.Tiêu chuẩn loại trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khó khăn trong quá trình sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi đối với trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm luận văn ths tâm lý học (Trang 43 - 46)

Không đưa vào nghiên cứu những trường hợp sau:

- Những bệnh nhân không đồng ý tham gia, hoặc không tuân thủ các yêu cầu của nghiên cứu.

- Tâm thần phân liệt cảm xúc: Nhiều trường hợp có tính chất đồng bệnh lý, vừa có biểu hiện của tâm thần phân liệt vừa có biểu hiệ trầm cảm, khó phân biệt giữa trầm cảm loạn thần và tâm thần phân liệt cảm xúc.

- Trẻ mắc các bệnh thực thể nặng: ung thư, chấn thuong sọ não v.v....thương có triệu chứng trầm cảm.

- Trẻ có biểu hiện tình trạng nghiên chất như: rượu, ma túy v.v......

2.1.6. Yêu cầu khách thể nghiên cứu

Bệnh nhân được chọn vào nhóm nghiên cứu phải đáp ứng các yêu cầu: - Bệnh nhân khám tại phịng khám của Viện sức khỏe tâm thần sau đó được theo dõi điều trị ngoại trú

- Bệnh nhân đã khám và đang điều trị nội trú tại viện

- Có thời gian điều trị nội trú ít nhất là 2 tuần và sau đó điều trị ngoại trú - Bệnh nhận và bố mẹ bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

- Bệnh nhân và gia đình phải tuân thủ các các yêu cầu của quá trình nghiên cứu.

2.2. Quy trình can thiệp

Dựa trên việc tham khảo nội dung các chương trình can thiệp nhận thức hành vi cho bệnh nhân trầm cảm nói chung và VTN bị trầm cảm nói riêng chúng tơi tự thiết kế một quy trình can thiệp cho nghiên cứu này. Tuy rằng thời gian trung bình của một quy trình trị liệu nhận thức hành vi cho VTN bị trầm cảm thường kéo dài từ 14 đến 16 buổi nhưng do giới hạn về thời gian thu thập số liệu cho luận văn không đủ, chúng tôi đề xuất một quy trình can thiệp cho VTN trầm cảm gồm 8 buổi với nội dung từng buổi được mô tả ngắn gọn trong bảng 1 dưới đây

Bảng 2.1: Những nội dung chính trong các phiên trị liệu nhận thức hành vi cho VTN bị trầm cảm ở Viện Sức khoẻ Tâm thần – Bệnh viên Bạch Mai

Buổi Mục đích chung Nội dung chi tiết

Buổi 1 Giáo dục chung về trầm cảm

Thực hiện hoạt động có ích để cải thiện tâm trạng

- Giúp bệnh nhân có cái nhìn tổng qt về các liệu pháp trong chương trình

- Hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động và tâm trạng

- Chọn một hoạt động mà bệnh nhân vẫn có thể thực hiện được

- Sử dụng thang đo: BDI và RADS Buổi 2 Thực hiện hoạt

động mới để cải thiện tâm trạng

- Tìm cách để thực hiện các hoạt động ngay cả khi bệnh nhân khơng thích các hoạt động

- Đưa ra một số lí do tại sao bệnh nhân có thể thích hoạt động đó

- Bệnh nhân cam kết thực hiện một số hoạt động mới

Buổi 3 Vượt qua trở ngại để thực hiện hoạt động có lợi cho sức khỏe

- Xác định các trở ngại khi bệnh nhân bắt đầu thực hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe

- Học cách làm thế nào để vượt qua trở ngại Buổi 4 Vượt qua trở ngại

để thực hiện hoạt động có lợi cho sức khỏe (tiếp)

- Học cách làm thế nào để tạo cân bằng trong cuộc sống với rất nhiều các hoạt động khác nhau

- Hiểu được sự khác biệt giữa dự đốn sự thích thú trước khi thực hiện hoạt động

Như vậy, theo quy trình trên, chúng tơi đã yêu cầu VTN thực hiện nhiệm vụ hoạt hoá hành vi từ buổi thứ 1 đến 4 buổi và bắt đầu huấn luyện tái

với cảm nhận thích thú khi hoạt động Buổi 5 Nhận diện các loại

cảm xúc

- Sử dụng thang BDI và RADS đanh giá quá trình trị liệu

- Nhận diện được các kiểu cảm xúc của con người

- Hiểu được cảm xúc của mình

Buổi 6 Giáo dục về mối quan hệ giữa nhận thứ tiêu cực và trầm cảm

- Hiểu về Niềm tin cốt lõi

- Đưa ra một số lí do vì sao chúng ta lại tập trung vào suy nghĩ tiêu cực

- Giúp bệnh nhân ý thức về suy nghĩ tiêu cực

Buổi 7 Tái cấu trúc nhận thức

- Dạy cho bệnh nhân hiểu về các lỗi tư duy thông thường

- Sửa lỗi tư duy

Buổi 8 Tiến hành các hoạt động có lợi cho sức khỏe, suy nghĩ tích cực, định hướng tương lai

- Xác định khả năng vượt qua trầm cảm của bản thân bệnh nhân

- Vượt qua tình huống nguy cơ cao gây trầm cảm

- Kết thúc trị liệu

- Sử dụng thang BDI và RADS để đánh giá tồn bộ q trình trị liệu

cấu trúc nhận thức từ buổi 5 đến buổi 7. Buổi 8 là định hướng tương lai (tổng hợp cả 2 kỹ thuật).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khó khăn trong quá trình sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi đối với trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm luận văn ths tâm lý học (Trang 43 - 46)