Cấu trúc nội dung theo tính chất phản ánh hiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán trong sách ngữ văn 11 theo hướng tiếp cận cấu trúc (Trang 39 - 44)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Yêu cầu vận dụng dạy học theo phƣơng pháp cấu trúc

2.1.1 Cấu trúc nội dung theo tính chất phản ánh hiện thực

2.1.1.1. Khái quát chung về nội dung trong tác phẩm văn học

Nội dung tác phẩm văn học vừa là cuộc sống đƣợc ý thức, vừa là sự đánh giá - cảm xúc đối với cuộc sống đó. Thứ nhất là cuộc sống đƣợc ý thức. Khái niệm này nhằm chỉ dung lƣợng trực cảm của tác phẩm. Ðó là sự thể hiện một cách sinh động và khách quan một phạm vi hiện thực cụ thể của đời sống với sự diễn biến của các sự kiện, sự thể hiện các hình ảnh, hình tƣợng, sự hoạt động và quan hệ giữa các nhân vật, suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật...Xuyên qua nội dung cụ thể của tác phẩm, ở một cấp độ cao hơn, sâu hơn là nội dung tƣ tƣởng (nội dung khái qt). Ðó chính là sự khái quát những gì đã trình bày trong nội dung cụ thể thành những vấn đề của đời sống và giải quyết những vấn đề ấy theo một khuynh hƣớng tƣ tƣởng nhất định. Nhƣ vậy, có thể nói nội dung của tác phẩm là toàn bộ những hiện tƣợng thẩm mĩ độc đáo đƣợc phản ánh bằng hình tƣợng thơng qua sự lựa chọn, đánh giá chủ quan của ngƣời nghệ sĩ, tức là tiếng nói riêng của nhà văn bao gồm những cảm xúc, tâm trạng, lí tƣởng, khát vọng của tác giả về hiện thực dó.

2.1.1.2. Tính chất phản ánh hiện thực quyết định giá trị của tác phẩm trong tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam( chương trình Ngữ Văn 11- cơ bản)

a. Giá trị hiện thực

Văn học hiện thực phê phán có giá trị đầu tiên là phản ảnh hiện thực. Nếu văn học là tấm gƣơng phản chiếu đời sống xã hội thì văn học hiện thực phê phán là tấm gƣơng sáng nhất. Đối với các bậc thầy của chủ nghĩa hiện

thực, phản ánh hiện thực có nghĩa là tìm kiếm các giá trị nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ của đời sống, lột trần các dối trá, phơi bày mọi ung nhọt, xé toạc mọi mặt nạ, là dấn thân vào tiến trình tiến bộ của xã hội. Các tƣ tƣởng đó đã diễn đạt khá đúng và hay về mối quan hệ giữa văn học và đời sống lịch sử trên tầm vĩ mơ, nghĩa là tồn bộ các sự kiện, nhân vật, tƣ tƣởng, tình cảm thể hiện trong văn học nghệ thuật đều là sự phản ánh của đời sống xã hội.

Giai đoạn văn học Việt Nam 1930-1945 có những ảnh hƣởng qua lại trên lĩnh vực ý thức hệ, những tác phẩm hiện thực chủ nghĩa trong các thời kỳ trƣớc và thời kỳ cận đại, đó là tiền đề giúp cho văn học hiện thực hình thành và phát triển. Văn học hiện thực thời kì này chính là nơi thể hiện những dịng suy nghĩ, tâm trạng của con ngƣời trƣớc thời cuộc, ở thời kỳ đó nơng thơn cũng nhƣ thành thị ngày càng bộc lộ những ung nhọt đang tấy lên trầm trọng, không thể nào che giấu đƣợc. Song song với chính sách bóc lột kinh tế nhằm bần cùng hóa nhân dân là chính sách khủng bố trắng nhằm đàn áp các cuộc khởi nghĩa, áp dụng chính sách độc quyền bóc lột kinh tế và chính sách đàn áp khủng bố nhằm làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt...Tất cả từ những yếu tố trên tạo tiền đề cho dịng văn học cơng khai, một dịng văn học hiện thực phê phán phát triển, nhằm đáp ứng những yêu cầu cơ bản của xã hội, đấu tranh cho giai cấp và đấu tranh cho dân tộc lúc bấy giờ, điển hình nhƣ các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...với các tác phẩm nổi tiếng: Chí

Phèo, Số đỏ,…

Truyện Chí Phèo của Nam Cao tập trung q trình bần cùng hóa và lƣu manh hóa của nơng dân nghèo trong thời kỳ xã hội thực dân nửa phong kiến, đồng thời lên án tố cáo giai cấp thống trị. Ngòi bút của Nam Cao đã hƣớng tới đối tƣợng nông dân và miêu tả cuộc sống hàng ngày, những cuộc đời quen thuộc ở quanh chúng ta. Nam Cao đã phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn xung đột, sự bất mãn sâu sắc của những con ngƣời của thời đại ơng với hồn cảnh

xã hội và chế độ chính trị đƣơng thời, những nhân vật của Nam Cao là những “con ngƣời nhỏ bé” những con ngƣời bình thƣờng trong cuộc sống hàng ngày. Truyện của Nam Cao hầu hết là những tấn bi kịch, bi kịch của cuộc đời nhân dân bị các tai nạn hạn hán, lụt lội làm cho cuộc sống gặp bao khó khăn, vất vả; nạn cƣờng hào địa chủ hà hiếp, bóc lột khiến cho cuộc đời bao ngƣời lƣơng thiện bỗng hóa thành những gã lƣu manh, quẫn bách. Nhà văn với một sự cảm thông lớn đã chăm chú quan sát cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Trong những hoàn cảnh nhƣ vậy, với một sức mạnh nghệ thuật đặc biệt, Nam Cao đã làm sống dậy những cuộc đời và số phận đặc biệt ấy, chính bởi những điều đó đã chi phối trong toàn bộ sáng tác của nhà văn hiện thực, từ cốt truyện, kết cấu, xung đột đến không gian và thời gian nghệ thuật, đề tài, ngôn ngữ giọng điệu. Tác giả cịn sử dụng ngịi bút của mình nhƣ một vũ khí đắc lực trên văn đàn cơng khai, một vũ khí nhanh gọn và lợi hại, đáp ứng những yêu cầu nóng hổi của xã hội, để tố cáo những thủ đoạn áp bức, bóc lột, những chính sách mị dân lừa dối, bịp bợm của bọn quan lại phong kiến, cƣờng hào, địa chủ ở thôn quê.

Tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng nói chung và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng đi sâu vào phê phán đả kích cái xã hội mà

theo cách gọi của tác giả là “chó đểu” nhằm lột tả bản chất xấu xa và đồi bại của xã hội lúc đó. Quan niệm văn chƣơng của Vũ Trọng Phụng trƣớc hết là quan niệm của một ngƣời lao động hành nghề văn chƣơng, sản xuất ra văn chƣơng. Với ông, sản phẩm văn chƣơng đƣợc làm ra là nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thân và thực hành chức năng xã hội đặc biệt của nó. Thực chất của hoạt động sáng tạo, cũng nhƣ bản chất và ý nghĩa của các hiện tƣợng văn chƣơng, theo Vũ Trọng Phụng chung quy là ở chỗ tìm kiếm, lý giải sự thật và nghĩa lý cuộc đời. Đối với Vũ Trọng Phụng, khi viết văn, dù là tác phẩm lớn hay nhỏ, dù theo thể loại nào thì ơng vẫn ln giữ vững quan điểm

cùng chí hƣớng nhƣ tơi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời” [23,3]. Từ quan điểm đó, nhất qn trong các tác phẩm của ơng, hiện thực đƣơng thời đƣợc hiện lên bằng sự tả thực cái xã hội khốn nạn, cơng kích cái xa hoa, dâm đãng của bọn ngƣời có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cƣỡng bức, muốn cho xã hội cơng bình hơn nữa, đừng có những chuyện ơ uế, dâm đãng..., một hiện thực vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu, vừa có chất liệu sự kiện ngồn ngộn, vừa thể hiện một cách nhìn nhất quán và đầy bản lĩnh. Điểm nhìn đầy sắc sảo cùng thái độ quyết liệt đã khiến cho các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng có ý nghĩa xã hội sâu sắc, đúng nhƣ Tố Hữu đã nhận xét: “Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực tại xấu xa, thối nát của xã hội lúc ấy”. Ơng đã đi vào từng ngóc ngách của cái xã hội nhố nhăng, đồi bại đƣơng thời với lối âu hóa, tƣ sản hóa một cách kệch cỡm, bệnh hoạn bên cạnh cuộc sống của vô số những ngƣời nghèo khổ. Với ông, văn học không thể tách rời cuộc sống, tuy “không yêu cầu văn học phải sao chép y nguyên cuộc sống, nhƣ thƣ kí trung thành của thời đại. Nhƣng nhà văn phải miêu tả cuộc sống với những bản chất cơ bản của nó. Khơng bao giờ văn học đƣợc quyền xa rời sự thật ở đời” [23,3]. Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tƣ sản thành thị đang đua đòi theo lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đƣơng thời. Ơng đả kích cay độc, đích đáng phong trào “âu hóa”, “thể thao”, “giải phóng nữ quyền” đang rầm rộ lúc bấy giờ. Những phong trào này nhân danh văn minh, tiến bộ, nhƣng thực chất là giả dối, bịp bợm và nằm trong âm mƣu của bọn thực dân, dẫn mọi ngƣời đến lối sống hƣ hỏng, phi nhân bản và chà đạp lên đạo đức truyền thống.

b. Giá trị nhân đạo

Bên cạnh giá trị hiện thực, văn học hiện thực phê phán cũng thể hiện tinh thần nhân đạo. Giá trị hiện thực là cơ sở cho giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Từ đó, giá trị nhân đạo góp phần thể hiện ý nghĩa phản ánh hiện thực của tác phẩm.

Tinh thần này càng bổ sung làm rõ hơn cho giá trị hiện thực trong các tác phẩm, nhất là trong truyện của Nam Cao. Truyện hiện thực đặc biệt là của Nam Cao luôn mang đậm giá trị nhân đạo, nhƣ trong tác phẩm Chí Phèo, tác giả tái hiện với sự thƣơng cảm sâu sắc. Chí là một ngƣời cơ độc, một kẻ mà mọi ngƣời coi khinh, khơng cho Chí làm ngƣời, ngay cả tiếng chửi của Chí thốt lên cũng khơng có ai thèm đáp lại. Chí Phèo và Thị Nở cả hai nhân vật này đều rất cô đơn sống trong xã hội bị mọi ngƣời hắt hủi. Bên cạnh sự thƣơng cảm, Nam Cao cịn có niềm tin mãnh liệt vào bản chất lƣơng thiện và tình u thƣơng của con ngƣời. Chí Phèo và Thị Nở đã gặp gỡ và có tình u nhờ có bát cháo hành, nhờ có đó mà họ nối kết với nhau và là động lực khao khát tình yêu và hạnh phúc, từ trong sâu thẳm tiềm thức của Chí. Thị nhƣ cái cầu đƣa Chí Phèo trở về từ cuộc sống thê thảm, tăm tối đến cuộc đời lƣơng thiện. Nam Cao tạo ra sự gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở rất thơ mộng và có duyên “Trăng đêm nay sáng hơn mọi đêm…khiến Thị Nở không sao ngủ nổi, cứ

lăn ra lăn vào trằn trọc” cịn Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở thì vơ vẩn nghĩ mãi,

từ đó Chí bắt đầu có ý thức, ý thức trở về chính mình. Tình u thƣơng nhƣ phép màu làm cho hai con ngƣời này xích lại gần nhau, tìm đến nhau, làm cho hộ đổi khác, biết rung động, biết lƣờm nguýt theo cái riêng của mình, trong con mắt của Chí xấu nhƣ e lệ thì rất có dun. “nghe hai tiếng vợ chồng thấy ngƣờng ngƣợng nhƣng lại thích thích”. Nam Cao đã nhìn thấy khát vọng âm thầm của ngƣời đàn bà tội nghiệp bị cả xã hội xa lánh nhƣ một con vật rất tởm. Khát vọng có hạnh phúc gia đình, tình u lứa đơi. Phải có một tâm hồn nhân đạo cao cả thì nhà văn mới nhìn thấy đƣợc những điểm nhƣ vậy, con ngƣời dù xấu đến nhƣ thế nào đi chăng nữa thì họ vẫn khao khát có đƣợc một mái ấm gia đình hạnh phúc. Nam Cao là nhà văn đã nhìn ra đƣợc những con ngƣời dƣới đáy xã hội mà các nhà văn lãng mạn ít nhìn thấy. Dù viết về đề tài nào, Nam Cao đều dựng lên bức

tranh chân thực về xã hội Việt Nam trƣớc cách mạng, đồng cảm, thƣơng xót với những đau khổ, bất hạnh của con ngƣời, đồng thời khẳng định phẩm chất của con ngƣời dù bị hồn cảnh chà đạp, vùi dập. Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo cao cả bao trùm sáng tác của ông. Nhƣ Nguyễn Văn Hạnh khẳng định trong bài Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện, xứng đáng (in trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm): “Chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao

khơng chỉ thể hiện ở lịng cảm thơng, xót thương cho những người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội mà còn ở những trăn trở, dằn vặt không nguôi trước cuộc sống vô nghĩa, bế tắc, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng đặt con người ở trung tâm cuộc sống, buồn cho con người mà vẫn tin ở con người, tin ở bản tính lành mạnh tốt đẹp của con người, nó địi hỏi con người không được thụ động, bng xi, mà phải tích cực, chủ động, có ý thức trách nhiệm về cuộc sống của mình”[23, 130]. Chính vì vậy mà Nam Cao đại diện cho chủ

nghĩa hiện thực giai đoạn 1930-1945.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán trong sách ngữ văn 11 theo hướng tiếp cận cấu trúc (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)