TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khó khăn trong quá trình sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi đối với trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm luận văn ths tâm lý học (Trang 41 - 42)

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hoá hành vi cũng như những khó khăn khi áp dụng những kỹ thuật này trên VTN trầm cảm.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Để làm rõ đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành (a) phỏng vấn 5 chuyên gia có kiến thức về trị liệu tâm lý nói chung và liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi nói riêng cho VTN có rối nhiễu trầm cảm; (b) can thiệp trực tiếp trên 5 bệnh nhân tuổi từ 10 đến 19 tuổi (có sử dụng hai kỹ thuật đã nêu trên), đến từ các địa phương trong nước, được bác sỹ Tâm thần chẩn đoán RLTC, Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm, trầm cảm sau sang chấn, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn trầm cảm tái diễn và được phỏng vấn lâm sàng bởi nhà trị liệu tâm lý. Tất cả các bệnh nhân này được khám và điều trị nội ngoại trú tại Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai.

Khi có bệnh nhân trong độ tuổi 10 đến 19 tuổi, được chẩn đoán RLTC theo tiêu chẩn chẩn đoán ICD – 10. Bác sỹ sẽ kê thuốc chống trầm cảm và giải lo âu, và phải có chỉ định kết hợp trị liệu tâm lý.

- Giới thiệu NTL và giới thiệu bệnh nhân với NTL

- Giới thiệu vấn đề hay lí do mà bệnh nhân đến khám bệnh - Vai trò của trị trị liệu tâm lý

- NTL và bệnh nhân có buổi gặp đầu tiên (trao đổi về vấn đề của bệnh nhân, vấn đề đạo đức trong TL, lên lịch TL tại bệnh viện)

2.1.3. Tiêu chuẩn bệnh nhân để thực hiện hai kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi thức và hoạt hóa hành vi

Bệnh nhân được chọn vào nhóm thực nghiệm phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán RLTC của bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về

các rối loạn tâm thần và hành vi của Tổ chức Y tế Thế giới ( ICD- 10) năm 1992. Bao gồm:

- Các giai đoạn trầm cảm ở mục F32. Gồm có: Giai đoạn trầm cảm nhẹ ( F32.0), giai đoạn trầm cảm vừa ( F31.1), giai đoạn trầm cảm nặng, khơng có các triệu chứng loạn thần (F32.3), giai đoạn trầm cảm nhẹ có các triệu chứng loạn thần ( F32.4)

- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở mục F31. Gồm có: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (F31.3); Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng khơng có triệu chứng loạn thần (F31.4)

- Rối loạn trầm cảm tái diễn ở mục F33. Gồm có: Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện giai đoạn nhẹ ( F33.0); Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện giai đoạn vừa ( F31.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khó khăn trong quá trình sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi đối với trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm luận văn ths tâm lý học (Trang 41 - 42)