Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Thực trạng dạy và học các tác phẩm văn học trung đại trước đây
2.1.3. Hiện trạng dạy học văn theo hướng tiếp cận liên văn bản
Vấn đề dạy học văn theo hướng tiếp cận liên văn bản hiện nay có một số vấn đề được đặt ra như sau:
Thứ nhất, việc dạy văn của Việt Nam từ xưa đã có sử dụng lý thuyết này nhưng đó là sự sử dụng khơng ý thức và chỉ dừng ở một cấp độ nào đó. Trong các cấp độ của liên văn bản có yếu tố trích dẫn và người dạy khi làm một thao tác so sánh hay mượn ý của một bài bình giảng là đã ít nhiều thực hiện thao tác liên văn bản. Nhưng như vậy là cịn q ít ỏi so với tầm vóc của lý thuyết này. Hạn chế ở
đây chính là người dạy vẫn quan niệm về văn bản theo lối cũ coi tác phẩm là một thể độc lập.
Thứ hai, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương lấy người học làm trung tâm là đã đánh giá cao vai trò của người học cũng như người đọc. Tuy nhiên để làm sao người đọc trở thành trung tâm thì chúng ta vẫn chưa thực hiện được một cách triệt để. Thậm chí vẫn áp đặt cách hiểu, cảm nhận văn chương cho người học. Lý thuyết về liên văn bản phải chăng sẽ giải quyết được vấn đề này? Theo điều tra thực tế thì đa phần các giáo viên, giảng viên hiện nay thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng việc cho học sinh, sinh viên thảo luận mà công việc này cũng chưa thực hiện được một cách hiệu quả. Lý thuyết liên văn bản cho thấy việc
khai sinh ra người đọc là để tạo nên tính đối thoại giữa tác giả - người đọc. Mỗi người đọc sẽ tạo ra cho mình một văn bản phái sinh. Thực tế cho thấy chúng ta chưa tôn trọng quy tắc này. Người dạy vẫn bình giảng, phân tích rồi đưa ra cho người học một cách hiểu. Người học thuộc từng ý rồi viết vào bài thi. Giám khảo lại đếm ý chấm điểm. Vậy “sáng tạo đã chết” mà khơng có dấu vết của đối thoại hay tính tích cực chủ động. Ngay cả việc thảo luận thì người giáo viên cũng giữ chức năng quản lý, kiểm tra chứ khơng có sự trao đổi như nguyên tắc đối thoại nêu trên. Chúng ta cũng cần lưu ý là khơng có chân lý tuyệt đối theo quan niệm hậu hiện đại. Việc tơn trọng người học hơn thay vì áp đặt cảm thụ suy nghĩ mới chính là chìa khóa cho chủ trương lấy người học làm trung tâm.
Thứ ba, việc áp dụng công nghệ thông tin với những tranh ảnh, clip trong dạy học văn ở Việt Nam được cho là không hiệu quả bởi chúng ta quan niệm nó là phương tiện. Điều này khiến cho việc sử dụng nó chưa hiệu quả. Nhưng theo quan điểm của các nhà liên văn bản, một bức tranh, một đoạn phim…đều được coi là một văn bản. Thống nhất được vấn đề này, chúng ta có thể thấy việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình dạy học sẽ hiệu quả hơn.
2.2. Những yêu cầu của việc dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập I) theo hƣớng tiếp cận liên văn bản.
Tìm ra một phương pháp dạy học hữu hiệu là mong muốn của bất kì giáo viên đứng trên bục giảng. Đó là con đường đầy gian nan và cực nhọc. Nói như vậy quả khơng sai một chút nào bởi có khi phải mất cả đời thậm chí phải trải qua nhiều
thế hệ mới tìm ra được một giải pháp, một cách thức tiếp cận tác phẩm. Trên hành trình ấy, đã có nhiều dấu chân đi qua và để lại những hiệu quả đáng kể góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy Văn. Giảng dạy hiện nay chú trọng đến chủ thể học sinh, học sinh được xem là “nhân vật trung tâm”, là “bạn đọc sáng tạo”. Cũng vì thế mà nhiều phương pháp giảng dạy mới đã ra đời để thay thế cho phương pháp truyền thống trước đây. Chẳng hạn như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp giáo dục tích cực, phương pháp thảo luận hợp tác, phương pháp đọc- hiểu… Trong muôn vàn phương pháp ấy, việc tiếp cận, giải mã văn bản văn học trung đại theo hướng tiếp cận liên văn bản là “khâu đột phá của giảng dạy văn”. Phương pháp dạy học ngữ văn phần văn học trung đại theo hướng tiếp cận liên văn bản tuy là một hướng đi mới nhưng lại có những đóng góp lớn góp phần làm thay đổi đáng kể trong việc giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Để giải quyết ba vấn đề nêu ở phần hiện trạng, chúng tôi đưa ra một số yêu cầu đối với việc dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10 tập I-) theo hướng tiếp cận liên văn bản như sau:
Thứ nhất, với việc trích dẫn, so sánh, liên hệ trong dạy học Ngữ văn cần thực hiện theo hướng tiếp cận liên văn bản một cách có ý thức và khoa học hơn. Liên văn bản khẳng định: mỗi văn bản khi đi vào tiếp nhận sẽ kéo theo hàng loạt những văn bản khác tùy thuộc vào hiểu biết và văn hóa của người đọc. Trong việc dạy học phần văn học trung đại lớp 10 theo hướng tiếp cận liên văn bản, người dạy phải liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác nhằm nâng cao tính hấp dẫn của bài giảng cũng như khắc sâu tri thức cho người học. Nhưng sự mở rộng ấy phải đồng bộvà có tính hệ thống trên cơ sở khảo sát những văn bản một cách kĩ lưỡng. Thứ hai, để người học thực sự trở thành trung tâm, tích cực chủ động trong học tập thì khơng phải chỉ đơn giản là coi nhẹ vai trò của người dạy. Giáo viên cần phải khơi mở và gợi ý các hướng tiếp cận, chỉ cho học sinh cách khai thác các văn bản cổ từ việc cắt nghĩa từ, tìm hiểu các điển tích điển cố, các biện pháp nghệ thuật,… cho đến việc cung cấp những tư liệu về thời đại, các bản dịch, bản nguyên tác để học sinh có những tri thức cơ bản, được “đằm” mình và sống trong khơng khí của phơng văn hóa trung đại giúp HS tự chiếm lĩnh và hiểu chính xác văn bản.
Thứ ba, vấn đề sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện này đối với ngành văn cũng chưa thật sự hiệu quả bởi quan niệm coi nó là phương tiện khoa học chứ khơng phải một văn bản. Như đã nói ở trên, lý thuyết liên văn bản đã mở rộng nội hàm của khái niệm văn bản. Văn bản không chỉ là một trang giấy, một cuốn sách mà có thể là một bản nhạc, một bức tranh, thậm chí một webside… Quan niệm về văn bản thực sự trở nên linh hoạt hơn với sự ra đời của internet. Với internet, văn bản của chúng ta sẽ được phân chia thành các đơn vị với những đường kết nối, hoặc có thể chứa đựng một dãy các văn bản nối với nó qua các đường dẫn. Người đọc có thể nhanh chóng đọc tác phẩm chỉ thông qua một thao tác bấm vào đường dẫn ấy, có thể đọc bất cứ đoạn nào của tác phẩm một cách dễ dàng. Các văn bản dạng này được xem là siêu văn bản (hypertext). Để giải quyết vấn đề này chúng ta nên thay đổi cách nghĩ về nó. Xem nó là một văn bản trong chuỗi liên văn bản với tác phẩm đang giảng dạy sẽ góp phần mở rộng ý nghĩa cũng như cảm thụ cho người học. Thực tế cũng cho thấy, nghiên cứu các lĩnh vực hiện nay đều theo xu thế tích hợp. Văn học khơng cịn chỉ đóng khung trong phạm vi của nó mà được liên kết với âm nhạc, hội họa, điện ảnh, kiến trúc… Chưa nói đến vấn đề có tăng thêm nhiều ý nghĩa cho tác phẩm hay không nhưng chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với trước kia.