Sự hạn chế về nhận thức mà chúng ta nói ở đây là không chỉ giới hạn trong các đối tượng trực tiếp mà cịn có các đối tượng gián tiếp tham gia q trình giáo dục đạo đức học sinh như một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và một số lực lượng xã hội. Họ cho rằng nhiệm vụ chính của nhà trường là giáo dục văn hoá và cần tập trung mọi nỗ lực cố gắng vào nội dung này. Giáo dục đạo đức lối sống, lý tưởng cho học sinh thường bị coi nhẹ, cả nội dung và thời lượng dành cho hoạt động này đều chưa thoả đáng. Công tác quản lý của nhà trường còn tập trung nhiều cho bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi đại học, cao đẳng,
thi tốt nghiệp lớp 12,...sao cho đạt kết quả cao nhất và coi đó là thành tích nổi bật của nhà trường và như vậy là hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên chỉ quan tâm truyền tải nội dung mơn văn hố của mình, khơng quan tâm tới các vấn đề giáo dục khác, coi đó là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của các đoàn thể, của nhà trường. Họ rằng không vi phạm quy chế chuyên mơn, hồn thành kế hoạch bài giảng, thế là đủ. Bản thân học sinh và phụ huynh cũng chỉ chăm chăm lo học tập văn hố, học chính khố chưa đủ thì học thêm,... bao nhiêu cũng được. Nhưng nếu nhà trường chỉ tổ chức vài buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ, sinh hoạt tập thể mà học sinh rất ham thích và có tác dụng tích cực trong việc giáo dục toàn diện là phụ huynh, một số giáo viên phản đối vì cho rằng “ảnh hưởng đến học tập”. Hơn nữa, một bộ phận phụ huynh học sinh và một số lực lượng xã hội cho rằng việc giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của nhà trường. Học sinh ngoan hay hư hoàn toàn do ngun nhân từ phía nhà trường quyết định. Họ hình như là người vô can trong vấn đề này.
Những quan điểm phiến diện này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giáo dục đạo đức trong nhà trường.