Các liệu pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khó khăn trong quá trình sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi đối với trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm luận văn ths tâm lý học (Trang 28 - 31)

1.2 .Vị thành niên và trầm cảm vị thành niên

1.2.2 .Trầm cả mở vị thành niên

1.3. Liệu pháp trị liệu cho trầm cảm

1.3.1. Các liệu pháp

Mặc dù có nhiều cách thức can thiệp cho bệnh trầm cảm trong lịch sử. Hai liệu pháp phổ biến nhất can thiệp có hiệu quả đối với bệnh trầm cảm tính tới thời điểm hiện tại và được sử dụng rộng rãi nhất đó là can thiệp sinh học (sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm) và can thiệp tâm lý (trong đó nhiều bằng chứng chỉ rõ sự vượt trội trong hiệu quả điều trị của liệu pháp nhận thức hành vi)

1.3.1.1. Liệu pháp sinh học

Can thiệp trầm cảm bằng các loại thuốc chống trầm cảm được xem là một liệu pháp có hiệu quả và được chấp nhận rộng rãi. Hiện tại có ba loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến: MAOIs, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và SSRIs. Từ trước đến nay, MAOIs tỏ ra có hiệu quả hợp lí, gây ra những thay đổi rõ rệt trong khoảng 50% người sử dụng nó. Tuy nhiên những nguy hiểm liên quan đến cách sử dụng loại thuốc này khiến cho chúng ít được dùng cho đến khi các loại thuốc đều sẵn có. Hiện giờ 2 loại thuốc chính thường được sử dụng là thuốc chống trầm cảm 3 vịng và SSRIs. Hai loại này

có tác dụng gần như nhau, khoảng 60 – 65% người sử dụng cho thấy sự cải thiện đáng kể về khí sắc. Điểm mạnh của SSRIs thể hiện trong thống kê về tác dụng phụ của nó. Rocca và các đồng nghiệp (1997) đã thông báo rằng 56% người sử dụng phàn nàn về hiện tượng khô miệng trong quá trình dùng thuốc chống trầm cảm 3 vịng, so với tỉ lệ 8 % đối với SSRIs. Báo cáo về tỉ lệ người bị táo bón lần lượt là 39% đối với thuốc chống trầm cảm 3 vòng và 8% đối với SSRIs. Anderson (1998) thông báo rằng 14% người sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vịng do những tác dụng phụ của nó có hại, tỉ lệ này ở người sử dụng SSRIs là 9%. Dù bất cứ loại thuốc nào, việc quan trọng là phải duy trì chế độ dùng thuốc trong một vài tháng, sau khi thuốc đã có hiệu quả, bởi có gần 50% người sử dụng tái phát trong vòng 1 năm nếu quá trình sử dụng thuốc của họ dừng đột ngột.

1.3.1.2. Các điều trị tâm lí

Các điều trị tâm lí đóng vai trị quan trong điều trị trầm cảm đặc biệt ở trẻ em và tuổi VTN. Tri liệu tâm lí cịn có ý nghĩa phịng ngừa tái phát trầm cảm và phục hồi chức năng học tập, xã hội cho trẻ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở những bệnh nhân trầm cảm nặng, người ta chưa thấy sự khác nhau về hiệu quả điều trị giữa nhóm dùng thuốc trầm cảm đơn thuần với nhóm kết hợp thuốc chống trầm cảm với trị liệu tâm lí.

1.3.1.3. Liệu pháp gia đình

Nghiên cứu đặc điểm gia đình, thơng qua đó có thể tìm hiểu các mâu thuẫn, các tình huống xung đột, các mối quan hệ các nét văn hóa và phương pháp giáo dục truyền thống trong gia đình, các phương pháp phản ứng tâm lí của bệnh nhân và gia đình.... Các yếu tố này là nguyên nhân hay yếu tố thúc đẩy các rối loạn tâm lí hay trầm cảm của bệnh nhân.

Cùng với các thành viên trong gia đình giải quyết tháo gỡ các xung đột, mâu thuẫn. Thảo luận giữa các thành viên trong gia đình, tạo sự hiểu biết gắn bó, hợp tác với NTL giúp các em thốt khỏi trạng thái trầm cảm.

Q trình điều trị tâm lí cần tiến hành đồng thời với trẻ và các thành viên khác trong gia đình, phải tiến hành thường xuyên, liên tục và liên tục được củng cố.

1.3.1.4. Trị liệu nhóm

Đóng kịch, thảo luận nhóm là một phương pháp hay được áp dụng ở trẻ em. Thông qua đóng kịch, trẻ được đóng vai bệnh nhân, NTL.... các em sẽ thể hiện được nhiều cảm xúc, cũng như thái độ cư xử của mình giúp cho NTL nhận diện rõ các vấn đề của trẻ. Đây là một liệu pháp điều trị có giá trị, làm giảm đáng kể các triệu chứng lo âu, trầm cảm.

1.3.1.5. Liệu pháp vẽ tranh

Vẽ tranh vừa nhằm tìm hiểu tâm trạng của bệnh nhân, vừa là một phương pháp giải tỏa bớt lo âu trầm cảm. Tùy từng bệnh nhân, lứa tuổi, từng giai đoạn có thể áp dụng các chủ đề vẽ khác nhau, thời gian điều trị thường kéo dài.

1.3.1.6. Sốc điện

Sốc điện ít được áp dụng điều trị trầm cảm ở trẻ VTN. Liệu pháp này được lựa chọn khi mức độ trầm cảm nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng cần một đáp ứng nhanh để tránh hành vi nguy hiểm do trầm cảm gây ra, hoặc khi điều trị bằng liệu pháp hóa dược khơng hiệu quả. Trong trường hợp đó sốc điện là liệu pháp an tồn hiệu quả, các triệu chứng được cải thiện nhanh trong thời gian ngắn (vài ngày).

1.3.1.7. Các liệu pháp điều trị toàn diện

- Nâng cao thể trạng, chống suy kiệt cơ thể

- Chế độ ăn được đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp, bổ sung vitamin, khoáng chất

- Các phương pháp dự phòng hành vi tự gây tổn thương và tự sát

- Dự phòng nguy cơ chuyển thành hưng cảm khi sử dụng các thuốc chống trầm cảm (CTC).

1.3.1.8. Một số liệu pháp khác

 Liệu pháp kích thích xuyên sọ

 Liệu pháp kích thích dây thần kinh phế vị  Liệu pháp kích thích sâu não

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khó khăn trong quá trình sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi đối với trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm luận văn ths tâm lý học (Trang 28 - 31)