Cấu trúc nhân vật theo đặc điểm, tính cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán trong sách ngữ văn 11 theo hướng tiếp cận cấu trúc (Trang 50 - 61)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Yêu cầu vận dụng dạy học theo phƣơng pháp cấu trúc

2.1.3 Cấu trúc nhân vật theo đặc điểm, tính cách

2.1.3.1. Khái quát chung về nhân vật trong tác phẩm văn học

Điều cốt yếu đối với truyện ngắn là nhân vật. Nhân vật là con ngƣời hoặc sự vật đƣợc nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phƣơng tiện văn học. Nhân vật truyện ngắn có thể là con ngƣời có tên, có thể là những ngƣời khơng có tên hay có thể là một đại từ nhân xƣng nào đó (nhƣ tơi, ta,...). Trong nhiều trƣờng hợp, khái niệm nhân vật đƣợc sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tƣợng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật có tính ƣớc lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng...Những dấu hiệu đó thƣờng đƣợc giới thiệu ngay từ đầu và thông thƣờng, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Nhân vật có thể đƣợc miêu tả kỹ hay sơ lƣợc, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thƣờng xuyên hay từng lúc, giữ vai trị quan trọng nhiều, ít hoặc khơng ảnh hƣởng nhiều lắm đối với tác phẩm.

2.1.3.2. Cấu trúc nhân vật theo đặc điểm tính cách trong tác phẩm văn xi hiện thực phê phán Việt Nam (chương trình Ngữ văn lớp 11- cơ bản)

Có thể nói , các nhà văn đã rất nỗ lực trong việc đổi mới quan niệm và cách xây dựng hình tƣợng con ngƣời. Văn học cổ thƣờng xây dựng các nhân vật có chức năng thực hiện quan điểm thẩm mỹ truyền thống trên cơ sở “văn dĩ tải đạo”. Đây là kiểu nhân vật điển hình của một phƣơng diện, điển hình về loại, chƣa phải là điển hình về tính cách. Văn học lãng mạn lại chú ý đến cái riêng, đến cá tính, tâm trạng bên trong của nhân vật. Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực lại là con ngƣời bình thƣờng, con ngƣời lịch sử cụ thể. Văn học hiện thực đã phản ánh nhân vật nhƣ một tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình tạo nên nghệ thuật đặc sắc của văn học hiện thực phê phán. Văn học hiện thực tăng cƣờng tính cách cho các nhân vật, xa rời mẫu hình ƣớc lệ, tƣợng

trƣng. Khác xa với văn học trung đại, nhân vật trong văn xuôi hiện thực phê phán đã trở thành yếu tố chính để nhà văn bộc lộ tƣ tƣởng. Trong tác phẩm văn học việc phản ánh mâu thuẫn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống xã hội ở một thời kỳ nhất định phải thơng qua việc xây dựng các tính cách nhân vật, tƣ tƣởng tình cảm và hành động và mối quan hệ nhiều mặt của các nhân vật. Điển hình hóa là thành tựu nghệ thuật nổi bật của chủ nghĩa hiện thực phê phán, là đặc trƣng cơ bản để phân biệt chủ nghĩa hiện thực phê phán với chủ nghĩa lãng mạn. Bản chất của điển hình hóa là một phƣơng thức để tạo ra hình tƣợng nghệ thuật, để cây dựng nhân vật điển hình. Trong nghĩa hẹp, điển hình hóa là hình thức khái qt hóa đặc trƣng của phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, hình thành trên cơ sở quan sát tính lắp đi lắp lại tƣơng đối ổn định của các hiện tƣợng tính cách và q trình cuộc sống cùng loại trong thực tế. Nó là một kiểu xây dựng nghệ thuật mới, góp vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam, đặc biệt ở phƣơng diện khám phá mâu thuẫn thời đại. Có thể thấy điều này qua nhân vật điển hình Chí Phèo. Chí Phèo là một sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột ở nơng thơn nƣớc ta trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945. Đó là hiện tƣợng ngƣời lao động lƣơng thiện bị đẩy vào con đƣờng lƣu manh dần dần bị tha hoá. Với tác phẩm Chí Phèo,

Nam Cao khơng chỉ thành cơng về mặt ý nghĩa, giá trị nội dung mà về nghệ thuật cũng vô cùng đặc sắc. Bằng nghệ thuật điển hình hóa của tác giả, ngƣời ta vẫn nhận ra trong cuộc sống này thấp thống hình ảnh những ngƣời nơng dân cùng đƣờng nhƣ Chí Phèo, hình ảnh những tên cƣờng hào ác bá nơi làng quê nhƣ Bá Kiến... Cách viết đầy tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy tƣ vừa đằm thắm yêu thƣơng trong tác phẩm đã thêm một lần nữa khẳng định đƣợc tài năng bậc thầy của Nam Cao. Ông xứng đáng đƣợc coi là một nhà văn lớn giàu sức sáng tạo, có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX và trở thành một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lƣu văn học hiện thực phê phán trƣớc 1945.

Ngoài ra, trong các tác phẩm hiện thực phê phán Việt Nam trong chƣơng trình Ngữ văn 11, ta sẽ thấy các kiểu nhân vật sau :

- Kiểu nhân vật bị tha hóa nhƣng khơng chấp nhận tha hóa đến cùng: Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao tiêu biểu cho kiểu loại nhân vật này. Trong tác phẩm của Nam Cao, kiểu con ngƣời tha hóa đƣợc khai thác một cách tồn diện và triệt để. Tha hóa và chống lại tha hóa, các nhân vật đã phải trả một cái giá rất đắt cho chính mình. Nam Cao đã cố gắng đi tìm những nét đẹp cịn ẩn sâu trong tâm hồn của những con ngƣời bị tha hóa- một quan niệm rất tiến bộ của các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam.

- Kiểu nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị tự lao vào tha hóa đến mất hết tính ngƣời: Sự phân biệt nhân vật phản diện, chính diện gắn với sự ra đời của giai cấp trong xã hội. Với hình tƣợng Bá Kiến, Nam Cao có điều kiện lách sâu vào ung nhọt xã hội. Ngòi bút của các nhà văn trở thành vũ khí chiến đấu, giáng vào đầu bọn quan tham lại nhũng, địa chủ phong kiến, tƣ sản mại bản những đòn hiểm. Những hình tƣợng điển hình về nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam đã miêu tả đúng đắng những quan hệ thực tế, nó phá vỡ đƣợc những ảo tƣởng có tính chất quy ƣớc và đang thống trị nó về bản chất của các quan hệ này.

- Kiểu nhân vật “hãnh tiến” – tha hóa ngƣợc: Xn tóc đỏ là một nhân vật tính cách, một nhân vật điển hình của chủ nghĩa hiện thực, có tính cách phong phú và đa dạng, tiêu biểu cho loại ngƣời hạ lƣu, vơ học, nhờ hồn cảnh “xã hội bát nháo” đã tạo điểu kiện cho hắn tiến thân trở thành một kẻ “nổi tiếng”. Nó là một nhân vật tiến lên trong xã hội tƣ sản hoàn toàn bằng con đƣờng gian trá, bịp bợm. Hoàn cảnh đã tạo điều kiện rất thuận lợi để Xuân bƣớc tới vinh hoa, phú q, rồi chính nó khai thác triệt để vận đỏ của nó.

Để tái hiện nhân vật, các tác phẩm hiện thực phê phán thƣờng xây dựng nhân vật trong sự va chạm giữa tính cách và hồn cảnh tiêu biểu của đời sống

làm đối tƣợng khai thác thẩm mỹ. Do đó, tính cách của chủ nghĩa hiện thực là tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình, giữa hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hồn cảnh điển hình của chủ nghĩa hiện thực phê phán chủ yếu là hồn cảnh xấu, hồn cảnh bóp chết hạnh phúc của con ngƣời, làm biến dạng con ngƣời. Tính cách của các nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực phê phán là tính cách chống đối lại hoàn cảnh đó, hoặc vùng vẫy chống lại hoàn cảnh nhƣng đều bị hồn cảnh làm cho thất bại, chƣa ai có thể thành cơng trong việc cải tạo hoàn cảnh mà thƣờng bị hoàn cảnh chi phối, lấn át. Các tác phẩm Số đỏ, Chí Phèo đã tạo ra đƣợc các hồn cảnh điển hình nổi bật, tạo điều kiện cho các tính cách phát.

Vì coi trọng tính cách nhân vật nên các nhà văn hiện thực tái hiện con ngƣời đa chiều, điều này thấy rõ nhất qua tác phẩm Chí Phèo. Nếu nhƣ các

nhà văn hiện thực lớp trƣớc của Nam Cao phần nhiều xây dựng các tác phẩm của mình thể hiện trên bình diện đạo đức hoặc bình diện xã hội, nhất quán tính cách từ đầu đến cuối truyện, hệ thống nhân vật đƣợc phân biệt giữa thiện và ác thì Nam Cao tìm cho mình một hƣớng thể hiện riêng rất độc đáo. Thế giới nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo khơng gồm hai tuyến chính diện, phản diện đƣợc phân biệt rạch rịi. Các nhân vật cũng khơng có sự thống nhất đơn giản giữa diện mạo và phẩm chất. Nhân vật dƣới ngòi bút của Nam Cao thƣờng luôn đa dạng và phức tạp, rất gần với cuộc đời bởi ơng khơng nhìn ngƣời nơng dân một cách giản đơn, phiến diện mà đa diện, nhiều điểm nhìn. Ơng xây dựng nhân vật bằng cách đặt nhân vật trong sự đa chiều về tính cách, chịu sự quy định của hoàn cảnh và các mối quan hệ xã hội khác. Vì vậy trong tác phẩm của Nam Cao tính cách của nhân vật khơng bao giờ đơn chiều, ổn định. Chính điều đó đã tạo nên một phong cách độc đáo trong sáng tác nghệ thuật của Nam Cao.

Để thể hiện cá tính của nhân vật, Nam Cao còn đi vào miêu tả nội tâm nhân vật. Với phong cách nghệ thuật độc đáo Nam Cao đã thể hiện tài năng bậc thầy trong việc thể hiện tâm lý nhân vật. Ngịi bút Nam Cao có khả năng miêu tả trực tiếp cả quá trình vận động và phát triển tâm lý, tính cách nhân vật. Sức mạnh và chiều sâu của chủ nghĩa tâm lý trong sáng tác của Nam Cao cịn đƣợc thể hiện ở chỗ q trình tâm lý của nhân vật đƣợc ơng thể hiện nhƣ là q trình đấu tranh, sự chuyển hóa lẫn nhau của những mâu thuẫn, những mặt đối lập trong thế giới tâm hồn của mỗi con ngƣời. Xung đột chủ yếu trong những tác phẩm của Nam Cao là xung đột của thế giới nội tâm nhân vật. Và những sự kiện cũng đƣợc triển khai chủ yếu trên cái nền xung đột bên trong đó. Đối với Nam Cao, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cố mà là con ngƣời trƣớc sự kiện, biến cố. Cho nên ông thƣờng tập trung miêu tả, phân tích đời sống tinh thần bên trong của nhân vật hơn là miêu tả những sự việc, biến cố bên ngoài của sự sống. Trong hầu hết các sáng tác của Nam Cao các sự kiện, biến cố nói chung đều đƣợc miêu tả trong sự ảnh hƣởng của chúng tới tâm hồn nhân vật. Ông lấy thế giới nội tâm nhân vật làm đối tƣợng chính của sự miêu tả. Hƣớng ngịi bút của mình vào việc khám phá con ngƣời trong con ngƣời, miêu tả và phân tích mọi biểu hiện, mọi chuyển biến trong thế giới tâm hồn của nhân vật. Hƣớng ngòi bút vào thế giới bên trong của con ngƣời, miêu tả tâm lý trong chiều sâu của sự vận động và phát triển của nhân vật là đóng góp nổi bật của Nam Cao về phƣơng diện nghệ thuật. Tài năng miêu tả tâm lý của Nam Cao thể hiện ở chỗ ơng có khả năng nắm bắt những biến thái tinh vi, những rung động tinh tế trong tâm hồn con ngƣời. Ơng là một nhà văn có biệt tài khi miêu tả những trạng thái tâm lý phức tạp, những hiện tƣợng lƣỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cƣời, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, hiền với dữ, giữa con ngƣời với con vật. Điều đó xuất phát từ quan điểm nghệ thuật về con ngƣời của Nam Cao. Ông quan niệm: “Sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống cũng là hành động

nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động. Bản tính cốt yếu của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng. Cảm giác càng mạnh, càng linh diệu, tư tưởng càng dồi dào càng sâu sắc thì sự sống càng cao”. Ơng ln đề cao con ngƣời tƣ tƣởng, đặc biệt chú ý tới hoạt

động bên trong của con ngƣời, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài.

Với tài năng bậc thầy, Nam Cao đã diễn tả cụ thể, sâu sắc diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trong truyện. Ở đó, Nam Cao đã sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và thủ pháp nghệ thuật để thể hiện tâm lý nhân vật. Trong số những nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam, Nam Cao là ngƣời sử dụng thành công nhất bút pháp biểu hiện nội tâm để diễn tả chân thực những suy nghĩ sâu kín nhất trong tâm hồn con ngƣời. Điều này thể hiện trong đoạn miêu tả Chí chửi. Chí là một ngƣời cơ độc, một kẻ mà mọi ngƣời coi khinh, khơng cho Chí làm ngƣời, ngay cả tiếng chửi của Chí thốt lên cũng khơng có ai thèm đáp lại. Tiếng chửi đƣợc miêu tả ngay từ đầu đã chứng minh cho điều đó. Mở đầu truyện ngắn Chí Phèo hình ảnh Chí đã đƣợc miêu tả là kẻ say rƣợu và “ vừa đi vừa chửi”. Hắn “chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại”, chửi “ không biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn làm cho hắn khổ đến nơng nỗi này”…Điên khùng vì tuyệt vọng và bị cơ lập trƣớc đồng loại, hành động đó nhƣ lý giải cho một điều tâm trạng của Chí lúc này đang rơi vào trong tuyệt vọng vơ cùng, dƣờng nhƣ khơng có lối thốt, hắn càng chửi thì cả làng càng chừa cái mặt hắn ra, bằng cách cả làng im lặng và nhƣ vậy càng làm cho hắn điên lên “thành thử chỉ có hắn và ba con chó”. Hắn nhƣ đang sống trong một thế giới mà chỉ có mình hắn , một thế giới mà ở đó khơng có tình ngƣời, cơ đơn vắng lặng. Chí khao khát đƣợc giao hịa với mọi ngƣời nhƣng điều đó khơng đƣợc vì mọi ngƣời khơng coi Chí là ngƣời. Đối với hắn, cơ độc “cịn đáng sợ hơn

dân bị tha hóa, bị loại ra khỏi xã hội lồi ngƣời. Nó cịn thể hiện rõ sau khi Chí gặp thị Nở. Thị Nở với bát cháo hành tình nghĩa đã làm sống dậy bản chất lƣơng thiện trong con ngƣời Chí. Sau bao nhiêu năm ngập sâu trong vũng bùn tội lỗi, giờ đây Chí Phèo lại khát khao trở về với cuộc sống lƣơng thiện. Hay khi bị cự tuyệt, Chí đã thức tỉnh và tự ý thức để hoàn thành q trình đấu tranh hồn thiện nhân cách câu hỏi xuất phát từ chính lịng mình: “Ai cho tao lƣơng thiện? làm thế nào để cho mất đi đƣợc những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là ngƣời lƣơng thiện nữa”. Câu hỏi nhƣ một lời khẳng định, Chí khơng thể làm ngƣời lƣơng thiện đƣợc nữa. Chí ý thức đƣợc rằng sự lƣơng thiện đó sẽ khơng bao giờ đến với mình, nó khơng dung nạp một ngƣời nhƣ Chí. Chí đã vƣợt qua đƣợc con đƣờng tội lỗi của dịng xốy cuộc đời vậy mà cuộc đời quay lƣng khơng nhìn nhận Chí là ngƣời bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác, cho Chí tìm về nhân cách trong sạch của chính mình. Nam Cao đã sử dụng nhiều thủ pháp, nhiều phƣơng tiện để miêu tả tâm lý nhân vật, tạo nên một chủ nghĩa tâm lý trong sáng tác của ơng. Ngồi miêu tả trực tiếp, Nam Cao còn sử dụng thiên nhiên làm phƣơng tiện để thể hiện trạng thái tâm lý của nhân vật. Cảnh vật thiên nhiên qua ngịi bút của ơng khi thì hiện lên trong sắc thái tƣơng phản, lúc lại hòa hợp với tâm trạng nhằm khắc họa rõ nét tâm trạng của nhân vật. Khung cảnh thiên nhiên đƣợc cảm nhận qua đơi mắt của Chí Phèo sau khi thức tỉnh: “ tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…” là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống mà bấy lâu nay Chí Phèo

khơng nhận thấy, giờ trở thành tiếng gọi tha thiết kéo Chí Phèo trở lại với cuộc sống lƣơng thiện, đánh thức khát khao lƣơng thiện trong tâm hồn Chí. Nhƣ vậy những cảnh vật thiên nhiên trong truyện của Nam Cao thƣờng gắn liền với tâm trạng của nhân vật. Nó là phƣơng tiện quan trọng góp phần khắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán trong sách ngữ văn 11 theo hướng tiếp cận cấu trúc (Trang 50 - 61)