Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.2. Tiến trình và kết quả thực nghiệm
3.2.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.2.1. Tiến hành kiểm tra
Sau khi GV và HS hoàn thành việc dạy học văn bản “Thuật hồi”, chúng tơi tiến hành hai giờ kiểm tra (kiểm tra 15 phút theo hình thức trắc nghiệm khách quan và kiểm tra 60 phút theo hình thức tự luận) ở cả hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm với cùng một đề bài.
Đề kiểm tra 15 phút:
Đề bài: Khoanh tròn trước đáp án em cho là đúng trong các câu hỏi sau đây: 1. Trong số các tác giả sau, ai là tác giả của bài thơ “Tỏ lịng” (“Thuật hồi”)?
A. Nguyễn Trãi C. Phạm Ngũ Lão
2. Dịng nào nói khơng đúng về tác giả Phạm Ngũ Lão?
A. Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ chầu năm ngày để tỏ lịng thương nhớ.
B. Có cơng lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên. C. Là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo.
D. Sinh năm 1255, mất năm 1320, người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Nam Định.
3. Nhận định nào trong những nhận định sau nói đúng nhất về Phạm Ngũ Lão?
A. Là người văn, võ tồn tài. B. Ơng là một nhà thơ xuất sắc.
C. Là người có cơng lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Tống. D. Làm quan đời nhà Lý.
4. Nhận định nào sau đây đúng với chủ đề của bài thơ “Tỏ lòng”?
A. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả; đồng thời bộc lộ khát vognj về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho nhân dân. B. Bài thơ miêu tả khí phách và hồi bão lớn lao của một vị tướng đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên.
5. Bài thơ “Tỏ lịng” của Phạm Ngũ Lão có âm hƣởng nhƣ thế nào?
A. Hào hùng. B. Hùng tráng. C. Bi hùng D. Hùng hồn.
6. Hình tƣợng nổi bật trong bài thơ “Tỏ lịng” của Phạm Ngũ Lão là gì?
A. Hình tượng người dũng sĩ. B. Hình tượng người chiến sĩ. C. Hình tượng người tráng sĩ. D. Hình tượng người anh hùng.
7. Trong bài thơ “Tỏ lịng”, khơng gian và thời gian đƣợc tái hiện với đặc điểm nào?
A. Không gian chiến trường và thời gian chiến trận.
B. Không gian núi sông, đất nước và thời gian không chỉ chốc lát mà đã mấy năm rồi. C. Không gian vũ trụ và thời gian vô định.
D. Không gian mênh mông và thời gian kéo dài suốt cả cuộc đời.
1. Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dƣới:
Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam qn tì hổ khí thơn ngưu. Nam nhi vị liễu cơng danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. (Thuật hoài)
a) Trong hai câu thơ mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả vấn đề gì sau đây?
A. Miêu tả sức mạnh chiến đấu của quân dân nhà Trần, trong đó có bản thân tác giả.
B. Miên tả tư thế của người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sơng đã mấy thu.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Khơng đồng tình với cả A và B.
b) Từ hồnh sóc trong câu thơ đầu bài đƣợc hiểu nhƣ thế nào? A. Múa giáo và vác giáo
B. Vác giáo C. Múa giáo
D. Cầm ngang ngọn giáo.
c) Câu thơ Tam qn tì hổ khí thơn ngưu đƣợc hiểu nhƣ thế nào là chính xác
nhất?
A. Ba quân sức mạnh như hổ báo, sức mạnh xung thiên làm át cả sao ngưu. B. Ba qn có sức mạnh như hổ báo, có khí thế hùng dũng nuốt trơi trâu. C. Cả A và B đều đúng.
D. Ý kiến khác……………………………………………………………..
d) Từ “công danh” trong câu “Nam nhi vị liễu công danh trái” đƣợc hiểu thế nào?
A. Cơng danh là việc có được một vị trí trong xã hội, được mọi người kính trọng. B. Cơng danh là viêc lập nên sự nghiệp, để lại tiếng thơm cho hậu thế.
D. Công danh là sự thành đạt trong sự nghiệp và cơng việc mà mình đã lựa chọn và theo đuổi.
e) Hai câu thơ cuối thể hiện nỗi lịng gì của nhân vật trữ tình?
A. Nỗi thẹn vì khơng thể giúp gì được cho đất nước. B. Thẹn vì khơng tài giỏi được như Gia Cát Lượng. C. Thẹn vì chí làm trai chưa thỏa.
D. Thẹn vì đã già khi đất nước cịn gian nan.
f) Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão thể hiện trong bài “Tỏ lịng” có yếu tố tích cực gì?
A. Nó động viên con người khơng chấp nhận thực tại, dám vươn lên để thực hiện mơ ước của mình.
B. Nó cổ vũ con người từ bỏ lối sống tâm thường, ích kỉ, sẵn sang hy sinh cho sự nghiệp lớn lao- sự nghiệp cứu nước, cứu dân.
C. Nó là lý tưởng cao đẹp để các thế hệ soi vào học tập và noi gương.
D. Nó khích lệ cho tinh thần u nước, quyết chiên, quyết thắng quân xâm lược
Đề kiểm tra 60 phút:
Đề bài: “Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và
phát triển của văn học trung đại Việt Nam” (Ngữ văn 10 tập 1, trang 108, Nhà
xuất bản Giáo dục 2010)
Bằng hiểu biết về tác phẩm “Tỏ lịng” (Thuật hồi) của Phạm Ngũ Lão hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
3.2.2.2. Kết quả kiểm tra
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp
Số HS
Đề kiểm tra
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
ĐC 45 15 phút 6 (13,3%) 15 (33,4%) 20 (44,5%) 4 (8,8%) TN 45 15 phút 13 (28,8%) 20 (44,5%) 10 (22,3%) 2 (4,4%) ĐC 45 60 phút 4 (8,8%) 13 (28.9%) 22 (48,9%) 6 (13,4%) TN 45 60 phút 9 (20%) 19 (42,3%) 14 (31,1%) 3 (6.6%)
3.2.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi lập biểu đồ cột so sánh kết quả kiểm tra ở hai bài kiểm tra 15 phút và 60 phút như sau:
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 15 phút
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 60 phút
Các bảng thống kê cho thấy: kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm khả quan hơn các lớp đối chứng. Có nguyên nhân là HS ở các lớp thực nghiệm được tìm hiểu, phân tích văn bản “Thuật hồi” theo hướng tiếp cận liên văn bản, ngồi ra HS cịn được ngoại khóa, tham gia trị chơi về ngơn ngữ trong giờ học bám sát để khắc sâu kiến thức của văn bản, bước đầu biết đọc – hiểu tác phẩm theo hướng tiếp cận liên văn bản. Vì vậy, HS lớp thực nghiệm có khả năng trả lời chính xác, rõ ràng hơn, phân tích sắc sảo hơn so với HS lớp đối chứng về những kiến thức của bài học cũng như những vấn đề liên quan đến văn bản.
Trong khi đó, hầu hết các lỗi mà HS lớp đối chứng mắc phải đều có nguyên nhân các em chưa nắm vững kiến thức cơ bản của bài học.
Đề kiểm tra trên về nội dung được biên soạn theo hướng kiểm tra khả năng nắm kiến thức tích văn bản “Thuật hoài” theo hướng tiếp cận liên văn bản. Các câu hỏi tập trung khai thác hiểu biết về ngôn ngữ, nghệ thuật và tư tưởng của nhân vật trữ tình cũng như những hiểu biết liên quan đến văn bản của HS.
Điểm kiểm tra cho thấy kết quả nắm kiến thức về văn bản “Thuật hoài” theo hướng tiếp cận liên văn bản của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch rõ theo hướng điểm số của HS lớp thực nghiệm tốt hơn, khả quan hơn.
Với câu hỏi kiểm tra 15 phút theo dạng đề trắc nghiệm khách quan chủ yếu kiểm tra kiến thức về yếu tố ngôn ngữ trong văn bản. Chúng tôi nhận thấy ở lớp thực nghiệm do có sự chuẩn bị chu đáo về giải thích, thảo luận, trao đổi về những từ khó thuộc về các từ và ngữ định danh gốc Việt cũng như các từ Hán Việt và thi liệu, điển cố nên có tới 85% HS trả lời đạt điểm giỏi. Ở lớp đối chứng, GV chưa chú ý đến yếu tố ngôn ngữ này nên trong bài làm, HS chưa hiểu được ý nghĩa sâu xa của các từ khó dẫn tới chọn đáp án sai.
Câu hỏi 60 phút là dạng đề mở, HS cả hai lớp 10A1 và 10A2 đều thể hiện được cảm nhận qua việc phân tích chru nghĩa yêu nước qua văn bản “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, nhưng ở lớp đối chứng (lớp 10A2) do GV áp đặt cách cảm nhận và phân tích văn bản “Thuật hoài” theo lối dạy cũ, chỉ giải nghĩa chung chung nên HS rất lúng túng, viết bài theo hướng nhớ máy móc các từ nói đến tư tưởng của nhân vật, lời văn thiếu tự nhiên và sức thuyết phục. Còn ở lớp thực nghiệm, GV xuất phát tiếp cận văn bản “Thuật hoài” theo hướng liên văn bản để
gợi tìm cho HS cảm nhận và phân tích tư tưởng nhân vật trữ tình trong hào khí Đơng A của nhà Trần, làm cơ sở cho những lí giải, phân tích, bình giá nên HS hiểu “thấu triệt ” văn bản, dễ dàng đưa ra những cảm nhận vừa sâu sắc, vừa có sức thuyết phục.
Sau khi dạy thực nghiệm và kiểm tra kết quả học tập của HS, chúng tơi có những đánh giá như sau:
- HS qua các giờ học thực nghiệm đã nắm được kiến thức cơ bản của văn bản, hiểu đúng văn bản và có cảm nhận sâu sắc về tưởng của tác giả qua “Thuật
hoài” của Phạm Ngũ Lão, rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm văn học theo
hướng tiếp cận liên văn bản.
- Việc tổ chức dạy học theo tinh thần tích cực hóa hoạt động của người học, sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, các kiểu bài học đã tạo cơ hội cho HS trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em tỏ ra hứng thú, chủ động hơn trong học tập, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, khi trao đổi, đổi thoại, thảo luận giữa các nhóm, tạo khơng khí học tập tích cực, sơi nổi trong lớp học.
- Dạy văn bản “Thuật hoài” theo hướng tiếp cận liên văn bản có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục về nhận thức, tư tưởng, thái độ cho HS.
- Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy, dạy tác phẩm văn học văn chương nói chung, dạy văn bản “Thuật hoài” theo hướng tiếp cận liên văn bản là một hướng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Tiếu kết : Qua việc thực nghiệm sư phạm tại trường THPT, chúng tôi nhận thấy
việc dạy văn bản “Thuật hoài” theo hướng tiếp cận liên văn bản bước đầu chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận:
“Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão là tác văn học của dân tộc được đưa vào
giảng dạy ở bậc học phổ thơng từ rất lâu dưới những góc độ tiếp cận khác nhau. Có thể nhận thấy, các văn bản văn học trung đại trong chương trình, đặc biệt là chương trình Ngữ Văn 10 được lựa chọn có quan hệ gần gũi về đề tài cũng như cách thức biểu hiện. Nghiên cứu dạy học phần văn học trung đại thực chất là dạy “đọc” tác phẩm văn học tư đó phải tìm ra những mối liên hệ hiển lộ và ngầm ẩn về mặt ngữ nghĩa-chức năng giữa văn bản với văn bản, giữa văn bản với văn cảnh, trên các tầng bậc cấu trúc của nó. Xuất phát từ đó, chúng tơi đề ra các biện pháp dạy học dựa trên sự tìm tịi, khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm trên cơ sở dẫn dắt học sinh tìm hiểu văn bản “Thuật hồi” theo hướng tiếp cận liên văn bản. Đó là các biện pháp: Giúp học sinh vượt qua rào cản ngôn ngữ theo hướng tiếp cận liên văn bản (Cắt nghĩa theo hướng liên văn bản;. Chú giải, phân tích trong văn
chương cổ theo hướng tiếp cận liên văn bản; Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các điển cố theo hướng tiếp cận liên văn bản; Dạy các biện pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng theo hướng tiếp cận liên văn bản); Giúp các em hình dung và sống lại khơng
khí trung đại; Dạy văn chương cổ trong sự so sánh giữa bản dịch với nguyên tác; Đặt các bản bản so sánh với các văn bản khác theo hướng liên văn bản;. Dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập I) theo hướng liên văn bản với điện ảnh..
Trong mỗi biện pháp, chúng tôi trình bày những cách tiếp cận theo hướng liên văn bản của từng tác phẩm ở mỗi phương diện từ đó đưa ra các nhóm giải pháp để áp dụng vào giảng dạy.
Trong chương trình Ngữ văn hiện nay, dạy học theo hướng tiếp cận liên văn bản đã xuất hiện nhưng còn nhiều bất cập, chưa khai thác hết nội hàm kì diệu của cách dạy học này, thúc đẩy chúng tôi đi tìm trong thực tế giảng dạy của GV và trong cách tiếp nhận của HS: Cách tìm hiểu tác phẩm đã đi theo hướng khai thác theo hướng tiếp cận liên văn bản chưa? GV đã hiểu bản chất của dạy học theo hướng tiếp cận liên văn bản chưa? Sự vận dụng các phương pháp dạy học đã giúp tích cực hóa hoạt động của HS để các em thực sự là những chủ thể của quá trình cảm thụ, sáng tạo, khám phá tác phẩm chưa? Bên cạnh đó, cũng cần đi tìm hiểu
ngun nhân nằm ngay trong những câu hỏi khai thác bài học SGK Ngữ văn 10 trong tiến trình tổ chức dạy học.
Đề tài dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập 1) theo hướng tiếp cận liên văn bản cho học sinh lớp 10 được chọn như một thể nghiệm làm rõ hơn cách thức tổ chức dạy học Ngữ văn theo hướng tiếp cận liên văn bản với các tác phẩm văn học nói chung nhằm giúp HS có phơng văn hóa, vốn hiểu biết để tự mình chiếm lĩnh, cảm nhận văn bản.
Từ thực tế thực nghiệm dạy học văn bản “Thuật hoài” theo hướng tiếp cận liên văn bản, chúng tôi nhận thấy việc dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận liên văn bản hoàn tồn có thể thực hiện được. Kết quả khảo sát trrong quá trình thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi của cách dạy học này cũng như những phương pháp, biện pháp dạy học theo hướng học sinh là bạn đọc sáng tạo.
Hoàn thành luận văn này, chúng tôi mong muốn đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ được đưa vào áp dụng trong nhà trường phổ thông để giáo viên được tiếp cận với một hướng giảng dạy mới đổi với những tác phẩm văn chương nói chung và với phần văn học trung đại nói riêng.
Một số kiến nghị và đề xuất:
Để việc vận dụng phương pháp dạy dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận liên văn bản phát huy tối đa hiệu quả, chúng tôi xin kiến nghị và đề xuất:
1. Tiếp thục tiến hành cải cách chương trình, đổi mới phương pháp theo từng cấp học. Mục tiêu đề ra là phải tiến hành cải cách nhằm mục đích phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, đào tạo ra những người chủ tương lai thực sự của đất nước.
2. Tăng cường hơn nữa công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho GV. Cung cấp nguồn thông tin đầy đủ, thường xuyên, tạo điều kiện cho GV được học hỏi, trao đổi với các chuyên gia và đồng nghiệp về công tác đổi mới phương pháp giảng dạy.
3. GV cần nhận thức việc dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận liên văn bản là một trong những hướng khoa học nhất, hiệu quả nhất, vừa có ý nghĩa khoa học cơ bản, vừa thiết thực về khoa học sư phạm. Nắm vững cách dạy
này, người dạy không chỉ hiểu đúng, hiểu sâu hơn tác phẩm văn học mà cịn có khả năng thiết kế có hiệu quả hệ thống hoạt động, thao tác để hướng dẫn HS cách thức đọc – hiểu tác phẩm.
4. HS cần nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong học tập, đặc biệt là trong tiếp nhận văn bản văn học. Tăng cường thực hành, nâng cao vai trò người học sẽ giúp HS tiếp nhận kiến thức hứng thú và hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch). Nxb.