Một số kết quả các hoạt động giáo dục của trường trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông cẩm lý huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 47 - 50)

- Quản lý các điều kiện để thực hiện quá trình giáo dục đạo đức trong nhà trường

2.2.2. Một số kết quả các hoạt động giáo dục của trường trong những năm gần đây

năm gần đây

2.2.2.1. Về phát triển số lượng, duy trì sĩ số học sinh

Sau sáu năm thành lập trường THPT, quy mô của trường đã tăng lên nhanh chóng. Mặc dù rất cố gắng nhưng trong những năm gần đây trường chỉ tuyển được từ 70 đến 80% số học sinh lớp 9 tốt nghiệp hàng năm trên địa bàn vào học. Nếu như năm học 2000 - 2001, năm học đầu tiên khi tách ra từ trường PT cấp 2 - 3, trường chỉ có 18 lớp với gần 900 học sinh thì đến năm học 2006 - 2007 trường đã có 35 lớp với gần 1.700 học sinh. Việc duy trì sĩ số hàng năm đạt xấp xỉ 99%.

Bảng 2.3: Quy mô học sinh của trƣờng trong những năm gần đây.

Năm học

2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 Số lớp Số lớp

18 22 26 30 32 Số học sinh 888 1.050 1.243 1.420 1.538 Số học sinh 888 1.050 1.243 1.420 1.538

2.2.2.2. Về chất lượng giáo dục văn hoá

Chất lƣợng giáo dục đại trà.

Là một trường ở vùng sâu vùng xa của huyện Lục Nam, điều kiện kinh tế - xã hội cịn gặp rất nhiều khó khăn nhưng thày trị nhà trường xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên đã có rất nhiều cố gắng, từng bước nâng cao chất lượng nên mặc dù cịn khó khăn về nhiều mặt như thiếu CSVC, đội ngũ thiếu lại khơng đồng bộ, hồn cảnh kinh tế xã hội ở địa phương cịn nhiều khó khăn nhưng chất lượng giáo dục nhà trường ln được duy trì và từng bước được nâng cao. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lớp 12 hàng năm đạt trên 95%.

(Xem bảng thống kê 2.4)

Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Ban giám hiệu nhà trường cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục mũi nhọn như :

Bảng 2.4: Chất lƣợng giáo dục văn hoá đại trà của trƣờng (Tỉ lệ %).

C. Lượng Năm học Tổng số Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu Loại kém Tỉ lệ TN 2001- 2002 888 0,2% 31,2% 68,6% 0% 0% 86,2% 2002- 2003 1050 0% 38% 61,2% 0,8 0% 97,8% 2003- 2004 1243 0% 26,5% 72,2% 1,3% 0% 98,6% 2004- 2005 1420 0,07% 24,8% 71,5% 3,63% 0% 99,1% 2005- 2006 1538 0,13% 35,20% 61,13% 2,54% 0% 100% Bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn luyện thi Đại học - Cao đẳng. Đây là một trong những vấn đề mà phụ huynh học sinh rất quan tâm, là một trong những điều kiện khẳng định uy tín và vị thế của nhà trường với chính quyền và nhân dân địa phương. Vì vậy bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, nhà trường cịn tập trung công tác quản lý chỉ đạo, đầu tư đội ngũ giáo viên giỏi, tuyển chọn học sinh giỏi, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu, vững chắc, có hệ thống ngay từ lớp 10 cho đến lớp 12 nên mặc dù điểm tuyển sinh của trường vào hàng thấp nhất tỉnh nhưng thành tích thi học sinh giỏi hàng năm của trường luôn xếp thứ hạng khá cao và tương đối ổn định trong những năm vừa qua. Đặc biệt, đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 năm học 2005 - 2006 của trường đạt 28 giải trên tổng số 38 lượt học sinh dự thi, trường xếp thứ 11 trên tổng số 41 đơn vị tham gia trong tồn tỉnh. Đây là thành tích nổi bật nhất về giáo dục văn hóa của trường đạt được trong những năm gần đây. Tỉ lệ đỗ Đại học - Cao đẳng hàng năm của nhà trường cũng đạt xấp xỉ 10%. Đặc biệt, trong kỳ thi Đại học - Cao đẳng năm 2006 vừa qua có những em đạt 28,5 điểm.

Thơng qua việc bồi dưỡng học sinh giỏi, chất lượng đội ngũ cũng được nâng lên rõ rệt. Kết quả chất lượng giáo dục mũi nhọn được cho trong bảng 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5: Chất lƣợng giáo dục mũi nhọn của trƣờng.

Năm học 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 Số giải học sinh giỏi 14 19 25 13 28 Tỉ lệ đỗ ĐH - CĐ 11% 8,5% 12% 11% 14,9%

Quản lý và xây dựng đội ngũ.

Là một trường mới thành lập nên đội ngũ giáo viên của trường có tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ, hầu hết mới ra trường. Điểm mạnh là lực lượng này có trình độ chun mơn khá tốt, hăng hái nhiệt tình, gắn bó với học sinh. Tuy nhiên điểm hạn chế là kinh nghiệm giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, hơn nữa đa số giáo viên là người địa phương khác nên chưa n tâm cơng tác, chưa gắn bó lâu dài với nhà trường vì vậy đội ngũ hàng năm biến động khá lớn. Trước khó khăn đó, nhà trường cùng các đồn thể quan tâm động viên cán bộ giáo viên phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, thực hiện tốt quy chế chuyên môn và kỷ luật lao động, hăng hái đăng ký thi giáo viên giỏi các cấp, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên 100% giáo viên của trường đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, khơng có giáo viên vi phạm nghiêm trọng quy chế chuyên môn và đạo đức nhà giáo.

Về xây dựng cơ sở vật chất.

Để nâng cao chất lượng giáo dục thì một trong những điều kiện quan trọng là phải từng bước đầu tư CSVC. Vì vậy trong những năm qua, mặc dù nguồn ngân sách nhà nước đầu tư còn hạn hẹp nhưng nhà trường đã tiết kiệm kinh phí, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, từng bước xây dựng CSVC nhà trường khang trang, hoàn thiện. Đến năm học 2005 - 2006

trường có tổng số 18 phịng học trong đó có 15 phịng kiên cố cao tầng, 3 phòng cấp 4. Tuy vậy, năm học 2006 - 2007 này nhà trường rất khó khăn về phịng học vì hiện nay trường có 35 lớp mà chỉ có 18 phịng học, trường phải tổ chức học kín trong hai ca. Dự kiến đến giữa năm học 2006 - 2007 trường sẽ được xây dựng thêm 6 phòng học cao tầng nữa với trị giá trên 1,2 tỉ đồng, bước đầu giải quyết khó khăn về phịng học trong thời gian trước mắt. Nhà văn phịng, thư viện, thí nghiệm có diện tích trên 500 m2. Tuy nhiên trang thiết bị phục vụ cho dạy và học cịn rất khó khăn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng trong những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông cẩm lý huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)