Khó khăn qua từng buổi trị liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khó khăn trong quá trình sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi đối với trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm luận văn ths tâm lý học (Trang 58)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Khó khăn qua từng buổi trị liệu

Buổi 1:

Trong buổi đầu tiên này, NTL mong muốn bệnh nhân có cái nhìn tổng qt về chương trình trình trị liệu, hiểu được mối quan hệ giữa tâm trạng và hoạt động, đồng thời xác định lại các hoạt động mà họ đã từng thích trong quá khứ cũng như chọn ra cho mình các hoạt động mà họ có thể thực hiện được.

Hầu hết các bệnh nhân hiểu được “nhàn cư vi bất thiện”, hay “ở không sinh bệnh”, họ đều biết là chẳng làm gì, ngồi một chỗ, khơng trị chuyện với ai, khơng làm gì sẽ nghĩ lung tung, cảm thấy chán nản buồn bã và làm những điều không hay. Nhưng đa số lại trả lời, em chẳng muốn làm gì M.N 14 tuổi cho biết “thực tế ngoài việc học ra em chẳng làm gì cả thậm chí là ngủ dậy

cũng không muốn gập chăn màn, nên khi có chuyện buồn em thường đóng cửa ở trong phịng, em cũng khơng muốn ai nhìn thấy sự bừa bộn của em, em có thể nằm cả ngày”. Tìm hiểu vấn đề của cả 5 bệnh nhân đều cho thấy, các

em đều được chiều chuộng, hầu như không phải làm gì cũng như khơng tự quyết việc việc gì. Tất cả, bố mẹ đều lo từ ăn mặc quần áo, đi đâu, học hành cũng định sẵn luôn, các em chỉ phải làm theo. H. H, 19 tuổi, là một trong những trường hợp tương tự H nói “tất cả quần áo và đồ dùng khác của em

đều là mẹ mua, em hầu như chẳng phải dùng đến tiền”

Trong 5 bệnh nhân tham gia nghiên cứu sâu thì chỉ có H. H là hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động và tâm trạng của bệnh nhân. 4 bệnh nhân cịn lại thì chưa hiểu hết , chỉ thực sự hiểu sau khi giải thích và thấy đúng với mình. Bệnh nhân gặp khó khăn khi xác định các hoạt động trước đây mình vẫn thích làm. Bởi vì bệnh nhân đang trong tâm trạng mệt mỏi chẳng muốn suy nghĩ gì, hơn nữa các hoạt động trong quá khứ của bệnh nhân rất nghèo nàn. Đây là lí do bệnh nhân mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ về các hoạt động thích làm trong qua khứ, H.H phải mất 5 phút để nhớ lại một hoạt động đó là chơi cầu lông với bạn.

Buổi 2:

Thực hiện hoạt động ngay cả khi bệnh nhân khơng thích và cam kết thực hiện hoạt động đó là mục tiêu của buổi thứ 2. Việc thực hành của bệnh nhân chỉ 1 trong 5 bệnh nhân là có mang bài tập đã làm đến, cịn lại có mang nhưng chưa làm hoặc có làm nhưng khơng ghi lại với rất nhiều lí do khác nhau. Quên khơng làm là lí do chính. M. N. 14 tuổi, em về nhà để tờ giấy ở

chỗ nào em cũng không nhớ nữa, trước khi đi đến đây em mới nhớ. Một

người bình thường khi yêu cầu liệt kê các hoạt động thể hiện mối quan hệ với tâm trạng cũng mất khá nhiều thời gian, điều này càng khó hơn đối với bệnh nhân bị trầm cảm hầu hết trong số tham gia nghiên cứu chi ghi lại được 1 hoặc hai hoạt động, nếu khơng gợi ý thì bệnh nhân khơng thể ghi ra được, việc này ảnh hưởng đến thời gian trị liệu, NTL phải hướng dẫn và gợi ý theo từng mức độ. Trong phần thực hiện hoạt động ngay cả khi bạn khơng thích làm điều đó, nhiều bệnh nhân khơng hiểu mục đích của phần này. Bệnh nhân chỉ thực sự hiểu khi NTL và bệnh nhân tham gia một hoạt động nhỏ, NTL yêu cầu bệnh nhân “đứng dậy mở của đi ra khỏi phòng, đi xuống tầng một, đi dọc hành lang..... sau đó hỏi cảm nhận của bệnh nhân”. Nếu khơng làm trực tiếp bệnh nhân khó cam kết thực hiện khi về nhà vì họ chưa thực sự trải nghiệm. Các hoạt động mà bệnh nhân đưa ra thường nghèo nàn và đơn giản đi bộ quanh sân, nói chuyện với người xung quanh do đó họ ln bị ám ảnh bởi các hoạt động này đã làm hết rồi mà cũng có thấy cải thiện đâu, đây là một trong những thách thức lớn đối với NTL giúp bệnh nhân thực hiện các hoạt động để thay đổi.

Buổi 3

Bài tập về nhà vẫn là một vấn đề, hầu hết các bệnh nhân khơng hồn thành bài tập đầy đủ trước khi gặp lại NTL với rất nhiều lí do, qn khơng làm, bận việc nọ việc kia....các bệnh nhân thực sự chưa có động cơ muốn thay đổi các em còn đang mong chờ việc không phải làm mà vẫn khỏi. Không muốn làm mặc dù thấy cần phải làm, lúc nào cũng trong tâm trạng căng thẳng. Xác định các cản trở thì bệnh nhân đưa ra rất tốt nhưng trong phần tìm các giải

pháp cho cản trở đó thì các em cảm thấy lúng túng nghĩ mãi không ra NTL phải gợi ý rất nhiều. Trường hợp H.H biết là đi chơi cầu lông với anh họ khơng thực hiện được bởi lí do, anh khơng có thời gian, mình mệt thì sẽ khơng đi hay có việc gì khác thì thơi, khơng hẹn trước.... nhưng để tìm giải pháp thì H thấy khó khăn, khi NTL gợi ý thì H mới nói ra được.

Buổi 4

Mục tiêu của buổi 4 là giúp bệnh nhân học được cách tạo cân bằng trong cuộc sống với các hoạt động khác nhau cũng như dự đốn sự thích thú khi thực hiện hoạt động đó.Trong thực tế trị liệu, BN đưa ra các hoạt động mà chưa thực sự rõ ràng hoạt động nào là hoạt động mà bệnh nhân thích làm và hoạt động nào là hoạt động mà bệnh nhân phải làm để thể hiện trách nhiệm của mình.

Bệnh nhân thường dự đốn sự thích thú trước khi thực hiện hoạt động với khi thực sự thực hoạt động là quá thấp. bệnh nhân thường cảm thấy khó khăn trước một hoạt động, cả 5 bệnh nhân đều nghĩ là mình khơng thể làm được, hoặc không muốn làm. Chiến 17 tuổi “trước khi đến đây em cảm thấy

thật khó khăn, trời thì nóng khơng muốn đi tí nào, nhiều lần em định cầm điện thoại lên cho chị xin hẹn chị vào buổi khác. Thú thực với chị những lần trước em cũng chẳng bận gì cả nhưng cứ nghĩ đi lại thấy ngại, chẳng muốn đi ti tẹo nào. Hôm nay, là mẹ em giục lắm và ngại với chị nên em mới đi. Nhưng khi đã đứng dậy rồi và bước ra khỏi nhà em thấy nó khơng cịn khó khăn như thế nữa”. Đây là một trong những trường hợp gia đình quan tâm và thúc giục.

Cũng như vậy, hầu hết các bệnh nhân đều dự đốn sự thích thú trước khi thực hiện hoạt động là rất tiêu cực, họ thường băn khoăn trước các hoạt động, không biết làm điều đó thì được gì đây. Điều này cũng là một trong những khó khăn lớn trong việc giao và làm bài tập của bệnh nhân – bênh nhân khơng có động cơ thực hiện.

Buổi 5

Bài tập về nhà bệnh nhân cũng chưa hoàn thành đầy đủ, đây là một trong những cái khó khăn để NTL có thể đánh giá sự tiến triển của bệnh nhân. Buổi thứ 5 trong chương trình là sang phần tái cấu trúc nhận thức, trong buổi này giúp bệnh nhân nhận diện các loại cảm xúc, buồn vui của bố mẹ, bạn bè và của chính mình. Các bệnh nhân đi đến buổi này đều hoàn thành tốt mục tiêu của buổi trị liệu này, tuy nhiên nội dung chỉ tập trung vào việc nhận diện cảm xúc dẫn đến các nội dung khác ít được đề cập để tạo sự thích thú cho bệnh nhân.

Buổi 6

Giúp bệnh nhân hiểu về niềm tin cốt lõi, hiểu vì sao chúng ta hay tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực hơn là tích cực là mục tiêu của buổi thứ 6 này. Khi yêu cầu bệnh nhân đưa ra ví dụ, trải nghiệm của bản thân thì họ lại mất rất nhiều thời gian suy nghĩ lại xem mình có hay khơng bệnh nhân cần phải có sự gợi ý của nhà trị liệu. Sử dụng một số thuật ngữ chuyên ngành làm cho bệnh nhân lúng túng không hiểu và cần phải hỏi lại như suy nghĩ tự động, kích hoạt, niềm tin cốt lõi.... Trường hợp của bạn T. H, 10 tuổi ở Vĩnh Phúc“

chị ơi suy nghĩ tự động là như thế nào?, em không hiểu”

Buổi 7

Để thay đổi suy nghĩ trong một buổi trị liệu là điều rất khó, nhà trị liệu mong muốn làm cho bệnh nhân hiểu được vấn đề. Bệnh nhân đều nhận thấy mình thay đổi khi đến gặp nhà trị liệu nhưng để áp dụng thực sự trong các tình huống khi về nhà là một điều không dễ dàng. Đôi khi nhà trị liệu cũng bị cuốn theo những vấn đề mà bệnh nhân mang tới trong phần bài tập ôn bài. Với tâm lý muốn giải thích cùng với bệnh nhân với vấn đề mới điều này ảnh hưởng đến tiến trình trị liệu của phiên trị liệu hoặc phải tăng thêm thời gian.

Bệnh nhân H, đến với tâm trạng rất buồn bã, ủ rũ H chia sẻ hai hôm trước cãi lại bố bị bố đánh cho một trận vẫn cịn thâm tím cả người”, NTL kinh

nghiệm chưa được dày dặn dễ bị cuốn theo vấn đề của bệnh nhân mang đến làm mất thời gian của mục tiêu chính.

Buổi 8

Đây là buổi mà NTL mong muốn giúp bệnh nhân xác định khả năng vượt qua trầm cảm của họ cũng như các tình huống có nguy cơ cao. Trong số các bệnh nhân tham gia nghiên cứu chỉ còn một nhân duy nhất đi đến buổi cuối cùng. Bệnh nhân tỏ ra lo lắng khi biết được rằng là buổi cuối cùng, H. H

“trong thời gian qua em đã có rất nhiều sự thay đổi trong suy nghĩ cũng như trong các hành động của em nhưng em vẫn lo lắng bệnh tình lại tái lại”.

Tiểu kết:

Thơng qua các buổi xuất hiện những khó khăn trong khi sử dụng 2 kỹ thuật. Từ phía bệnh nhân, hầu hết họ khơng có động cơ để thực hiện các bài tập cũng như các yêu cầu của NTL cũng như yêu cầu của kĩ thuật. Từ phía kĩ thuật, bệnh nhân cảm thấy mình phải làm được nhiều hơn yêu cầu của kĩ thuật nhưng thực chất thì họ khơng muốn làm những việc vì thấy quá đơn giản. Cấu trúc nội dung các buổi của kĩ thuật chưa cân xứng. Bài tập đơn giản, nhất là phần bài tập đánh giá tâm trạng nhanh trong tuần làm các em cảm thấy nhàm chán. Nếu bệnh nhân bỏ làm nhiệm vụ của tuần trước, nhà trị liệu vẫn phải dành thời gian để yêu cầu họ làm lại trong phiên trị liệu sau. Vì nếu họ bỏ được 1 tuần thì tuần tiếp theo họ cũng có xu hướng khơng làm vì cho rằng yêu cầu của nhà trị liệu khơng phải điều bắt buộc. Từ phía nhà trị liệu, kinh nghiệm thực tế của nhà trị liệu chưa nhiều nên sử dụng kỹ thuật còn dễ bị dẫn dắt theo những vấn đề mới của bệnh nhân mang đến làm ảnh hưởng đến thời gian trị liệu. Chỉ kết thúc phiên trị liệu khi đã có được một kế hoạch rõ ràng cho tuần tiếp theo và đạt được sự đồng thuận trong việc phân công những ai kiểm tra, đôn đốc để chắc chắn các nhiệm vụ được thực hiện. Nhất là phải cung cấp các mẫu bảng theo dõi hành vi và cấu trúc nhận thức cho gia đình trước khi họ ra về. Nhà trị liệu luôn cần ghi lại những kết luận của buổi làm

việc và một số nhiệm vụ cho gia đình. Nên ghi nhiệm vụ cho gia đình vào giấy để họ cầm về như một điều nhắc nhở họ thực hiện. Thậm chí cung cấp số điện thoại và sắp xếp thời gian để kiểm tra một lần trong tuần trước thời điểm của phiên trị liệu tiếp theo.

3.4. Trƣờng hợp điển hình

3.4.1. Hồ sơ tâm lý

Họ và tên: Nguyễn Thị H ,Giới: Nữ Tuổi: 19

Địa chỉ: Thạch Thất – Hà Nội Nghề nghiệp: Sinh viên ( ĐHSP1) Ngày làm đánh giá: 8/8/2011 NTL: Trần Thị Thu Hằng VẤN ĐỀ HIỆN TẠI

Trong buổi đầu đánh giá, H nói mình có những triệu chứng về việc sợ phải xa nhà cách đây 5 năm. H khơng thể ở một mình, cảm giác cơ đơn sợ hãi, bồn chồn lo lắng, muốn khóc, sự tập trung suy giảm rất nhiều, không muốn giao tiếp xã hội nhớ nhà kinh khủng, đứng ngồi không yên và phải đi về nhà thường xuyên. Thêm vào đó, H có mặc cảm tự ti, ln nghĩ mình xấu nên H khơng muốn đi đâu hoặc đến chỗ đông người. H không hề mập chút nào nhưng lúc nào H cũng nghĩ mình mập, xấu khơng có bạn bè gì. Cũng đã nhiều lần H nghĩ sống như thế này thì thà chết quách đi cho xong, nhưng chưa từng có kế hoặc thực hiện. H đã có nhiều cuộc tranh cãi với bố mẹ hết sức gay gắt, mẹ H nói “những lúc như thế cơ khơng nghĩ nó là con mình, hỗn láo khơng

thể tưởng tượng được. H dám xưng tôi với bà, mà từ trước đến giờ nó thế đâu” Việc ăn và ngủ của H bị ảnh hưởng rất nhiều, nhớ nhà làm cho H không

thể ngủ được. mặc dù các triệu chứng của H có từ cuối năm Lớp 9 của H nhưng chúng trở nên tồi tệ hơn rất nhiều 2 tháng trước tết 2010. Hiện tại thì H phải ở với mẹ sau rất nhiều cách để H được ở gần bố mẹ. Hiện tại mẹ của H

đang ở với H, H không cần mẹ làm gì cả mà chỉ cần có mẹ ngồi đấy, hoặc nằm cũng được như thế thì H mới học được.

Trước đây H cũng là một người trầm tính, ít nói. Càng ngày H càng tăng dần lo lắng về việc phải ở một mình và khơng thích tham gia các hoạt động của trường và của lớp. Việc tiếp xúc với người lạ rất khó khăn với H tin rằng “H xấu xí, thiếu khả năng, khơng ai u thương mình”.

Em cảm thấy cơ mất hết niềm tin vào bản thân mình, lo lắng căng thẳng khi phải đi học. H rời nhà ra Hà nội học cách đây 1 năm và nỗi căng thẳng đó tăng nhanh trong 5 tháng gần đây.

THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH

H đang sống ở gần trường cách nhà 50 km, hiện tại thì mẹ của H đang phải ở cùng với Hương ở nhà trọ vì nếu mẹ khơng ở thì H sẽ bỏ học về nhà. Bố của H là bộ đội ngày trước thì cũng hay vắng nhà nhưng bây giờ đi làm thì tối về nhà, một tuần chỉ trực có 2 tối. Mẹ của H là một thợ trang điểm cô dâu ở tại nhà, công việc cũng khá là bận rộn. H có 2 em một trai một gái nữa, em gái đang học lớp tám và em trai út mới 6 tuổi đang học lớp một, H thấy mình hay chành chọe với em gái nhưng thực lòng H rất thương 2 em, mẹ ra ở với H biết là 2 em rất vất vả vì khơng có mẹ nhưng H không biết phải làm như thế nào nữa.

HÀNH VI THÁI ĐỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN

Trong lần gặp đầu H ăn mặc gọn gàng, gam màu trầm tối và có vẻ hơi cũ. Khn mặt buồn, mặt xám giọng nói nhỏ nhẹ dáng người nhỏ nhẹ kèm thêm cặp kính cận. Mặc dù mẹ là thợ trang điểm cơ dâu nhưng H lại rất giản dị thể hiện sự thiếu chăm chút cho bản thân. Trong lúc đầu thì H khép nép, về sau có vẻ tươi tỉnh và cởi mở hơn một chút.

CUỘC SỐNG HIỆN TẠI

Trong thời gian gần đây H cảm thấy rất bất an, bồn chồn chồng lo lắng cứ tăng trong H mạnh mẽ đến mức H không thể ở một mình mà phải có mẹ của H ở cùng, H ở trọ một mình trong vài tháng và cứ đến cuối tuần là H về

nhà. H đi học từ thứ 2 đến thứ 6 ở trường đến chiều thứ 6 là H về nhà nhà khi mẹ chưa lên ở cùng thì tuần nào H cũng phải về. H đang là sinh viên năm thứ 1 khoa Toán trường Đai học Sư Phạm Hà Nội. Là người thông minh nên việc học của H chẳng mấy khó khăn, mặc dù việc đi lại nhiều nhưng chỉ cần một 2 tuần trước khi thi H tập trung học là thi qua.

Trước đây H cũng ở cùng một bạn khi lên Hà Nội học nhưng cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khó khăn trong quá trình sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi đối với trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm luận văn ths tâm lý học (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)