Kết quả thực nghiệm, nhận xét đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán trong sách ngữ văn 11 theo hướng tiếp cận cấu trúc (Trang 86)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3.3 Kết quả thực nghiệm, nhận xét đánh giá

Buổi học diễn ra trong thời gian 2 tiết (90 phút). Sau khi tiết học kết thúc, chúng tôi đã tiến hành nhận xét, đánh giá kết quả. Kết quả đạt đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng: Đánh giá của học sinh và giáo viên 11A1 trƣờng THPT Nguyễn Trãi- Ba Đình về hiệu quả của giáo án ứng dụng phƣơng pháp cấu trúc Hiệu quả buổi học Đánh giá của giáo viên

lớp 11A1

Đánh giá của học sinh lớp 11A1

Hiệu quả cao 90% 80%

Hiệu quả bình thƣờng 10% 20%

Khơng hiệu quả 0% 0%

Nhƣ vậy, với tiết học do chúng tôi thiết kế, cả giáo viên và học sinh đều có phản ứng tích cực. Đại đa số giáo viên và học sinh đều nhận xét giờ dạy đạt hiệu quả cao (giáo viên: 90%, học sinh: 80%). Khơng có giáo viên và học sinh nào nhận xét giờ học không hiệu quả. Đây là kết quả đáng mừng thể hiện sự thành công của việc áp dụng phƣơng pháp cấu trúc.

Trong khi tiến hành, chúng tơi có quan sát tinh thần thái độ học tập của học sinh. Điều đáng mừng là nhiều em làm việc nghiêm túc, tích cực, tỏ rõ sự yêu thích tác phẩm. Các em cung làm việc hết sức khoa học, đƣa ra những phần phân tích và thuyết trình rất logic. Trong suốt tiến trình buổi học, chúng tôi nhận thấy học sinh đã có những tiến bộ về kĩ năng phân tích tác phẩm văn học hiện thực phê phán. HS đã biết nhìn một cách bao quát tác phẩm, phát hiện ra cấu trúc chung rồi mới đi vào những chi tiết nhỏ. Việc phân tích chỉ dựa trên việc tóm tắt hay liệt kê sự kiện đã khơng cịn.

Ngoài việc phát phiếu thăm dò ý kiến của học sinh lớp 11A1 bằng hình thức làm bài kiểm tra để tìm hiểu hiệu quả và hạn chế của phƣơng pháp cấu trúc, chúng tơi cịn cho học sinh đánh giá những ƣu điểm và hạn chế của phƣơng pháp này bằng hình thức phỏng vấn và cho học sinh ghi vào giấy. Đại đa số học sinh đều nhận xét phƣơng pháp cấu trúc giúp giờ học trở nên khoa học, có logic, dễ ghi nhớ hơn. Từ cách phân tích một tác phẩm

mẫu, ta có thể phân tích nhiều tác phẩm tƣơng tự. Điều này tạo hứng thú cho học sinh trong học tập; tránh đƣợc sự nhàm chán. Học sinh đƣợc chủ động hơn trong học tập, giúp phát huy khả năng tƣ duy, giúp HS năng động, phát huy ý tƣởng của mình. Có em cho rằng từ học theo phƣơng pháp này, các em có thể nắm bắt thêm các kiến thức về lí luận văn học, giúp bài viết của mình sâu sắc hơn. Đồng thời, cách học dựa trên một cấu trúc xác định sẽ giúp các em nắm vững đƣợc những kiến thức cơ bản, hiểu sâu, hiểu kỹ bài hơn và sẽ nhớ lâu hơn. Có em thấy rằng sau khi học, mình cịn rèn luyện khả năng làm sơ đồ tƣ duy, bởi phƣơng pháp cấu trúc có mối liên hệ với loại bản đồ này. Qua những ý kiến của học sinh, chúng tôi nhận thấy các em nói rất tốt, chính xác những ƣu điểm của phƣơng pháp cấu trúc. Thông qua bản trƣng cầu ý kiến cũng nhƣ phần phỏng vấn trực tiếp sau khi kết thúc tết dạy, chúng tôi thấy giáo viên cũng có phản hồi tƣơng tự. Các thầy cơ đều cho rằng: Học tập theo phƣơng pháp cấu trúc giúp học sinh tƣ duy một cách khoa học hơn, đồng thời tri thức cũng đƣợc mở rộng, có chiều sâu của lí luận văn học. Nó mang lại khơng khí nghiên cứu tích cực, hào hứng. HS sẽ làm việc với tinh thần tích cực hơn. Tác phẩm, văn bản mà học sinh phát hiện ra cấu trúc sẽ đƣợc các em hiểu sâu và ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả cao trong thảo luận thì học sinh phải chuẩn bị bài soạn chu đáo trƣớc khi đến lớp.

Với tâm huyết thiết kế bài và qua tích lũy một vài kinh nghiệm hƣớng dẫn học sinh phƣơng pháp làm việc nhóm, quan tâm đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Ngữ văn, chất lƣợng bài kiểm tra của học sinh các lớp do tôi thực nghiệm đƣợc nâng lên rõ rệt. Biểu hiện cụ thể ở các mặt sau:

+ Đa số bài làm của các em đều đáp ứng đƣợc yêu cầu của bài học. Khi làm bài trắc nghiệm sau tiết học, 100% học sinh đạt điểm trên trung bình. Có nhiều học sinh đạt điểm tốt, điểm khá. Những ý kiến của các em đƣợc trình

bày trong phần bài kiểm tra đều cho thấy các em nắm vững bài học, rất ít bài viết lan man hoặc sơ lƣợc, nghèo ý. Quả thực, học theo phƣơng pháp cấu trúc giúp học sinh có cơ hội đƣợc nói, đƣợc trình bày những suy tƣ, kinh nghiệm... một cách tự nhiên. HS phải tự chọn lựa, sắp xếp từ ngữ để diễn đạt sao cho sáng rõ điều mình định nói, định viết chứ khơng phải nói lại, viết lại theo kiểu học thuộc những gì đã tiếp thu. Nhờ đó, HS đƣợc rèn luyện về kĩ năng diễn đạt, trình bày.

Sau đây là kết quả thống kê chất lƣợng bài viết kiểm tra sau khi học: Bảng: Kết quả thống kê chất lƣợng bài kiểm tra sau khi học bài “Chí Phèo” ở hai lớp 11A1 trƣờng THPT Nguyễn Trãi- Ba Đình.(có so sánh với lớp đối chứng 12A2) STT Lớp Tốt (9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Yếu (dƣới 5 điểm) 1 11A1 40% 55% 5% 0% 2 11A2 10% 30% 35% 25%

+ Từ sau buổi học, học sinh vẫn phân tích các tác phẩm, văn bản hiện thực phê phán theo hƣớng cấu trúc. Cả giáo viên và học sinh đều coi đây là một cách thức hay để tìm hiểu tác phẩm hiện thực phê phán nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung.

Có đƣợc kết quả trên là do chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp cấu trúc trong quá trình giảng dạy. Học sinh ở lớp thực nghiệm sẽ nhớ bài lâu hơn do kiến thức đƣợc trình bày có hệ thống, với nền tảng lí luận văn học chắc chắn, chứ không phải do giáo viên áp đặt. Từ thực tế khảo sát việc áp dụng phƣơng pháp cấu trúc trong giảng dạy tác phẩm hiện thực phê phán trong chƣơng trình Ngữ văn ở lớp 11, thông qua những số liệu thống kê trên tất cả các phƣơng diện, có thể khẳng định rằng: sử dụng phƣơng pháp cấu

trúc trong giảng dạy tác phẩm hiện thực phê phán trong chƣơng trình Ngữ văn ở lớp 11 nói riêng và trong giảng dạy Ng ữ v ăn nói c hun g có nhiều tác dụng tích cực đối với việc học của học sinh. Khả năng hiểu và vận dụng tri thức đƣợc thể hiện khá rõ qua các bài kiểm tra giữa và cuối đợt thực nghiệm, khả năng phân tích, tìm hiểu tác phẩm của học sinh có nhiều tiến bộ thể hiện rõ qua thực tế thảo luận, qua các bài viết tự luận... Đặc biệt, tính tích cực, chủ động học tập có bƣớc tiến đáng kể. Điều này biểu hiện rõ nét nhất ở tinh thần, thái độ học tập của HS khi tham gia học.

Việc giảng dạy tác phẩm hiện thực phê phán trong chƣơng trình Ngữ văn ở lớp 11 theo phƣơng pháp cấu trúc đã đem đến nhiều hiệu quả nhƣ mong muốn, nhất là đã rèn luyện cho học sinh nhiều kiến thức và kĩ năng cơ bản của mơn Ngữ văn. Tuy nhiên, để có đƣợc hiệu quả to lớn đó khơng phải chuyện đơn giản. Những thành công bƣớc đầu mà đạt đƣợc phải đánh đổi rất nhiều cơng sức và trí tuệ: giáo viên không ngừng chuyên cần, thiết kế và sáng tạo nhiều giáo án sử dụng phƣơng pháp cấu trúc có giá trị định hƣớng nguời học trong việc học bài mới; cịn học sinh thì tự lực phấn đấu để đi đến tri thức. Điều này khẳng định rằng: Sử dụng phƣơng pháp dạy học mới là một điều khó khăn, nhƣng để đạt đƣợc hiệu quả trong quá trình sử dụng lại càng khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, một khi đã quyết định sử dụng một phƣơng pháp dạy học mới nào đó thì cả GV và HS phải làm việc một cách nghiêm túc và khoa học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Có thể khẳng định, mục tiêu của mọi nền giáo trên thế giới đều giống nhau nhƣng nội dung, đặc biệt là hình thức và phƣơng pháp tiến hành để đạt mục tiêu đó là có sự khác nhau. Chúng ta đều biết, trong các môn học trong nhà trƣờng, môn Ngữ Văn là mơn học có thể áp dụng đƣợc nhiều phƣơng pháp mới, giúp học sinh phát triển tƣ duy. Vì vậy, hiện giờ, chúng ta cần thay đổi cách dạy Ngữ văn, nhất là cách dạy bài học văn xuôi hiện thực phê phán, bổ sung phƣơng pháp cấu trúc để học sinh đƣợc rèn luyện các kĩ năng hợp tác.

Qua việc nghiên cứu, thực nghiệm cụ thể, chúng tơi khẳng định, phƣơng pháp này có thể áp dụng thành công trong bài học văn xuôi hiện thực phê phán, trong đó có bài học Chí Phèo. Hiệu quả đạt đƣợc sau khi sử dụng phƣơng pháp này rất lớn. Nhờ sử dụng phƣơng pháp này, học sinh đã tự đọc tác phẩm cần tìm hiểu, tránh việc sao chép những quyển sách học tốt, sách giải. Điều này giúp học sinh nắm tác phẩm một cách trọn vẹn. Kế đến phải thấy rằng, sử dụng phƣơng pháp cấu trúc cịn rèn luyện cho các em tính khoa học, chặt chẽ, logic trong tƣ duy. Ngồi ra, chúng ta cịn phải kể đến tác dụng của phƣơng pháp này trong việc nâng cao năng lực cảm thụ của các em trong quá trình tiếp nhận văn chƣơng. Mặt khác, nhờ sử dụng phƣơng pháp cấu trúc mà giáo viên có bài dạy vững về nền tảng kiến thức và dễ dàng mở rộng, liên hệ.

Nhƣ vậy, qua những tác dụng và hiệu quả mà phƣơng pháp cấu trúc mang lại, chúng tôi tin rằng phƣơng pháp dạy học này sẽ đƣợc phát huy và nhân rộng hơn nữa trong ngành giáo dục nhằm mang lại một sự khởi sắc mới cho cả ngành giáo dục.

2. Khuyến nghị

Qua thực tiễn vận dụng, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: - Đối với nhà trƣờng:

+ Ban giám hiệu các trƣờng nên ủng hộ phƣơng pháp dạy học mới và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện phƣơng pháp đó.

+ Cần trang bị nhiều sách tham khảo cho giáo viên, nhất là sách thuộc mảng Lý luận văn học. Nếu có thể đƣợc, nhà trƣờng trang bị thêm nhều phịng nghe nhìn để giáo viên có điều kiện giảng dạy bằng cơng nghệ thông tin.

+ Có biện pháp khuyến khích giáo viên cải tiến phƣơng pháp trong giảng dạy. Đặc biệt ủng hộ tinh thần bằng các hình thức động viên, khen ngợi để họ dần dần thực hiện phƣơng pháp dạy học mới. Ban giám hiệu cần tạo ra những cuộc giao lƣu giữa các tổ chuyên môn trong một trƣờng nhằm học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về phƣơng pháp mới, hay; từ đó, điều chỉnh lại phƣơng pháp giảng dạy của mỗi giáo viên để bắt kịp đà đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của ngành giáo dục, của đất nƣớc. Ngồi ra, Ban giám hiệu có thể dự giờ bất kỳ giáo viên nào để nắm đƣợc tình hình giảng dạy, phƣơng pháp giảng dạy của từng ngƣời. Từ đó có thể đề xuất khen thƣởng, biểu dƣơng những ngƣời thực hiện tốt và tác động đến những giáo viên chƣa có sự đầu tƣ cho chun mơn, nhất là việc cải tiến phƣơng pháp giảng dạy.

+ Các trƣờng, các sở giáo dục cũng cần phát động phong trào thiết kế giáo án theo phƣơng pháp cấu trúc. Những giáo án chất lƣợng sẽ đƣợc trao giải thƣởng và đƣợc tiến hành thực nghiệm. Thực nghiệm tiến hành thuận lợi đồng nghĩa với việc phổ biến rộng rãi giáo án ra các trƣờng khác để mọi ngƣời cùng học hỏi.

- Đối với tổ chuyên môn:

đấu, bởi công sức đầu tƣ cho một tiết dạy theo phƣơng pháp mới vô cùng vất vả, nhọc nhằn.

+ Thỉnh thoảng, nếu thành viên nào trong tổ có sáng kiến hay về phƣơng pháp cấu trúc thì nên trao đổi với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.

+ Để có thể triển khai rộng và vững chắc, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng Việt Nam, một trong những yêu cầu cấp thiết là tiếp tục bồi dƣỡng, nâng cao hiểu biết và năng lực vận dụng phƣơng pháp này cho đội ngũ giáo viên. Tổ trƣởng nên phổ biến và tạo cơ hội áp dụng phƣơng pháp cấu trúc trong dạy học tác phẩm văn xuôi hiện thực lớp 11.

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên cần chủ động tự học, tự tìm hiểu tài liệu, kiến thức liên quan; trao đổi với đồng nghiệp, các nhà khoa học… để nâng cao kiến thức, cập nhật những đổi mới trong nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học. Thƣờng xuyên không ngại những khó khăn, khơng nề vất vả để đầu tƣ cơng sức, trí tuệ cho việc thiết kế các bài giảng theo phƣơng pháp cấu trúc. Trong quá trình thiết kế, nên tham khảo ý kiến các nhà nghiên cứu (bởi đây là phƣơng pháp tƣơng đối mới).

+ Trong bài dạy, nên áp dụng phƣơng pháp cấu trúc song hành với các phƣơng pháp, biện pháp khác để tạo hiệu quả lớn nhất, nhƣ áp dụng bản đồ tƣ duy, thảo luận nhóm,… Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, địi hỏi ngƣời giáo viên phải có tâm huyết nghề nghiệp; khơng ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để ngày càng nâng cao tay nghề hơn nữa.

- Đối với HS: cần tích cực tham gia vào việc tìm hiểu khi đƣợc giáo viên yêu cầu. Muốn làm tốt công việc này, các em phải đọc kĩ tác phẩm và soạn bài trƣớc khi đến lớp, phải mạnh dạn đƣa ra những ý kiến cá nhân khi tham gia thảo luận nhóm. Mỗi thành viên phải ln luôn ý thức đƣợc hai nhiệm vụ khi học hợp tác là thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và giúp các thành

viên trong nhóm mình hồn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của chúng tôi về đề tài này. Do thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những sai sót trong q trình thực hiện đề tài. Chúng tơi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ góc

độ thể loại”, Tạp chí Văn học (9), tr.28-31.

2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

3. Trần Thanh Bình (2007), “Mấy ý kiến về đọc hiểu văn bản văn học Việt

Nam lớp 10 chương trình chuẩn”, Tạp chí Dạy và học ngày nay (số 11).

4. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Trƣơng Đăng Dung, Nguyễn Cƣờng (chủ biên) (1990), Các vấn đề của

khoa học văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Đinh (2015), Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

học sinh qua một số tác phẩm truyện lớp 12 chương trình chuẩn, Sở

GDĐT Lạng Sơn.

8. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, NXB

Hôi Nhà văn, Hà Nội.

9. Phạm Văn Đồng (1986), Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn

diện, NXB Giáo Dục

10. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Nam Cao (1993), Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội.

12. Hoàng Cẩm Giang (2008), Luận án “Các khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ 21 từ góc nhìn cấu trúc thể loại”, ĐH

Quốc gia Hà Nội.

13. Quý Hiên (2013), Dạy - học môn ngữ văn: Thiếu thiết thực, thiếu cả văn chương, Website Khoa Ngữ Văn - Đại Học Sƣ Phạm TP.Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thị Diệu Hoa (2006), Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT, những vấn đề cập nhật, NXB Đại Học Sƣ Phạm.

15. Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh (2004), Phương pháp dạy học Văn,

NXB Đại Học Sƣ Phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán trong sách ngữ văn 11 theo hướng tiếp cận cấu trúc (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)