
tiêu giáo dục, nội dung chương trình, các hoạt động sư phạm của nhà trường có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Mơi trường giáo dục gia đình.
Gia đình là nơi đầu tiên các em được học những bài học vỡ lòng về các chuẩn mực xã hội: Đó là quan hệ trên - dưới trong gia đình, sự lễ phép, lịng tơn kính ơng bà cha mẹ, lịng nhân ái, vị tha,...những bài học đầu tiên để làm người. Ảnh hưởng giáo dục gia đình còn hằn sâu trong mỗi con người trong suốt cuộc đời. Vì vậy giáo dục gia đình chính là mơi trường, là nơi đặt dấu ấn đầu tiên nhằm hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức, tình người cho mỗi cá nhân.
- Những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Ảnh hưởng của các chuẩn mực đạo đức xã hội đối với quá trình giáo dục đạo đức học sinh thể hiện ở các điểm sau:
- Các chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp chính là một trong những cơ sở, là tiền đề để xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức con người Việt Nam mới trong thời đại ngày nay.
- Vai trò xây dựng các quy tắc ứng xử giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật của mỗi cá nhân đối với xã hội.
- Vai trò định hướng cho nhận thức, định hướng trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh và các chuẩn mực đạo đức xã hội là mục tiêu để các em hướng tới trong q trình hồn thiện nhân cách của mình.
- Vai trị điều chỉnh hành vi ứng xử trong các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng xã hội và với thế giới tự nhiên. Chuẩn mực đạo đức xã hội chính là cái “Thước”, cái “Khuôn” để học sinh đối chiếu, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn đó.
- Điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, sự tham gia của các lực lượng xã hội và sự tác động của văn hố ngoại nhập trước xu thế tồn cầu hoá như hiện nay:
Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, sự tham gia của các lực lượng xã hội cùng với gia đình, nhà trường là ba yếu tố cơ bản nhất, có ảnh hưởng quyết định nhất đến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh.
Trong tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc, hiện tượng giao thoa văn hoá, tiếp nhận tinh hoa văn hoá thế giới sẽ làm giàu thêm vốn văn hoá của mỗi dân tộc. Tuy nhiên tiếp thu phải có chọn lọc nếu không sẽ bị “hồ tan”, làm mất bản sắc văn hố dân tộc.
Trong tương lai, khi chúng ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), việc mở cửa hội nhập còn diễn ra toàn diện hơn nữa do đó ảnh hưởng của đạo đức, lối sống bên ngoài tới lớp trẻ càng mạnh mẽ, cả mặt tích cực và tiêu cực đều có. Sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hố thế giới sẽ làm phong phú thêm nền văn hoá của dân tộc. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là sự tác động tiêu cực của lối sống thực dụng, kích động bạo lực, tình dục của Phương Tây, vốn xa lạ với truyền thống văn hoá, đạo đức của người Việt Nam chúng ta. Nếu chúng ta khơng có các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, ngăn chặn hữu hiệu với sự tham gia đồng bộ của mọi lực lượng xã hội thì một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên sẽ dễ bị tiêm nhiễm lối sống đó, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc, các giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống sẽ bị đảo lộn.