- Nội dung và biện pháp thực hiện:
3.2.8. Giải pháp 8: Quản lý các lực lượng xã hội tham gia giáo dục đạo đức trên địa bàn
đức trên địa bàn
Xã hội là một trong ba môi trường quan trọng tham gia giáo dục đạo đức học sinh. Vì vậy chúng ta phải làm thế nào để huy động được các lực lượng xã hội có tiềm năng to lớn này vào cuộc cùng với nhà trường tham gia quá trình giáo dục học sinh.
- Mục tiêu:
Tranh thủ được các lực lượng xã hội như: Cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đồn thể, các cơ quan nhà nước và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn ủng hộ các chủ trương, biện pháp giáo dục của nhà trường và tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho công tác giáo dục của nhà trường. Đồng thời chúng ta phải làm tốt công tác tham mưu để các lực lượng này trực tiếp cùng chúng ta tham gia công tác quản lý giáo dục học sinh.
- Nội dung:
Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cho các thành viên tổ chức trong trường, cùng nhà trường liên hệ với chính quyền và các đoàn thể xã hội địa phương, với các lực lượng xã hội trên địa bàn để các lực lượng này vào cuộc cùng với nhà trường đóng góp cơng sức vào quá trình giáo dục. Muốn vậy, chúng ta phải gắn kết được mục tiêu giáo dục của nhà trường với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động để các lực lượng xã hội thấy rõ trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ này.
- Biện pháp:
Để hoạt động này đi vào chiều sâu, trước hết nhà trường thành lập ban chỉ đạo cơng tác XHH do một đồng chí trong BGH phụ trách, các uỷ viên là các đơng chí trưởng các đồn thể như chủ tịch Cơng đồn, Bí thư Đồn trường, giáo viên chủ nhiệm.
Trước hết, ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch phải đánh giá được tình hình kinh tế - xã hội - an ninh trật tự trên địa bàn. Kế hoạch chỉ rõ thực trạng đạo đức học sinh, mặt mạnh, mặt yếu, nêu lên được những khó khăn thuận lợi trong q trình giáo dục đạo đức của nhà trường. Kế hoạch cũng nêu được những cơng việc phải làm để khắc phục tình trạng trên và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội như thế nào. Bản kế hoạch cũng cần chỉ rõ các lực lượng xã hội trên địa bàn có thể huy động là những lực lượng nào, ở đâu.
Bước tiếp theo là tham mưu với Cấp uỷ và chính quyền cấp trên để có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuỗng. Phải có sự chỉ đạo của Huyện Uỷ, UBND huyện, của các tổ chức đoàn thể cấp trên đối với chính quyền và các đoàn thể, các ban ngành ở địa phương để các tổ chức này giúp đỡ, phối hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục.
Trong công tác huy động này, nhà trường luôn giữ vai trị chủ động. Sau khi có văn bản chỉ đạo của cấp trên hoặc chính quyền địa phương, nhà trường mở hội nghị chuyên đề về công tác giáo dục đạo đức, mời Cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành đồn thể các xã, các cơ quan trên địa bàn đến dự và cùng bàn các biện pháp phối hợp trong các hoạt động giáo dục. Hội nghị cần nêu được thực trạng tình hình đạo đức học sinh nhà trường, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng trên để trên cơ sở đó cùng bàn biện pháp khắc phục. Cần phân định trách nhiệm của nhà trường đến đâu, gia đình đến đâu và của các lực lượng thế nào. Sau đó phân cơng trách nhiệm cho các lực lượng và bàn cơ chế phối hợp hoạt động. Đồng thời nhà trường phải thường xuyên nắm bắt thông tin để kịp thời điều chỉnh những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Bên cạnh việc huy động sự tham gia của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, chúng ta phải hết sức chú ý đến các lực lượng xã hội khác như các nhà giáo đã nghỉ hưu, các đồng chí sĩ quan trong các lực lượng vũ trang, bác sĩ, kỹ sư, văn nghệ sĩ, nông dân,...tham gia tư vấn cho nhà trường, cho Đoàn TN, tham gia nói chuyện chuyên đề trong các buổi hoạt
động ngoại khoá, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh,...tuỳ theo từng chủ đề cụ thể. Lực lượng xã hội này có kiến thức chun mơn chuyên sâu nên hiệu quả giáo dục rất lớn nếu chúng ta biết huy động, khai thác tiềm năng to lớn này vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.